Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 63: Đọc kết nối chủ điểm Hương khúc
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 63: Đọc kết nối chủ điểm Hương khúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 63: Đọc kết nối chủ điểm Hương khúc
Văn bản 3: Đọc kết nối chủ điểm HƯƠNG KHÚC (2 tiết) - Nguyễn Quang Thiều– I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù : - Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết chủ đề của VB; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB. - Liên hệ với chủ điểm của bài học để hiểu hơn về chủ điểm Nét đẹp văn hoá Việt. 2. Về phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân , phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu thich những món ăn mang đậm chất quê hương Việt Nam. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC - Kế hoạch dạy học, Sách giáo khoa, Sách giáo viên - Phiếu học tập - Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động 1: Xác định vấn đề (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: Gv: Đưa ra câu hỏi gợi mở Hs: Theo dõi và trả lời câu hỏi Gv: Từ đó kết nối với văn bản c. Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của Gv d. Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ ( Gv ) GV yêu cầu học sinh chia sẻ: Có bạn nào đã ăn bánh khúc chưa? Hoặc bạn nào biết về cây rau khúc? Gv chia sẻ hình ảnh cho các em xem. B2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ câu trả lời B3: Báo cáo thảo luận - Hs đưa ra những cảm nhận , suy nghĩ cá nhân B4: Đánh giá nhận định - Gv nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (60 phút) Trải nghiệm cùng văn bản Mục tiêu: Hướng dẫn HS cách đọc và nắm được nội dung cơ bản của văn bản Nội dung:HS đọc diễn cảm VB. Sản phẩm: Phần đọc của HS Tổ chức thực hiện : Chuyển giao nhiệm: GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm thể hiện được cảm xúc của bài về chiếc bánh khúc qua những kỉ niệm tuổi thơ. Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc theo nhóm, mỗi HS đọc một đoạn rồi chuyển HS khác. Báo cáo, thảo luận: HS đọc văn bản, nhận xét cách đọc. Kết luận, nhận định: GV nhận xét cách đọc của HS 2.2 Tìm hiểu nội dung kết nối chủ đề Mục tiêu Có thêm thông tin về một món ăn mang đậm chất quê hương Việt Nam đó là chiếc bánh khúc. Đánh giá được thái độ của người viết. Nội dung: -Tìm hiểu hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ. -Tìm hiểu tình cảm của tác giả. -Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Sản phẩm: Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ được miêu tả qua những chi tiết nào Thực hiện nhiệm vụ: HS chia sẻ cặp đôi bằng kĩ thuật lẩu băng chuyền Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một cặp bất kì trình bày trước lớp Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức. Từ cuối tháng 11, sáng tháng Giêng, tháng 2 thi rau khúc nở trắng đầy đồng. Từ cách làm bánh tỉ mỉ đong đầy yêu thương của bà. Từ sự háo hức trông ngóng của một đứa trẻ chờ đợi món quà tuổi thơ. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tình cảm của tác giả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS chia sẻ về vấn đề: Người viết đã bày tỏ tình cảm thái độ gì về món bánh khúc? Em có đồng cảm với những cảm xúc ấy không? Thực hiện nhiệm vụ: HS chia sẻ cặp đôi bằng kĩ thuật lẩu băng chuyền Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một cặp bất kì trình bày trước lớp Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức. Được thể hiện trực tiếp và gián tiếp. + Trực tiếp: Mùi thơm ngậy của rau khúc đổ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu anh quyện với mùi hành mỡ tỏa ra và làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi, một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị của bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người; Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. + Gián tiếp: Thể hiện qua cách kể tỉ mỉ, chi tiết từng công đoạn làm bánh; cách lựa chọn từ ngữ miêu tả chiếc bánh, đặc biệt là những tính từ cực tả về tính chất như: thơm ngậy, béo ngậy, ngọt ngào, dân dã, nóng hổi...những biện pháp tu từ như: Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật, một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc... Tác giả có một tình yêu thiết tha với quê hương. Nhiệm vụ 3: Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ: Từ văn bản “Hương khúc” em biết thêm điều gì về văn hóa ẩm thực dân tộc ta? Thực hiện nhiệm vụ: HS chia sẻ cá nhân. Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một cặp bất kì trình bày trước lớp Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức. Món ăn được chế biến từ sản vật quê hương. Chứa đựng sự tinh tế trong cách kết hợp nguyên liệu, gia vị Chứa đựng dấu ấn của vẻ đẹp kí ức, tình yêu tha thiết dành cho quê hương gia đình Hoạt động 3: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (10 phút) Mục tiêu: Kết nối chủ điểm với văn bản Cách gọt củ hoa Thủy Tiên và văn bản Trò chơi cướp cờ. Nội dung: Em hãy viết môt đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về sự phong phú của bản sắc văn hóa Việt. Sản phẩm: Bài viết của HS Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trao đổi trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Qua 3 văn bản trên, em hãy viết môt đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về sự phong phú của bản sắc văn hóa Việt. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời cá nhân, góp ý. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt ý.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_63_doc_ket_noi_chu.docx