Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 57: Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

docx 6 trang phuong 12/11/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 57: Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 57: Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 57: Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Đọc mở rộng theo thể loại
NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
-Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
2.Năng lực
a.Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác..
b.Năng lực riêng:
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
-Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất để hiểu hơn về chủ đề Trí tuệ dân gian.
3.Phẩm chất:Học sinh có ý thức trân trọng kho tàng tri thức của ông cha.
II.Thiết bị dạy học và học liệu
-KHBD, SGK, SGV, SBT
-Tranh ảnh
-Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III.Tiến trình dạy học
A.Hoạt động mở đầu.
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b.Nội dung : Học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
c.Sản phẩm: Suy nghĩ của học sinh.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức trò chơi “Đố vui”. Đội nào trả lời đúng và nhiều câu nhất sẽ là đội chiến thắng.
*Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến con người hoặc xã hội mà em đã biết, giải nghĩa sơ lược?
-HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
-HS lắng nghe, quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
-GV tổ chức hoạt động
-HS tham gia trò chơi.
Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
-Gợi ý
+Có công mài sắt, có ngày nên kim.
+Một mặt người bằng mười mặt của.
+Người ta là hoa đất.
+Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
.
B.Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản. 
a.Mục tiêu:Biết cách đọc văn bản
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
c.Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích. 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV chuyển giao nhiệm vụ
+GV hướng dẫn cách đọc( yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp)
+GV đọc mẫu thành tiếng hai câu tục ngữ đầu, sau đó học sinh thay nhau đọc thành tiếng toàn văn bản.
+GV tổ chức cuộc thi ô chữ bí mật. HS sẽ lần lượt chọn các ô chữ, mỗi ô là một từ khóa là những chú thích. Chọn đúng từ khóa nào thì học sinh sẽ giải thích nghĩa của từ khóa đó.
-HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân, tham gia trò chơi.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức.
I.Trải nghiệm cùng văn bản
1.Đọc 
-HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp với tốc độ đọc.
2.Chú thích 
-Không tày
-Sóng cả
-Ngã
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a.Mục tiêu
-Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
-Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV chuyển giao nhiệm vụ
* HS hoàn thành phiếu học tâp số 1,2,3 để tìm hiểu văn bản; HS làm việc theo nhóm.
-HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc theo nhóm.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức.
NV2: Bài học rút ra những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*Khi đọc tục ngữ và sử dụng tục ngữ, chúng ta cần những lưu ý nào?
-HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
NV3:Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*Khái quát nội dung của các câu tục ngữ về con ngươi và xã hội?
-HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ. 
a.Số chữ, số dòng, vế câu
Câu tục ngữ
Số chữ
Số dòng
Số vế
1
4
1
2
6
8
1
2
8
8
1
2
9
8
2
2
b.Hiệp vần, loại vần
Câu tục ngữ
Cặp vần
Loại vần
3
Thầy-mày
Vần cách
4
Thầy -tày
Vần cách
5
Cả-ngã
Vần cách
7
Non-hòn
Vần cách
8
Bạn-cạn
Vần cách
c.Biện pháp tu từ
Từ ngữ
Biện pháp tu từ
Tác dụng
“Ăn quả”
Hưởng thành quả( ẩn dụ)
Làm cho các câu tục ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
“Nhớ kẻ trồng cây”
Biết ơn những người đã tạo ra thành quả(ẩn dụ)
“Sóng cả”
Khó khăn, thử thách(ẩn dụ)
“Ngã tay chèo”
Buông xuôi, không tiếp tục nữa(ẩn dụ)
“Mài sắt”
“Nên kim”
-Kiên trì, nổ lực vượt qua khó khăn thử thách(ẩn dụ)
-Đạt được thành quả(ẩn dụ)
2.Những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ
-Xác định số dòng, số chữ, vần, cấu trúc các vế trong các câu tục ngữ.
-Xác định nghĩa của những từ ngữ mới, khó hiểu.
-Chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo.
-Tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản(nếu có).
3.Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội.
-Thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người: đạo lí, lẽ sống, nhân văn,
-Tục ngữ còn là những bài học, những lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: đấu tranh xã hội, quan hệ xã hội.
C.Hoạt động luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b.Nội dung:HS hoạt động cá nhân; trình bày kết quả hoạt động.
c. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*Trình bày cảm nhận của em về một trong số các câu tục ngữ mà em vừa học một cách ngắn gọn?
 -HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân.
-GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả
-HS trình bày sản phẩm
-GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Một đoạn văn nêu đủ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một câu tục ngữ.
D.Hoạt động vận dụng
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học để làm bài tập.
b.Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời , trao đổi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Hãy tìm một tình huống mà em có thể vận dụng một câu tục ngữ về con người và xã hội trong bài cho hợp lí?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS suy nghĩ,trả lời.
-GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
-GV tổ chức hoạt động.
-Chia sẻ, lắng nghe.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu sống theo đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
-Dù hoàn cảnh sống có nhiều khó khăn thì mỗi người vẫn phải luôn tự nhắc nhở mình “Đói cho sạch, rách cho thơm”. 
*Phiếu học tập
Câu tục ngữ
Số chữ
Số dòng
Số vế
1
6
8
9
Câu tục ngữ
Cặp vần
Loại vần
3
4
5
7
8
Từ ngữ
Biện pháp tu từ
Tác dụng
“Ăn quả”
“Nhớ kẻ trồng cây”
“Sóng cả”
“Ngã tay chèo”
“Mài sắt”
“Nên kim”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_57_doc_mo_rong_the.docx