Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 100, Đọc văn: Ôn tập Văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân

docx 3 trang phuong 09/10/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 100, Đọc văn: Ôn tập Văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 100, Đọc văn: Ôn tập Văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 100, Đọc văn: Ôn tập Văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Ngày soạn : 15/4/2017 Ngày dạy:
Tiết 100 . Đọc văn. ÔN TẬP VĂN HỌC
Mục tiêu bài học
Kiến thức
- Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ Cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
Kĩ năng
- Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học ....
Tư duy, thái độ
- Tình yêu văn học.
Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
Năng lực chuyên biệt : năng lực giao tiếp tiếng Việt.
Phương pháp
GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng.
Phương tiện
GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi.
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Lớp
Tiết 100
Sĩ số
HS vắng
12A3
12A4
12A5
Kiểm tra bài cũ
GV Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
Ngoài ra ôn lại các tác phẩm trên các vấn đề cơ bản sau :
+ Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm.
+ Tóm tắt cốt truyện.
+ Học thuộc một số đoạn văn hay, tiêu biểu.
+ Nắm được chủ đề, nội dung chính đặt ra trong tác phẩm.
Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Bài ôn tập văn học giúp các em hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ Cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó vào làm văn và đời sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
I. ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM
Tổ chức ôn tập văn học Việt Nam
1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
(GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh)
1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt
Vợ chồng A Phủ
Số phận và cảnh ngộ của con người
Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng.
Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
+ Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
+ Miêu tả bộ mặt, hành động tàn ác của bọn phát xít Nhật, bắt dân nhổ lúa, nhổ ngô để trồng đay là nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945
+ Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
+ Miêu tả bộ mặt, hành động tàn ác của bọn chúa đất miền núi.
2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
(GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến)
2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc.
+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.
+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,...
Bài viết cần tập trung làm rõ các ý sau:
1- Hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu.
+ Không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết thắng giặc
+ Yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế cao cả
+ Sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cứu nước.
+ Có đời sống tình cảm hài hoà, phong phú, đặt cái chung trên mọi quan hệ riêng tư.
2. Cách thể hiện nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng có những nét riêng độc đáo trong khám phá và sáng tạo “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”.
+ “Những đứa con trong gia đình” : Tác giả làm nổi bật hai nhân
vật chiến và Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Chị em cùng các cô các chú du kích bắn chết thằng Mĩ trên dòng sông Định Thuỷ. Cả hai hăng hái tòng quân. Những câu nói của Chiến, Việt trong đêm ở nhà để ngày mai lên đường về đơn vị đã chứng minh cho ý chí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong trận chiến đấu, Việt đã tiêu diệt một xe tăng của địch. Bị thương nặng nhưng ngón tay lúc nào cũng để ở vòng cò để sẵn sàng nổ song. Chi tiết không bàn thờ mỏ sang gủi nhà chú Năm thật cảm động. Người đọc vẫn nhận ra trách nhiệm của Chiến, Việt trước tình nhà, nghĩa nước và “mối thù đè nặng ở trên vai”. Có một vài chi tiết khác như cuốn sổ gia đình, giọng hò của chú Năm  cũng là làm rõ nét đẹp của chủ nghĩa anh hùngn cách mạng của đồng bào miền Nam trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ.
+”Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành làm rõ đặc điểm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng chi tiết độc đáo. Đó là “mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy như mười ngọn đuốc” khi bị kẻ thù đốt.
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng
GV nêu câu hỏi :
Những nét độc đáo về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi.
HS phát biểu tự do, ngắn gọn.
Nét độc đáo về con người và phong cách nghệ thuật :
Tô Hoài : Hóm hỉnh, sâu sắc, viết khỏe, bền, nhà văn của phong tục, tài dựng cảnh, tả người, tả sinh hoạt, nhà văn của Hà Nội, của thiếu nhi và của miền núi phía Bắc.
Kim Lân : Hóm hỉnh, sâu sắc, viết ít, tinh; nhà văn của những thú chơi văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, nhà văn của người nông dân miền Bắc trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp. Ngôn ngữ sinh hoạt của nông dân thành ngôn ngữ văn truyện đầy cá tính, góc cạnh; xây dựng tình huống truyện, đối thoại
Nguyễn Trung Thành : Nhà văn của Tây Nguyên, của miền núi, nhà văn suốt đời đi tìm và thể hiện người thật việc thật về những người anh hùng; con người lãng mạn lí tưởng; cảm hứng lãng mạn, sử thi bi tráng; từ nguyên mẫu hiện thực đến nhân vật anh hùng trong tác phẩm vẫn đảm bảo sự thống nhất cao độ.
Nguyễn Thi : Từ nhà văn của những truyện ngắn trữ tình đến nhà văn – chiến sĩ, nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với phong cách hiện thực
mãnh liệt.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
Củng cố
Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt”.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hai truyện ngắn : “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”.
Dặn dò
Học bài cũ.
Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_100_doc_van_on_tap_van_hoc_nguye.docx