Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương

docx 4 trang phuong 12/11/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương
Đọc kết nối chủ điểm
TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Mở rộng kiến thức về chủ điểm.
2.Năng lực
a.Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác..
b.Năng lực riêng:
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
-Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất để hiểu hơn về chủ đề Trí tuệ dân gian.
3.Phẩm chất:
-Học sinh có ý thức trân trọng kho tang tri thức của ông cha.
II.Thiết bị dạy học và học liệu
-KHBD, SGK, SGV, SBT
-Tranh ảnh
-Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III.Tiến trình dạy học
A.Hoạt động mở đầu.
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b.Nội dung : Học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
c.Sản phẩm: Suy nghĩ của học sinh.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức trò chơi AI NHANH HƠN. Đội nào trả lời đúng và nhiều câu nhất sẽ là đội chiến thắng.
Câu 1:.là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học, kinh nghiệm của nhân dân từ xưa đến nay?
Câu 2:Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét.?
Câu 3: Câu tục ngữ “Tấc đất, tất vàng” là những kinh nghiệm dân gian về?
Câu 4:Tìm câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.?
-HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
-HS lắng nghe, quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
-GV tổ chức hoạt động
-HS tham gia trò chơi.
Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
-Gợi ý
+Tục ngữ
+Nàng Bân
+Lao động sản xuất
+ Ăn cháo đá bát
B.Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản. 
a.Mục tiêu
-Biết cách đọc văn bản
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
c.Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích. 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV chuyển giao nhiệm vụ
+GV hướng dẫn cách đọc( yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp)
+GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó học sinh thay nhau đọc thành tiếng toàn văn bản.
+GV tổ chức cuộc thi ô chữ bí mật. HS sẽ lần lượt chọn các ô chữ, mỗi ô là một từ khóa là những chú thích. Chọn đúng từ khóa nào thì học sinh sẽ giải thích nghĩa của từ khóa đó.
-HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân, tham gia trò chơi.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức.
I.Trải nghiệm cùng văn bản
1.Đọc 
-HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp với tốc độ đọc.
2.Chú thích 
-Mạ
-Lúa chiêm
-Điêng điểng
-Sân chim
-Gie
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a.Mục tiêu
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
-Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất để hiểu hơn về chủ đề Trí tuệ dân gian.
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tục ngữ và sáng tác văn chương. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV chuyển giao nhiệm vụ
* Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
* Câu trả lời của tía nuôi nhân vật "tôi" ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gi thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?
-HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức.
NV2: Bài học rút ra những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc văn bản Nàng Bân, "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
-HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
II. Suy ngẫm và phản hồi
1.Mối quan hệ giữa tục ngữ và sáng tác văn chương.
- Nhân dân ta đã mượn hình ảnh nàng Bân may áo rét cho chồng để nói về cái rét. Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.
- Câu Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu theo nghĩa là của cải thiên nhiên ban tặng không của riêng ai, sự chiếm hữu là không hạn chế.
=> Tác dụng: tăng sự thuyết phục về một nhận thức của con người.
2. Những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ.
-Cần sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về câu chuyện được nói đến trong văn bản.
C.Hoạt động luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b.Nội dung:GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, thái độ tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS suy nghĩ,trả lời.
-GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
-GV tổ chức hoạt động.
-Chia sẻ, lắng nghe.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương:
“Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước).
“Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu).
“Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm” (Làm lẽ).
...
D.Hoạt động vận dụng
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học để làm bài tập.
b.Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời , trao đổi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của họ sinh.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó sử dụng một câu tục ngữ trong bài học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS suy nghĩ,trả lời.
-GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
-GV tổ chức hoạt động.
-Chia sẻ, lắng nghe.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_55_doc_ket_noi_chu.docx