Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 80: Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ

docx 8 trang phuong 12/11/2023 1370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 80: Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 80: Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 80: Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ
BÀI 10
LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH
Thời gian thực hiện: tiết
MẸ
- Đỗ Trung Lai-
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- PP truyết trình giải thích ngắn gọn về thể loại thơ, kiểu bài biểu cảm về con người.
- PP hợp tác, đàm thoại gợi mở để học sinh tranh luận, chia sẻ ý kiến; tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức kĩ năng
2. Phương tiện dạy học
- SGK, SGV
- Một số tranh ảnh liên qua đến bài học
- Phiếu học tập
- Sơ đồ, biểu bảng
- Bảng kiểm tra đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
-  Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
- Phiếu học tập:
Phiếu học tập 
Câu hỏi
Từ ngữ, hình ảnh độc đáo
Giải thích
1
So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.
2
Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.
3
Chủ đề của bài thơ là gì?
4
Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
2. Học sinh.
- Đọc văn bản theo hướng dẫn Chuẩn bị đọc trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK
3. Bảng tham chiếu các mức độ cần đạt.
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
 MẸ
- Nắm được thông tin về văn bản
- Nắm được đề tài, chủ đề của bài thơ.
- Tìm được những tù ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của con với mẹ.
Nhận xét được những hình ảnh, những câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng.
- Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ. 
- Vận dụng hiểu biết về nội dung bài thơ để phân tích, cảm nhận nội dung, nghệ thuật có trong bài
- Cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh, các biện pháp tu từ.trong bài thơ
 - Trình bày cảm nhận của bản thân về giá trị trân quý tình cảm gia đình trìu mến, yêu thương.
IV. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC.
1. Câu hỏi: Hiểu biết giá trị tình cảm qia đình: cách gieo vần, ngắt nhịp, từ ngữ, hình ảnh
2. Bài tập: - Vẽ tranh, hát
3. Rubric: 
 Mức độ
 Tiêu chí
 Mức 1
 Mức 2
 Mức 3
Thiết kế bài vẽ, bài hát thể hiện chủ đề văn bản vừa học
Tranh vẽ, bài hát chưa đầy đủ nội dung
Tranh vẽ, bài hát đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.
 Tranh vẽ, bài hát đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.
V. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
 Kết nối – tạo tâm thế tích cực.
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thơ bốn chữ.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
- Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
- Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức 
I.Tìm hiểu chung về thơ.
 II. Đọc hiểu văn bản.
Mẹ
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; 
Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập 
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng 
Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
HĐ Mở rộng
 Mở rộng
Tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn.
Dạy học hợp tác, thuyết trình;
- Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
- GV và HS đánh giá
VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền, tạo tâm thế cho học sinh. Kết nối – tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
b. Nội dung: 
- Quan sát clip hay các bức tranh, ảnh về tình cảm gia đình và nêu cảm nhận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện: 
Cho học sinh nghe bài hát mẹ của Đỗ Trung Quân. Nêu cảm nhận của bản thân.
 Đúng như lời bài hát, người con từ lúc còn trong bụng mẹ đã cảm nhận được biết bao tình cảm của người mẹ và cả sự quan tâm chăm sóc của người cha. Và rồi khi ta chào đời, ta lại được nuôi lớn bằng dòng sữa ngọt ngào của người mẹ và bao vất vả khó nhọc của người cha. Thời gian cứ thế trôi đi, đồng nghĩa với việc con ngày càng lớn khôn và cha mẹ ngày càng vất vả hơn để lo chu toàn cho ta từ miếng cơm manh áo đến học hành, dưỡng dục ta nên người. Chính vì thế đó là tình cảm vô bờ của họ mà ta cảm nhận được từ trái tim. Và có lúc ta cũng đã ẩn chứa bên trong trái tim ta mà ta đã từng thể hiện ở sự chờ đợi họ khi vào một ngày nào đó mà ta chưa nghe, chưa thấy mẹ dường như mình thiếu vắng một thứ gì khó tả đúng không các con? Và đó cũng là nội dung bài học mà cô trò mình tìm hiểu trong tiết học này, các con ạ!
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 ĐỌC
a. Mục tiêu:
- HS nắm được những nét cơ bản về ngôn ngữ thơ.
- Hiểu được vẻ đẹp nội dung và hình thức bài thơ trong ngữ cảnh cụ thể.
b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu ngôn ngữ thơ trong ngữ cảnh: vần điệu, nhịp điệu, thanh điệu 
 - HS trả lời, hoạt động cá nhân.
- Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân và phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1: Tìm hiểu chung về thơ, ngôn ngữ thơ
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc phần Tri thức đọc hiểu trong SGK trang 96, 97 và tái hiện lại kiến thức.
- HS đọc Tri thức đọc hiểu trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. 
Bước 2. HS trình bày cá nhân.
Bước 3. Đánh giá kết quả.
Bước 4. Chuẩn kiến thức.
 - GV lấy VD và chiếu lên cho HS dễ quan sát.
1. Thơ:
- Được sáng tác để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc của đời sống.
- Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ.	
 2. Ngôn ngữ thơ:
Có khả năng truyền cảm, lan tỏa tình cảm, cảm xúc nhờ tổ chức một cảm xúc đặc biệt, độc đáo thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp các biện pháp tu từ. 
Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản: MẸ
a. Mục tiêu: 
(HS hiểu được nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d.Tổ chức thực hiện:
* Chuẩn bị đọc:
* Trước khi trải nghiệm cùng văn bản, GV đặt câu hỏi: 
- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
 I. Trải nghiệm cùng văn bản + Đọc hiểu văn bản
(Sử dụng bài thơ “ Mẹ ” của Đỗ Trung Quân )
 HĐ của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
HĐ1. Tìm hiểu tác giả (SGK/99) và đọc tác phẩm.
- Bước 1.GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, biểu cảm...
- Bước 2. HS đọc.
- Bước 3. Nhận xét cách đọc của HS.
HĐ2. Trải nghiệm cùng văn bản.
a. Hình ảnh người mẹ.
* Bước 1: GV cho HS nghe lại bài hát trên (GV mở cho HS quan sát trực tiếp).
Sau đó giao nhiệm vụ: 
Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm của thể thơ đó ở các yếu tố: Số tiếng và nhịp ở các dòng thơ; vần của bài thơ.
Bài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ:
+ Số tiếng và nhịp ở các dòng thơ: Số tiếng 4, nhịp chủ yếu là 2/2, có câu ngắt nhịp 1/3.
+ Vần của bài thơ: Bài thơ gieo ở vần cuối câu 2 và câu 4 của mỗi khổ thơ.
? So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm.
* Bước 4: Kết luận nhận định
2. Tình cảm của người con dành cho mẹ
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.
?Chủ đề bài thơ là gì?
? Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm.
* Bước 4: Kết luận nhận định.
1. Tìm hiểu tác giả và đọc tác phẩm.
II. Trải nghiệm cùng văn bản.
1. Hình ảnh người mẹ.
- Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau.
+ Cây cau là hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong nhiều câu chuyện dân gian, tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam. Nó còn gắn liền với làng quê, với hình ảnh với phụ nữ Việt Nam, các bà mẹ thường nhai trầu cau. Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.
- Hình dáng mẹ
+ Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt. Nhưng thời gian cũng rất khắc nghiệt, nó làm mẹ càng ngày càng già đi. Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhau cho thấy được sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ càng ngày càng già yếu.
- Hành động của mẹ
+ Khi con còn bé: bổ cau làm tư.
+ Hiện tại: cau bổ làm tám mẹ còn ngại to.
+ Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ.
2.Tình ảm của người con dành cho mẹ.
- Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ.
=> Vào tuổi xế chiếu, bao lo toan vất vả của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.
- Tình cảm của người con:
+ Nâng: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ.
+ Cầm: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ
=> Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.
+Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già?
=> Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng
 II. Tổng kết
HĐ của Gv và HS
Sản phẩm
Làm việc cá nhân.
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm.
* Bước 4: Kết luận nhận định.
1. Nghệ thuật.- Thể thơ bốn chữ.
- Lời thơ giản dị, tự nhiên.
- Hình ảnh thơ gần gũi.
2. Nội dung.- Bài thơ mượn hình ảnh cây tre quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.
 LUYỆN TẬP SAU TIẾT HỌC
a. Mục tiêu: (HS làm được bài tập sau khi học xong văn bản: Chỉ ra được những từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài, giải thích)
 b. Nội dung: HS làm việc cá nhân hoặc nhóm bàn để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Phiếu HT đã hoàn thiện của HS.
 d. Tổ chức thực hiện hoạt động. 
 *Dự kiến sản phẩm
Câu hỏi 1: So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.
Câu trả lời:
Bài thơ
Gieo vần – nhịp
Tác dụng
Mẹ
Vần cách – Nhịp 2/2
Dễ thuộc, dễ nhớ.
Đợi mẹ
Vần lưng – Nhịp 3/3, 2/3, 3/2
Sử dụng nhịp điệu linh hoạt nhằm giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.
Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
Vần cách – Nhịp 3/5, 4/5, 3/4
Sử dụng nhịp điệu linh hoạt khiến bài thơ vừa thôi thúc, vừa nhẹ nhàng, tăng sức biểu đạt mạnh mẽ nhằm thể hiện tình cảm giữa nhân vật “tôi” với mèo.
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.
Câu trả lời:
- Bài thơ bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc: Yêu thương, xót xa, ngậm ngùi trước tuổi già của mẹ; trách giận thời gian.
- Hình ảnh mẹ trong bài thơ được đặt trong sự đối sánh với hình ảnh cau. Đối sánh trên những phương diện: Hình dáng, màu sắc (màu lá, màu tóc); chiều cao.
Lưng còng – thẳng
Ngọn xanh rờn - đầu bạc trắng
Cao – thấp
Gần giời – gần đất
Cau khô – (mẹ) gầy
- Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:
Đối lập: Giữa mẹ và cau trong dáng hình, màu sắc, chiều cao..có tác dụng gợi lên một cách xót xa hình ảnh người mẹ khi già đi, biểu đạt niềm thương cảm của người con đối với mẹ.
So sánh: Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ có tác dụng làm cho bài thơ tăng tính gợi hình, biểu cảm.
Câu hỏi 3: Chủ đề bài thơ là gì?
Câu trả lời:
Chủ đề: mượn hình ảnh cau, qua đó bộc lộ tình cảm yêu thương, xót xa, ngậm ngùi của người con khi đối diện với tuổi già của mẹ.
Câu hỏi 4: Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Câu trả lời:
- Thông điệp: thông qua việc thể hiện được tình cảm yêu kính đối với mẹ và tâm trạng buồn, day dứt của người con khi mẹ ngày càng già và đến gần hơn với sự chia lìa cõi sống, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng mỗi chúng ta hãy trân trọng giây phút bên cạnh mẹ của mình, thể hiện tình cảm yêu thương thông qua các hành động và lời nói với mẹ mình. 
- Thông điệp đó đã nhắc nhở em rằng hãy luôn biết cách thấu hiểu, quan tâm, dành nhiều thời gian cho mẹ.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
b. Nội dung: Viết đoạn văn
c. Sản phầm: Đoạn văn của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện NV học tập
Báo cáo, thảo luận
Kết luận, nhận định
- Yêu cầu HS
Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
- Thực hiện NV học tập: 
+ HS suy nghĩ, trả lời
+ Gv quan sát, hỗ trợ
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hs trả lời
+ Hs khác lắng nghe, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
- Hs vẽ, viết đoạn văn đúng hình thức, dung lượng
- Nêu được cảm xúc thật của bản thân đối với người thân. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_80_doc_mo_rong_the.docx