Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 75: Ôn tập Bài 9

docx 7 trang phuong 12/11/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 75: Ôn tập Bài 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 75: Ôn tập Bài 9

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 75: Ôn tập Bài 9
ÔN TẬP
Thời gian: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được các đặc điểm của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
- Biết cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ.
- HS nắm được những lưu ý khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản.
- HS biết cách trình bày những kinh nghiệm rút ra sau tiết nói và nghe.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về thể loại truyện khoa học viễn tưởng
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
b)Nội dung: 
-Hs trả lời câu hỏi 1, 
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 2.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Hs đọc và trả lời câu hỏi: 1,2
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm 
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, chốt ý
Ôn tập
Ôn tập phần tri thức ngữ văn và đọc.
Câu 1: 
 Những đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng:
- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phám đáy đại dương, du hành vũ trụ,...
- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.
- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.
- Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định.
- Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.
- Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,...
Câu hỏi 2:
*Văn bản : Dòng sông đen 
- Đề tài: Những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lúx.
- Nhân vật: Giáo sư A-rô-nắc, Nét-len, Công-xây.
-Sự kiện: Cuộc tranh luận đầy mâu thuẫn của giáo sư A-rô-nắc và Nét-len trong con Nau-ti-lúx của thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô dưới lòng đại dương
- Không gian: Dưới đáy đại dương
-Thời gian: Giả định
*Văn bản : Xưởng Sô- cô-la
- Đề tài: Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy.
- Nhân vật: Sác-li, ông nội Châu, ông Quơn-cơ.
-Sự kiện: Khi Sác-li đi tham quan nhà máy sản xuất kẹo so-cô-la mà cậu được chứng kiến những điều kì diệu, thú vị bên trong đó.
- Không gian:Trong nhà máy
-Thời gian: Giả định
*Văn bản : Một ngày có ích của Ích-chi-an
- Đề tài: Cuộc dạo chơi của Ích-chi-an khi xuống nước là người cá.
- Nhân vật: Ích-chi-an
-Sự kiện:
+ Các cách mà Ích-chi-an làm quen với chính đuôi cá của mình. 
+ Những khoảnh khắc mà Ích-chi-an quan sát. Anh rong chơi với những đám cá con. + Ích-chi-an tập thể dục.
- Không gian: Dưới biển
-Thời gian: Giả định
Hoạt động 2: Thực hành Tiếng Việt
a) Mục tiêu: Hs biết cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi 3
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời câu hỏi số 3
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm.
Bước 4: Kết luận, đánh giá:
GV nhận xét, chốt
3. Ôn tập phần thực hành Tiếng Việt
Câu 3:
a. Mưa rơi rả rích.
b. Dưới hàng cây rợp bóng mát, những đứa trẻ đang nô đùa.
Hoạt động 3: Viết
a) Mục tiêu: HS nắm được những lưu ý khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản.
b) Nội dung: hs trả lời câu hỏi 4
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời câu hỏi số 4
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm.
Bước 4: Kết luận, đánh giá:
GV nhận xét, chốt
Viết
Câu 4:
Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý những điều sau:
- Cần giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt.
- Trình bày đầy đủ, ngắn gọn các sự kiện chính và các chi tiết quan trọng trong văn bản.
- Đảm bảo hình thức là một đoạn văn.
- Đảm bảo yêu cầu về độ dài đoạn văn.
Hoạt động 3: Nói và nghe
a) Mục tiêu: HS biết cách trình bày những kinh nghiệm rút ra sau tiết nói và nghe.
b) Nội dung: hs trả lời câu hỏi 5
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời câu hỏi số 5
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm.
Bước 4: Kết luận, đánh giá:
GV nhận xét, chốt
Ôn tập phần nói và nghe
Câu 5:
- Tranh luận với bạn: nghiêm túc lắng nghe và cần tôn trọng các ý kiến của bạn, bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng và cần có cử chỉ, lời nói hợp lí.
- Cách trình bày ý kiến: đưa ra những ý kiến có bằng chứng, lí lẽ thuyết phục, bảo vệ được ý kiến của mình trước sự phản bác của các thành viên khác trong nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời câu hỏi số 6
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm.
Bước 4: Kết luận, đánh giá:
GV nhận xét, chốt
Câu 6:
 Đối với mỗi chúng ta, gia đình có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta lớn lên trong sự yêu thương, bảo vệ và che chở của gia đình. Gia đình còn là điểm tựa cho cuộc sống của mỗi con người.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv tổ chức trò chơi giúp ong về tổ
 - HS thực hiện nhiệm vụ
CÂU 1: Chủ đề của bài 9 là gì? 
A. Trong thế giới viễn tưởng .
B. Những góc nhìn văn chương.
C. Những góc nhìn cuộc sống.
D. Cuộc sống muôn màu.
CÂU 2: Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện: 
Dựa trên những điều có thật
Hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định.
C. Dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tưởng của tác giả.
D. Hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tưởng của tác giả.
CÂU 3: Các đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng là:
A. Đề tài, cốt truyện, sự kiện, không gian, thời gian.
B. Đề tài, cốt truyện, tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, không gian, thời gian.
C. Đề tài, cốt truyện, không gian, thời gian.
D. Đề tài, tình huống truyện, sự kiện, không gian, thời gian.
.
Đáp án
A
D
B

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_75_on_tap_bai_9.docx