Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

docx 10 trang phuong 12/11/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC
VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
Thời gian: 2 tiết
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
Năng lực
Năng lực đặc thù
Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
Phẩm chất: Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua việc ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ có đề tài về thiên nhiên.
KIẾN THỨC CẦN DẠY TRONG BÀI HỌC
Cách viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu; tìm ý và lâp dàn ý; viết bài; xem và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng để chiếu tranh ảnh, nội dung các PHT, câu hỏi để giao nhiệm vụ học tập cho HS.
Bảng phụ, giá treo tranh (nếu có), giấy A4, A1, A0, bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm; viết long, keo dán giấy, nam châm.
SGK, SGV
PHT
Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm; rubrics đánh giá bài trình bày VB của nhóm HS trên bảng tin học tập của lớp.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Hoạt động xác định nhiệm vụ viết
Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ viết.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập cần thực hiện.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc khung “Yêu cầu cần đạt” trong SGK, tên đề mục phần kĩ năng Viết và xác định nhiệm vụ học tập.
GV đặt câu hỏi: Dựa vào yêu cầu cần đạt
*HS xác định được nhịem vụ học tập
- Biết viết đoạn văn đảm bảo
các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết
và tên đề mục phần kĩ năng Viết, các em hãy cho biết: trong bài học này, chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ viết nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong SGK và tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời trước lớp về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS, xác nhận lại nhiệm vụ học tập: Trong bài học này, HS cần viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Hoạt động giới thiệu tình huống khi thực hiện bài viết
Mục tiêu: HS nhận biết được tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình huống giao tiếp do GV đặt ra.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Sau khi đọc xong một bài thơ hay trên sách, báo chí, mạng internet, em muốn chia sẻ với người khác thì em có thể chia sẻ bằng cách nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm và tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có). Hoặc tất cả các nhóm cùng đính câu trả lời lên bảng phụ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và hướng dẫn HS tổng hợp vấn đề mà HS cảm thấy khó khăn khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
GV dẫn dắt, giới thiệu nội dung bài học mới.
* HS xác định được tình huống khi cần viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài
Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ đã học trong chương trình lớp 6.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS trình bày hiểu biết về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy nhắc lại những yêu cầu về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ trong chương trình lớp 6 mà em còn nhớ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm và tìm câu trả lời.
* Kích hoạt kiến thức nền
- HS nhắc lại những yêu cầu về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ trong chương trình lớp 6.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày trước lớp; các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
Dựa trên câu trả lời của HS, GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt động tìm hiểu tri thức về đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
Yêu cầu đối với kiểu bài
Hình thức
Nội dung
Ngôi kể
Cấu	trúc đoạn văn
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc khung thông tin trong SGK/ tr.25 và điền vào bảng sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
* Khái niệm:
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
Yêu cầu đối với kiểu bài
Hình thức
Đảm bảo hình thức đoạn văn.
Nội dung
Trình	bày	cảm	xúc	của người viết về về một bài thơ
bốn chữ hoặc năm chữ.
Ngôi kể
Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
theo nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm HS trình bày trước lớp ý kiến của ình dựa trên bảng đã cho; các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV hướng dẫn HS chốt ý.
Cấu	trúc đoạn văn
Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ.
Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người
viết.
Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài thông qua việc phân tích VB mẫu.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc thầm VB mẫu (SGK/tr.26), chú ý đến những phần đánh số và khung thông tin tương ứng. Sau đó, GV cho HS thảo luận nhóm đôi với các câu hỏi hướng dẫn phân tích kiểu văn bản bên dưới (SGK/tr.26).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB mẫu, theo dõi các thông tin trong khung hướng dẫn, tìm câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn phân tích văn bản.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có).
HS nêu câu hỏi thắc mắc (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
* Hướng dẫn phân tích văn bản mẫu
Tác giả dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc về bài thơ.
Những cảm xúc mà tác giả thể hiện trong đoạn văn là: tôi rất thích bài thơ Nắng hồng của Bảo Ngọc vì cách dẫn dắt bất ngờ, thú vị của tác giả ...; cảm nhận được rõ nét cái rét buốt của tiết trời lạnh giá ...; ...giúp tôi cảm nhận rõ hơn về tình mẹ và cả những yêu thương của một đứa trẻ dành cho mẹ.
Nội dung của câu mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.
Phần thân đoạn (từ câu 2 đến câu 6): trình bày cảm xúc của người viết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Nội dung của câu kết đoạn: Khẳng định cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
- GV góp ý cho câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận vấn đề theo định hướng:
Qua phần phân tích VB mẫu, HS cần:
+ Nhận biết cấu trúc của đoạn, chức năng của ba phần trong đoạn văn.
+ Nhận ra vai trò của các câu trong từng phần và những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả và
các dẫn chứng.
Hoạt động hướng dẫn quy trình viết
Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về quy trình viết.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quy trình viết.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS kể tên 4 bước trong quy trình viết một đoạn văn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo cặp và trả lời nhanh ra giấy.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày trước lớp. Các HS khác bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS ôn lại quy trình viết trong hoạt động tiếp theo.
* Quy trình viết gồm bốn bước:
Bước 1: chuẩn bị trước khi viết Bước 2: tìm ý và lập dàn ý Bước 3: viết đoạn
Bước 4: xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Hoạt động ôn lại quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
Mục tiêu: Ghi nhớ các bước trong quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
Sản phẩm: Bảng tóm tắt của HS về quy trình viết theo mẫu PHT số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
QUY TRÌNH VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Bước 3: Viết đoạn văn
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành thông tin trong PHT số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo cặp và ghi đáp án vào phiếu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét quá trình làm việc nhóm của HS thông qua việc quan sát. GV chú ý đánh giá mức độ chủ động của HS trong việc đề xuất mục đích hợp tác trước khi các em bắt đầu thảo luận.
GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: QUY TRÌNH VIẾT ĐOẠN VĂN 
Quy trình
viết
Thao tác cần làm
Bước 1: Chuẩn
bị trước khi viết
- Xác định mục đích
- Xác định đối tượng người đọc
- Xác định đề tài
Bước 2: Tìm	ý
và	lập dàn ý
- Để tìm ý cho đoạn văn, em hãy:
+ Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
+ Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
+ Xác định chủ đề của bài thơ.
+ Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
+ Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
- Lập dàn ý theo sơ đồ hướng dẫn sau:
Bước 3:
Viết đoạn
Dựa vào dàn ý, viết đoạn văn hoàn chỉnh.
Khi viết, cần đảm bảo các yêu
văn
cầu đối với kiểu bài.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa,	rút kinh nghiệm
- Xem lại và chỉnh sửa: Dựa vào bảng kiểm SGK/tr.28.
Rút kinh nghiệm bằng cách trả
lời câu hỏi: Nếu được viết lại, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ
Hoạt động chuẩn bị trước khi viết
Hoạt động xác định mục đích, đối tượng và đề tài
Mục tiêu: Biết cách xác định mục đích, đối tượng và đề tài của đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc xác định mục đích, đối tượng và đề tài của đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS đọc đề bài trong SGK/tr.26. Sau đó yêu cầu HS xác định mục đích, đối tượng và đề tài cho bài viết của mình qua các câu hỏi:
Với đề tài này, em sẽ viết đoạn văn cho ai, nhằm mục đích gì?
Với đối tượng và mục đích ấy, em dự định sẽ chọn cách viết như thế nào?
Em sẽ chọn viết về đề tài gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
* Bước 1: Chuẩn bị viết
+ Đối tượng: người đọc là những người quan tâm đến thơ ca. Đặc biệt là những bài thơ đề cập đến vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Mục đích: chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ với người đọc.
+ Đề tài: đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ, đề cập đến tình yêu thiên nhiên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động tìm ý, lập dàn ý và viết bài (có thể thực hện tại nhà)
Mục tiêu: Biết tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ.
Sản phẩm: Sơ đồ tìm ý, dàn ý của HS.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn
* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Sản phẩm là sơ đồ tìm ý, dàn ý
văn trình bày cảm xúc về một bài thơ theo gợi ý sau:
Tìm ý và lập dàn ý (thực hiện theo cặp đôi).
+ Mở đoạn: tên bài thơ, tên tác giả; cảm xúc chung về bà thơ.
+ Thân đoạn: Cảm xúc thư nhất (dẫn chứng), cảm xúc thứ hai (dẫn chứng), 
+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Sau đó, cho HS trao đổi dàn ý trong nhóm đôi để góp ý cho nhau.
HS sẽ viết đoạn văn dựa trên dàn ý (thực hiện cá nhân).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Với nhiệm vụ (1): HS thực hiện tại lớp.
Với nhiệm vụ (2): HS thực hiện tại nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. HS khác thảo luận, bổ sung (nếu có).
Đoạn văn của HS sẽ được đọc trong hoạt động tiếp theo (Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm).
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS trong thời gian viết do GV quy định.
* Lưu ý: GV chưa nên đánh giá, nhận xét công khai trước lớp về sản phẩm bài viết của HS. Việc này nên được thực hiện sau khi tổ chức
cho HS tự đánh giá lẫn nhau và chỉnh sửa bài viết của mình.
của HS.
Hoạt động xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Hoạt động xem lại và chỉnh sửa
Mục tiêu: Biết cách chỉnh sửa bài viết của bản thân và các bạn.
Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trao đổi bài viết cho nhau theo nhóm đôi và dựa vào bảng kiểm trong SGK/tr.28 để đánh giá, nhận xét về bài viết của bạn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi bài viết cho nhau và nhận xét dựa vào bảng kiểm trong SGK/tr.28.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Một số HS đọc bài viết trước lớp, sau đó các HS khác chia sẻ, nhận xét về bài viết của bạn (dựa trên bảng kiểm).
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá và nhận xét trên hai phương diện:
Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần chỉnh sửa trong các bài viết.
Cách nhận xét, đánh giá bài viết dựa vào bảng kiểm của HS (HS đã biết sử dụng bảng kiểm chưa? HS có nhận ra những ưu khuyết điểm của mình và các bạn hay không?) Trong trường hợp HS chưa biết dùng bảng kiểm, GV
sử dụng kĩ thuật nói to suy nghĩ để hướng dẫn HS sử dụng bảng kiểm và nhận xét.
* Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Hoạt động rút kinh nghiệm
Mục tiêu: Rút ra được kinh nghiệm khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
Sản phẩm: Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
Tổ chức hoạt động
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động của GV và HS
* Sản phẩm: Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Một số HS chia sẻ những kinh nghiệm mà mình rút ra được.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, chốt ý.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (Thực hiện tại nhà)
Mục tiêu: Biết vận dụng quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ vào việc tạo lập văn bản.
Sản phẩm: Bài viết đã được công bố của HS.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Từ bài viết đã hoàn thành trên lớp, GV cho HS về nhà lựa chọn một trong hai nhiệm vụ:
Sửa bài viết cho hoàn chỉnh và công bố.
Chọn một đề tài khác để viết bài mới và công bố.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS về nhà thực hiện một trong hai nhiệm vụ trên và công bố bà viết. HS có thể công bố bài viết trên blog cá nhân, trên trang web của lớp, 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS giới thiệu bài viết đã được chỉnh sửa, công bố đến các bạn khác trong lớp.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV và HS tiếp tục sử dụng bảng kiểm trong SGK để xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm đối với bài viết đã được công bố.
* Sản phẩm: Bài viết đã được công bố của HS. HS có thể công bố bài viết trên blog cá nhân, trên trang web của lớp, 
*******************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_7_viet_viet_doan_v.docx