Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Thực hành tiếng Việt Thành ngữ, nói quá và nói giảm nói tránh

docx 8 trang phuong 12/11/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Thực hành tiếng Việt Thành ngữ, nói quá và nói giảm nói tránh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Thực hành tiếng Việt Thành ngữ, nói quá và nói giảm nói tránh

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Thực hành tiếng Việt Thành ngữ, nói quá và nói giảm nói tránh
Tuần:
Thực hành tiếng Việt
Ngày soạn:
Tiết:
THÀNH NGỮ, NÓI QUÁ 
VÀ NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về năng lực: 
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ phù hợp với văn cảnh.
2. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, thẻ màu, phiếu học tập, phiếu bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP 
Đặc điểm phân biệt
Tục ngữ
Thành ngữ
Hình thức
Chức năng
Ví dụ
PHIẾU BÀI TẬP
Câu
Thành ngữ
Thuộc thành phần
Tác dụng/Ý nghĩa
a)
b)
c)
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV tổ chức một trò chơi ‘‘Ai nhanh hơn‘‘ để tìm ra được những câu tục ngữ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ :GV trình chiếu 10 câu ví dụ, yêu cầu HS tìm ra được những câu tục ngữ có trong những ví dụ đó, mỗi bạn tìm 1 câu và hỏi thêm HS về ý nghĩa của câu tục ngữ đó:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Mẹ tròn con vuông
Cái nết đánh chết cái đẹp
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Treo đầu dê bán thịt chó
Đói cho sạch, rách cho thơm
Nhắm mắt xuôi tay
Một nắng hai sương
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Nước đổ lá khoai
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và tìm nhanh câu tục ngữ.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
+ GV gọi lần lượt các HS tìm tục ngữ, mỗi bạn tìm đúng được nhận một ngôi sao may mắn.
+ HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Qua trò chơi nhỏ vừa rồi, cô nhận thấy các em đã nắm vững được kiến thức về tục ngữ của tiết học trước. Các em đã nhanh chóng tìm ra được những câu tục ngữ. Những ví dụ còn lại không phải là tục ngữ nhưng chúng ta cũng rất hay dùng trong cuộc sống. Những ví dụ đó ta gọi là thành ngữ. Vậy thành ngữ là gì, có đặc điểm và chức năng như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tri thức tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
*Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành ngữ
a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm, chức năng từ đó phân biệt được tục ngữ và thành ngữ.
 b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS ngồi theo vị trí nhóm, phát phiếu học tập, hướng dẫn cách thức thực hiện và quy định thời gian và cách trình bày.
- HS tập trung lắng nghe GV hướng dẫn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Tiến hành phân chia nhiệm vụ thực hiện để hoàn thành PHT. 
- GV theo dõi, quan sát và gợi mở (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Cho 1 nhóm xung phong trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
- Gọi thêm 1 nhóm trình bày.
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 
- HS ghi nhận kiến thức vào vở.
*Nhiệm vụ 2: Thực hành với ngữ liệu của bài tập số 5 SGK
a. Mục tiêu: 
-Nhận diện và hiểu được ý nghĩa của tục ngữ hay thành ngữ.
-Nắm vững được kiến thức.
b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân để thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:
Cho ví dụ:
 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
+Đây là thành ngữ hay tục ngữ? Có ý nghĩa gì?
+Câu tục ngữ có điều gì phi thực tế?
- HS tập trung lắng nghe GV đưa ra nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Suy nghĩ và dự kiến câu trả lời. 
- GV cho thời gian suy nghĩ, theo dõi, quan sát HS và gợi mở (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Gọi 1 HS trả lời cho câu hỏi thứ nhất.
- Gọi thêm 1 HS để trả lời cho câu hỏi thứ hai.
HS:
- Trình bày suy nghĩ cá nhân.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về tinh thần và câu trả lời của HS.
- GV đánh giá điểm số và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo: Đó là do nhân dân ta đã sử dụng một biện pháp tu từ làm cho câu nói giàu hình ảnh và ấn tượng hơn. Đó là biện pháp tu từ gì, các em cùng tìm hiểu thêm qua các ví dụ sau:
I.Tri thức tiếng Việt
*Thành ngữ :
-Khái niệm: Là một tập hợp từ cố định quen dùng.
VD: Chậm như rùa, nhanh như cắt, đen như cột nhà cháy,..
-Chức năng: làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc (là 1 bộ phận của câu).
*Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu biện pháp Nói quá
a. Mục tiêu:Nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
 b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho 5 câu thành ngữ nhưng mỗi thành ngữ còn khuyết 1 từ:
1/lớn nhanh như.
2/đi. trong bụng
3/mình đồng da 
4/một bước lên ..
5/ vắt..lên cổ
+Em hãy tìm từ còn thiếu trong mỗi câu thành ngữ.
+Những thành ngữ này có gì giống nhau về cách thể hiện nội dung?
- HS tập trung lắng nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, dự kiến câu trả lời. 
- GV theo dõi, quan sát HS và gợi mở (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
HS:
- Trình bày suy nghĩ cá nhân.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét tinh thần và câu trả lời của HS.
- GV chốt kiến thức. 
- HS ghi nhận kiến thức vào vở.
*Nói quá:
-Khái niệm:là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
VD: Tát cạn biển Đông.
*Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu biện pháp Nói giảm nói tránh 
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
 b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho ví dụ: “Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó.”
+Trong câu trên từ “qua đời” được dùng thay thế cho từ nào?
+Việc dùng từ “qua đời” có tác dụng gì?
- HS tập trung lắng nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ cá nhân, dự kiến câu trả lời. 
- GV cho thời gian suy nghĩ, theo dõi, quan sát HS và gợi ý (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Gọi HS trả lời, gợi mở (nếu cần).
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
HS:
- Trình bày suy nghĩ cá nhân
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét và chốt kiến thức. 
- HS ghi nhận kiến thức vào vở.
*Nói giảm nói tránh
-Khái niệm:là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD:
+Sử dụng những từ đồng nghĩa, gần nghĩa: qua đời, mất, ra đi, từ trần,..
+Sử dụng cách nói đối lập: Bạn ấy không được cao; Bạn ấy hát chưa hay;
+Sử dụng cách nói hàm ý: 
A: Bạn Nam học Toán giỏi không?
B: Mình thấy trong các môn thì bạn ấy học văn rất tốt, rất có khiếu văn chương.
*Nhiệm vụ 5: Thực hành BT số 6 SGK 
a. Mục tiêu: Phát hiện và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ NGNT
 b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV gọi HS đọc yêu cầu BT số 6.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc, suy nghĩ, dự kiến câu trả lời.
- GV cho thời gian suy nghĩ, theo dõi, quan sát HS và gợi ý (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Gọi HS trả lời, gợi mở (nếu cần).
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
HS:
- Trình bày suy nghĩ cá nhân
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Bài tập 6: Cách diễn đạt “về với thượng đế chí nhân” là sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để thay thế cho cái chết. Với cách diễn đạt này khiến cho câu văn trở nên nhẹ nhàng, bình thản hơn qua đó bộc lộ được tình cảm yêu quí của người cháu dành cho người bà thân thương của mình.
Hoạt động 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
*Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 1. 
a. Mục tiêu: HS thực hành làm bài tập để hiểu kiến thức về thành ngữ.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận cặp đôi.
c. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập- yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi, làm bài tập vào phiếu bài tập trong 5 phút, sau đó thống nhất và chia sẻ.
Xác định thành ngữ trong các câu sau, cho biết thành ngữ đó là thành phần nào của câu và nêu tác dụng của thành ngữ tìm được.
a) Được mười điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết.
b) Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi. 
c) Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.
PHIẾU BÀI TẬP
Câu
Thành ngữ
Thuộc thành phần
Tác dụng/
Ý nghĩa
a)
b)
c)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cặp đôi làm bài tập vào phiếu bài tập trong 5 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo, đại diện chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm đôi
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá điểm số cho nhóm có sản phẩm tốt nhất, chốt kiến thức.
II.Luyện tập
Bài tập 1
Câu
Thành ngữ
Thuộc thành phần
Tác dụng/
Ý nghĩa
a)
Vui như Tết
Vị ngữ
Cảnh vui vẻ, tưng bừng, nhộn nhịp
b)
Cưỡi ngựa xem hoa
Vị ngữ
Làm một việc qua loa, đại khái, không tìm hiểu kĩ
c)
Tối lửa tắt đèn
Trạng ngữ
Chỉ những lúc khó khan, hoạn nạn
*Nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 4+7
a. Mục tiêu: 
- HS thực hành làm bài tập để biết cách sử dụng thành ngữ phù hợp với văn cảnh, rèn luyện kĩ năng đặt câu.
- HS thực hành làm bài tập để ôn lại kiến thức về biện pháp tu từ so sánh: nhận diện và nêu được tác dụng của phép so sánh.
 b. Nội dung: Học sinh làm bài tập bằng sản phẩm viết dưới hình thức bài kiểm tra cá nhân.
c. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV yêu cầu HS thực hiện BT 4 và 7 trên giấy cá nhân trong 10 phút sau đó nộp cho GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào giấy cá nhân. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:Yêu cầu HS nộp bài.
HS:Nộp bài cho GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét thái độ làm bài của HS.
- GV sửa chữa, đánh giá vào tiết học sau.
Bài tập 4:
HS đặt câu có sử dụng các thành ngữ: nước đổ đầu vịt, như hai giọt nước, trắng như tuyết.
Yêu cầu: HS viết đúng cấu trúc câu, có gạch chân thành ngữ được sử dụng.
Bài tập 7: 
-Hình ảnh so sánh:
+vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên song
+tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng
+Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa.
+Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám
+Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhành cây.
-Tác dụng: Với những hình ảnh so sánh làm cho đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, chi tiết và sinh động hơn, góp phần vẽ nên một khung cảnh đất rừng phương Nam hoang dã, náo nhiệt bởi sự phong phú của các loài sinh vật nơi đây. 
C.VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3SGK bằng trò chơi.
c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức trò chơi: “Anh xanh em đỏ”
*Luật chơi:
Mỗi em được phát một tấm thẻ màu đỏ và một tấm thẻ màu xanh.
GV đọc lần lượt các ví dụ có trong BT 3, nếu là tục ngữ thì HS giơ thẻ màu đỏ, nếu ví dụ là thành ngữ thì HS giờ thẻ màu xanh.
Em nào giơ thẻ đúng hết các ví dụ thì chiến thắng.
Em nào có lượt sai thì đứng lên bục và chịu hình phạt của những bạn chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV đọc lần lượt các ví dụ.
- HS lắng nghe GV đọc ví dụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:Yêu cầu HS giơ thẻ
HS:Giơ thẻ cá nhân
GV:Công bố đáp án và gọi những HS giơ thẻ sai lên bục.
HS:làm theo chỉ dẫn của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- HS: những bạn chọn sai chịu hình phạt của những bạn chiến thắng.
- GV nhận xét thái độ tham gia trò chơi, đánh giá kết quả và yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm tục ngữ và thành ngữ ghi vào tấm thẻ màu phù hợp, tiết sau sẽ gọi báo cáo.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_56_thuc_hanh_tieng.docx