Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 11, Đọc văn: Đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ (Trích - Nguyễn Đình Thi); Đô-xtôi-ép-xki (Trích - X.Xvai-gơ) - Nguyễn Thị Dạ Ngân

docx 5 trang phuong 09/10/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 11, Đọc văn: Đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ (Trích - Nguyễn Đình Thi); Đô-xtôi-ép-xki (Trích - X.Xvai-gơ) - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 11, Đọc văn: Đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ (Trích - Nguyễn Đình Thi); Đô-xtôi-ép-xki (Trích - X.Xvai-gơ) - Nguyễn Thị Dạ Ngân

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 11, Đọc văn: Đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ (Trích - Nguyễn Đình Thi); Đô-xtôi-ép-xki (Trích - X.Xvai-gơ) - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Ngày soạn: 15/9/2016 Ngày dạy:
Tiết 11. Đọc văn. Đọc thêm:
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (trích) (Nguyễn Đình Thi)
ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI (trích) (X.Xvai-gơ)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Kiến thức:
Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận
Học tập các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận về một vấn đề văn học.
Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Tư duy, thái độ:
Tình yêu văn học.
PHƯƠNG TIỆN:
GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.
PHƯƠNG PHÁP:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A3
12A4
12A5
Kiểm tra bài cũ:
Cách giới thiệu về con người Nguyễn Đình Chiểu có gì khác lạ, nhằm mục đích gì?
Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện điều gì? Có tính chiến đấu như thế nào?
Nhận xét về cách viết của tác giả trong bài văn nghị luận này?
Bài mới:
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai bài đọc thêm để bổ sung kiến thức về lí luận văn học (đặc trưng của thể loại thơ) và hiểu biết hơn về chân dung một nhà văn nổi tiếng thế giới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến
I. MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (trích):
thức mới
1 . Đặc trưng cơ bản nhất của thơ: thể hiện tâm
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Mấy
hồn con người.
ý nghĩ về thơ
- Đặt ra một câu hỏi: không mang nghĩa nghi vấn
- GV: Nguyễn Đình Thi lí giải về đặc trưng cơ
mà khẳng định:
bản nhất của thơ: Thơ là biểu hiện của tâm hồn
“Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm
con người như thế nào?
hồn con người chăng?”.
- Khởi đầu một bài thơ: phải có “rung động
GV: Theo NĐT thơ có những đặc trưng nào?
GV: Nguyễn Đình Thi chỉ cho ta thấy được sự khác biệt của ngôn ngữ thơ với các ngôn ngữ thể loại khác là gì?
thơ”, sau đó mới “làm thơ”.
- Rung động thơ:
+ có được khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường;
+ do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ.
- Còn làm thơ:
+ là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (tức là chữ).
+ Những lời, những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc, khiến “mọi sợi dây của tâm hồn rung lên”.
2. Những đặc trưng khác của thơ gồm: hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,...
Hướng tới việc biểu hiện tâm hồn con người, hình ảnh của thơ: không chỉ ghi lại cái vẻ bề ngoài mà “đã bao hàm một nhận thức, một thái độ tình cảm hoặc suy nghĩ”.
Thơ gắn liền với sự suy nghĩ, thơ phải có tư tưởng, nhưng tư tưởng trong thơ cũng là tư tưởng - cảm xúc, “thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ”.
Cảm xúc, tình cảm là những yếu tố quan trọng bậc nhất mà nhà thơ hướng tới.
“Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”.
Ngay cái thực trong thơ cũng là sự thành thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thật và sinh động những gì đang diễn ra trong tâm hồn, đó là “hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”.
à Tóm lại, hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực của thơ đều nằm trong hệ quy chiếu của tâm hồn con người.
3. Ngôn ngữ thơ có nét khác biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác.
Ngôn ngữ trong truyện, kí: chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện,
Ngôn ngữ trong kịch: chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ thơ ca: có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu, “Cái kì diệu ấy của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu (...) một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp
điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”.
- GV: Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi được bộc lộ như thế nào trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra?
GV: Quan niệm về thơ của NĐT ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Ñoâ- xtoâi-ep-ki
GV: Đô-xtôi-ép-ki qua nét vẽ của X. Vai gơ là một con người có những nét gì đặc biệt về tính cách và số phận?
Xuất phát từ sự đề cao nhịp điệu bên trong, nhịp điệu của tâm hồn, Nguyễn Đình Thi quan niệm:
+ “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần” mà chỉ có “thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”.
+ Thời đại mới, tư tưởng, tình cảm mới, nội dung mới đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng là dùng thơ tự do, thơ không vần, hay “dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn đạt được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”.
Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi:
Bộc lộ trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.
Mở đầu bài viết, dùng ngay lập luận phủ nhận để khẳng định (bác bỏ một số quan niệm có phần phiến diện về thơ- có người cho “thơ là ở những lời đẹp” lại có người cho “thơ khác với các thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào trí nhớ”, để nhấn mạnh đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người), từ đó triển khai các ý ngày càng cụ thể hơn, xoáy sâu vào vấn đề chính.
Lí lẽ gắn với dẫn chứng. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh rất cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh:
+ “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Toé lân ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc”,
+ “Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung”.
Giá trị của bài văn:
Việc nêu lên những vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn có giá trị, bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.
ĐÔ - XTÔI – ÉP – XKI (Trích):
Tính cách và số phận của Đô – xtoi – ép – xki:
Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống:
Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của một kẻ lưu vong (tờ séc cuối cùng ,hiệu cầm đồ, phòng làm việc, cơn động kinh, tiền nợ à thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất.
Thời điểm thứ hai:
+ Trở về Tổ quốc, “một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh”,
+ những giờ phút “xuất thần”,
GV: Tìm dẫn chứng về số phận bị vùi dập và sức lao động phi thường của Đô-xtôi-ép-xki ?
GV: Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô-xtôi-ép- xki?
GV: Từ câu “Cuối cùng ” đến hết đoạn trích, các biện pháp so sánh, ẩn dụ đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, X.Vaigơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đôx-xtôi-ép-xki?
GV: Việc X.Vaigơ luôn gắn Đôx-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự, chính trị và văn chương có
+ niềm hứng khởi trước đám đông cuồng nhiệt.
+ Sau đó là cái chết khi “sứ mệnh đã hoàn thành”, trong tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga.
Những mâu thuẫn trong thiên tài Đô-xtôi-ép- xki:
Những tình cảm mãnh liệt >< trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh;
Con người mang trái tim vĩ đại >< phải tìm đến những cơ hội thấp hèn, bị giày vò vì hoàn cảnh.
Số phận vùi dập thiên tài >< nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động.
Vinh quang tột đỉnh của Đốt >< cũng vẫn gắn với đau khổ.
Người bị lưu đày biệt xứ- đau khổ một mình ->< sứ giả của xứ sở mình.
Cấu trúc tương phản ở nhiều cấp độ:
Trong nội bộ một câu, hoặc giữa hai vế, giữa hai từ ngữ. Ví dụ :
+ Nước Nga tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng của ông..,
+ Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông.
Trong từng đoạn. Ví dụ :
+ Hai hệ thống hình ảnh trái ngược ở đoạn từ
“Suốt đêm...tinh thần của chúng ta”.
+ Ở đây có sự đối lập: sự dằn vặt của cuộc sống hằng ngày >< những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần.
Sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn về đời thường >< với những hình ảnh cao cả khác thường của khát khao sáng tạo của thiên tài
Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ:
So sánh:
+ “tác phẩmlà rượu ngọt”,
+ “đếm các ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam”,
+ “trở về như một kẻ hành khuất”,
+ “lời như sấm sét”.
- Ẩn dụ:
+ “quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống”,
+ “thành phố ngàn tháp chuông”.
à Những hình ảnh so sánh và ẩn dụ có hệ thống ở đây đều thuộc lĩnh vực tôn giáo, hoặc những lực lượng siêu nhiên.
à Mục đích: từ chỗ mô tả như một con người khốn khổ, bị chà đạp, nâng lên thành một vị thánh, một con người siêu phàm
4. Biện pháp tô đậm chân dung văn học:
Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn.
- Cái nền Đô-xtôi-ép-xki xuất hiện: hình ảnh xã hội Nga đương thời.
- Thiên tài bị đè nén bởi số phận, nhưng cũng có thể tác động trở lại số phận, không chỉ số phận mình mà của cả dân tộc, thời đại: Hình ảnh nước Nga ở nửa đầu và cuối đoạn trích.
tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
Củng cố:
- Nội dung và đặc sắc về nghệ thuật trong hai văn bản Đọc thêm.
Dặn dò:
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_11_doc_van_doc_them_may_y_nghi_v.docx