Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 54: Văn bản 2 "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 54: Văn bản 2 "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 54: Văn bản 2 "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất"
VĂN BẢN 2: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT (Số tiết ) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực riêng biệt: - Đọc - hiểu, phân tích nghĩa của các câu tục ngữ về lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về lao động sản xuất vào đời sống. 2. Phẩm chất: - Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại. - Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa. - Phiếu học tập số Phiếu HT Số 1: Câu Số chữ Số dòng Số vế 1 4 1 2 2 3 4 5 Phiếu HT số 2 Câu Cặp vần Loại vần 2 lụa – lúa vần sát 3 4 5 6 - Bài trình chiếu. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, giấy A3. - Một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; kích hoạt tri thức nền; dẫn dắt vào bài học. b. Nội dung: GV tổ chức trải nghiệm bằng cách vấn đáp. Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu vấn đáp: Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, quan sát HS. Báo cáo/ Thảo luận - Gv tổ chức hoạt động. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Kết luận/ nhận định - GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học. Các em thấy đấy thiên nhiên có vai trò rất quan trọng trong sản xuất . Vì vậy ông cha đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong các câu tục ngữ về lao động sản xuất. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản 2 của bài 7 để xem ông cha truyền đạt lại kinh nghiệm gìqua các câu tục ngữ đó nhé. 2. HĐ 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (’) I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN a.Mục tiêu: Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, nắm được chủ đề của các câu tục ngữ. b. Nội dung: Vấn đáp, thuyết trình Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ * HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chú thích. - GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gv hướng dẫn HS đọc văn bản và đọc phần chú thích. Trong quá trình đọc, khi gặp câu hỏi được đóng khung, GV nhắc HS tạm dừng vài phút để suy nghĩ, tự trả lời rồi tiếp tục tiến trình đọc. + Giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. I. Đọc, và tìm hiểu chú thích. 1.Đọc văn bản: 2.Chú thích Thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi, quan sát HS. - HS theo dõi, đọc văn bản, giải thích từ khó -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ, Báo cáo/ Thảo luận - Gv đọc mẫu. - HS chú ý đọc tiếp và nhận xét cách đọc. - Vài Hs nêu ý nghĩa các rừ khó. Kết luận/ nhận định - GV nhận xét cách đọc của HS. - GV nhận xét câu trả lời và chốt ý. => Cả 6 câu tục ngữ trên đều nói về đề tài lao động sản xuất nhưng mỗi câu lại có 1 nội dung khác nhau cụ thể như thể nào chúng ta sang mục tìm hiểu chi tiết VB. II. SUY NGẪM PHẢN HỒI Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng một số các câu tục ngữ về lao động sản xuất. Nội dung: Thuyết trình,vấn đáp, thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung những câu tục ngữ. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ các câu hỏi 1,2,3,4 sgk. Tổ 1- câu 1. Tổ 2 câu 2. Tổ 3- câu 3. Tổ 4- câu 4. Câu hỏi 1: Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên. Câu hỏi 2: Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5. Câu hỏi 3: Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6. Câu hỏi 4: Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu 2,3,4,5? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo tổ, dựa vào gợi ý của GV để trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện tổ trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức: NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS thảo luận từng cặp để tìm ra nội dung của từng câu tục ngữ trên. - Đến câu số 5, số 6 GV gắn hỏi câu hỏi 5,6,trong sgk vào để giải quyết luôn. Câu 1 nói về điều gì? Câu 2 nói về điều gì? Câu 3 nói về điều gì? Câu 4 nói về điều gì? Câu 5 nói về điều gì? Tác giả dân gian muốn gửi gắm thô̂ng điệp gì qua câu tục ngữ này? Dự kiến : ông cha ta muốn gửi gắm thông điệp rằng nên biết chọn thời gian phù hợp để canh tác. Câu 6 nói về điều gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó. ==>Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm - nép - nghe - phất cờ) có tác dụng làm cho câu tục ngữ thể hiện được cách nhìn của người xưa trước hiện tượng tự nhiên đầy sinh động. *GV chốt lại kiến thức Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất. Bài giải: Ông cha ta đã dựa trên kinh nghiệm quan sát và giải thích hiện tượng tự nhiên để đúc kết nên câu ca dao này, thể hiện cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên. Qua đó, khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. *Nhiệm vụ 3. Tổng kết Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản -Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ? - Học sinh lắng nghe yêu cầu 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân -Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh Dự kiến sản phẩm: -Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. -Nội dung: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. Đặc điểm của các câu tục ngữ. Chủ đề của các câu tục ngữ: Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ thực tế của dân gian trong lao động sản xuất nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một kinh nghiệm. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5. Bài giải: Câu Số chữ Số dòng Số vế 1 4 1 1 2 8 1 2 3 8 1 2 4 6 1 2 5 8 1 2 Các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6. - Câu tục ngữ 2: vần lưng (lụa - lúa) - Câu tục ngữ 3: vần cách (lâu - sâu) - Câu tục ngữ 4: vần lưng (lạ - mạ) - Câu tục ngữ 5: vần lưng (Tư - hư) - Câu tục ngữ 6: vần cách (bờ - cờ) => Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, có hình ảnh Hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có sự khác biệt so với các câu 2,3,4,5? Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ở điểm: - Câu tục ngữ số 1: 1 vế. - Câu tục ngữ số 6: 3 vế. 2. Nội dung của các câu tục ngữ Câu 1: Với nghệ thuật so sánh ngang bằng câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của đất đai. Câu 2: Con người đẹp nhờ khoác trên mình bộ quần áo mắc tiền, sang trọng, lúa tốt là vì được chăm bón phân. Câu 3: Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa có nghĩa là: Cày sâu thì lúa tốt, vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu; ví như cơm nhai kỹ thì ruột hấp thụ được nhiều. Câu 4: (Ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại; Ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ): Một kinh nghiệm trồng trọt, khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt. Câu 5: Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng. Câu 6: Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu. III. Tổng kết. Nghệ thuật -Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. Nội dung: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP Mục tiêu:Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác Nội dung: Học sinh hoạt động cặp đôi Sản phẩm: Các câu tục ngữ học sinh tìm được Tiến trình hoạt động: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Em hãy tìm thêm những câu tục ngữ về thiên nhiên mà em biết hoặc sưu tầm? Gv - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Chuồn chuồn bay thấp .....thì râm. Cầu vồng cụt không lụt thì mưa. Trời đang nắng cỏ gà trắng thì mưa Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.... Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa Thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi, quan sát HS. - HS làm và đọc trước lớp Báo cáo/ Thảo luận - HS đọc và nhận xét . Kết luận/ nhận định - GV nhận xét bài làm của HS và chốt ý. HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG Mục tiêu:Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt câu có sử dụng một trong những câu tục ngữ vừa học? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu Các câu tục ngữ cùng chủ đề thời tiết. Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ đặt câu - GV lắng nghe * Báo cáo/ Thảo luận - GV gọi HS trình bày - Các cặp khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét * Dự kiến sp: Năm nay tháng 3 mưa nhiều hoa màu tươi tốt được mùa Đúng là mưa tháng 3 hoa đất mưa tháng tư hư đất. Kết luận/ nhận định - GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức và cho điểm.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_54_van_ban_2_nhung.docx