Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 21, Làm văn: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân

docx 4 trang phuong 09/10/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 21, Làm văn: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 21, Làm văn: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 21, Làm văn: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Ngày soạn: 10/10/2016 Ngày dạy:
Tiết 21. Làm văn. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
Mục tiêu bài học :
Kiến thức :Giúp HS: rèn luyện khả năng suy luận để nhận rõ một ý kiến bàn về văn học là đúng hay sai, đúng hoàn toàn hay chỉ đúng một phần, có giá trị như thế nào trong cuộc sống ngày nay và qua đó có thái độ thích hợp.
Kĩ năng : Vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh...để làm bài nghị luận văn học.
Tư duy, thái độ : Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Phương tiện :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
Phương pháp:
GV khơi gợi cho HS thảo luận theo những câu hỏi trong SGK. GV theo dõi chỉnh sửa, sơ kết và tổng kết cuối buổi luyện tập (không thuyết giảng).
Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A3
12A4
12A5
Kiểm tra bài cũ:
“Tây Tiến”
Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở khổ thơ thứ nhất như thế nào? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào trên nền cảnh thiên nhiên ấy ?
Đoạn thơ thứ hai mở ra một cảnh thiên nhiên khác với khổ thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ điều đó?
Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa như thế nào ở khổ thơ thứ ba?
Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Trong văn nghị luận có nhiều loại : nghị luận về một tác phẩm , tác giả , văn bản , đoạn thơ , bài thơ
, hình tượng văn học, nhân vật.... còn có ý kiến , nhận định về văn học ... và bài học hôm nay sẽ giúp các em định hướng về nghị luận một ý kiến văn học như thế nào cho đạt hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG
I. Tìm hiểu đề - Lập dàn ý:
THỰC HÀNH
Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu
và lập dàn ý.
cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim
-GV gọi một HS đọc rõ 2 đề bài ở
cổ, thì đó là văn học yêu nước” (Dẫn theo Trần Văn Giàu
mục 1- SGK (trang 91)
tuyển tập-NXB Giáo dục-2001)
-HS đọc hai đề bài theo yêu cầu của GV.
-GV có thể chia đôi bảng và chép hai đề lên bảng.
-GV gợi cho hs thảo luận theo từng câu hỏi của SGK, lần lượt đối với đề1 và đề 2.
-HS theo dõi phần khơi gợi câu hỏi của GV, suy nghĩ và chuẩn bị trả lời.
-GV chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành thảo luận nhóm
Nhóm 1, 3 : đề 1
Nhóm 2, 4 : đề 2
-HS tập trung về 4 nhóm theo 4 tổ thảo luận theo hai bước:
+Tìm hiểu đề
+Lập dàn ý
-Hs thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
-Đại diện nhóm 1, 2 lện trình bày kết quả thảo luận đề 1 và đề 2 lần lượt.
-HS tập trung theo dõi phần trình bày của hai đại diện nhóm và nhận xét bổ sung.
-HS chú ý phần chỉnh sửa, bổ sung kiến thức của GV và ghi bài (phần tìm hiểu đề và lập dàn ý)
-GV yêu cầu HS ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
-GV gọi một HS bất kỳ của nhóm 1 và 2 trình bày kết quả thảo luận.
-GV mời hs khác nhận xét bổ sung.
-GV theo dõi kết quả trình bày của hai nhóm và chỉnh sửa phần tìm hiểu đề và lập dàn ý đối với cả hai đề, chốt lại phần kiến thức đề, học sinh ghi bài
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên,
1.Tìm hiểu đề:
Thể loại: nghị luận ( bao hàm giải thích, chứng minh, bình luận) vể một ý kiến vể văn học.
Nội dung: Văn học Việt Nam phong phú và đa dạng, trong đó văn học yêu nước là dòng chính.
Phạm vi tư liệu:
Các tác phẩm tiêu biểu có nội dung yêu nước của VHVN qua các thời kỳ.
Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu câu nói của Đặng Thai Mai
Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu nói:
Tìm hiểu nghĩa của các từ khó:
+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau
+ chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính).
+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
Tìm hiểu ý nghĩa của các vế câu và cả câu:
+Văn học VN rất đa dạng, phong phú
+Văn học yêu nước là chủ lưu
+ Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng (Đa dạng về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại, đa dạng về phong cách tác giả)
+VH yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói:
+ Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng
+ Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VH Việt Nam:
Văn học trung đại: Nam quốc sơn hà, Cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Văn học cận – hiện đại: Tuyên ngôn độc lập
+ Nguyên nhân:
Đời sống tư tưởng con người Việt Nam phong phú đa dạng
Do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử VN thường xuyên phải chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
+ Nêu và phân tích một số dẫn chứng 
c. Kết bài: Khẳng định giá trị của ý kiến.
+ Giúp đọc hiểu hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm văn học dân tộc.
+ Biết ơn, khắc sâu công lao của cha ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
+Giữ gìn, yêu mến, học tập những tác phẩm văn học có nội dung yêu nước của mọi thời đại.
Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già
HS trình bày kết quả tìm hiểu đề.
HS trình bày dàn ý.
? Hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường ?
? Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề ?
? Bình luận bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề ?
đọc sách như thưởng trăng trên đài.” ( Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn, 1965)
Anh (chị ) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Tìm hiểu đề:
Thể loại: Nghị luận (giải thích – bình luận) một ý kiến bàn về văn học.
Nội dung: ý kiến của Lâm Ngữ Đường về việc đọc sách.
-Tìm hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống
Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
Thân bài:
* Giải thích:
- Hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: chỉ thấy được trong phạm vi hẹp
+ Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: tầm nhìn được mở rộng hơn khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian (khi đọc sách)
+ Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn.
-Tìm hiểu nghĩa của câu nói: Sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi. Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệmcàng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn. Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc.
* Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề:
Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc.
Ví dụ: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.
Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều
Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.
* Bình luận bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề:
Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và cách làm kiểu bài này.
-Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện hai đề bài SGK, giáo viên chốt lại kiến thức và đặt câu hỏi:
+Từ các đề bài và kết quả thảo luận trên, đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?
+Theo em, đối với kiểu bài đó, cách làm như thế nào?
+Giáo viên bổ sung lại toàn bộ kiến thức bài học
(cho học sinh ghi bài)
HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
-Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài tập 1 SGK/93
-Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm (8 nhóm)
-Học sinh đọc đề bài tập 1 SGK/93
-Học sinh thảo luận theo nhóm.
HS trình bày kết quả tìm hiểu đề. HS trình bày dàn ý đã lập.
Các nhóm khác bổ sung.
sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,)
Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các bạn học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức)
Kết bài: Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc:
Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt.
Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu.
Bài học:
Đối tượng của một bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học
Cách làm: Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào:
+ Giải thích
+ Chứng min
+ Bình luận
Luyện tập: Bài tập 1/93:
Tìm hiểu đề:
Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học.
Nội dung:
+Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác
+Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
c.Phạm vi tư liệu:
-Tác phẩm Thạch Lam
-Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
Lập dàn ý:
Mở bài:
-Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
-Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b.Thân bài:
-Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
-Bình luận và chứng minh ý kiến:
+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học:
Trước CM tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù...) để chứng minh 2 nội dung:
Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
Tác dụng giáo dục con người.của văn học
c. Kết bài:
-Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
-Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
+Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
+Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Củng cố :
Giáo viên chốt lại một lần nữa kiến thức bài học (đối tượng và cách làm bài).
Dặn dò :
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: Việt Bắc (Tố Hữu).
----------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_21_lam_van_nghi_luan_ve_mot_y_ki.docx