Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 27, Làm văn: Phát biểu theo chủ đề - Nguyễn Thị Dạ Ngân

docx 3 trang phuong 09/10/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 27, Làm văn: Phát biểu theo chủ đề - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 27, Làm văn: Phát biểu theo chủ đề - Nguyễn Thị Dạ Ngân

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 27, Làm văn: Phát biểu theo chủ đề - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Ngày soạn: 26/10/2016 Ngày dạy:
Tiết 27. Làm văn. PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
Mục tiêu cần đạt :
Kiến thức :Qua bài học giúp HS:Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề. Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp.
Kĩ năng : Xác định chủ đề, xây dựng dàn ý và trình bày bài phát biểu theo chủ đề. Tìm kiếm và xử lí thông tin hợp lí, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.
Tư duy, thái độ : Xác định đúng vấn đề và nội dung, tự tin khi phát biểu theo chủ đề.
Phương tiện :
+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
Phương pháp: GV hướng dẫn, gợi ý cho học sinh lựa chọn nội dung, chuẩn bị đề cương và phát biểu ý kiến theo chủ đề , sau đó cho HS nhận xét, thảo luận và rút ra cách phát biểu theo chủ đề.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A3
12A4
12A5
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc đoạn trích.
Phân tích cảnh đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người ra đi.
Hình ảnh Việt Bắc cách mạng, Việt Bắc anh hùng được nhà thơ miêu tả như thế nào?
Tính dân tộc trong đoạn thơ được thể hiện như thế nào?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình học tập của học sinh thường nảy sinh nhiều vấn đề buộc các em phải suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình để cùng với mọi người tìm ra một điểm chung, một cách giải quyết thoả đáng nhất. Để có được một bài phát biểu phù hợp với chủ đề đưa ra và thuyết phục người nghe, hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học : Phát biểu theo chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hình thành khái niệm.
- Thế nào là phát biểu theo chủ đề?
I. KHÁI NIỆM:
Phát biểu theo chủ đề là phát biểu bằng ngôn ngữ nói, có đề cương chuẩn bị trước để
làm rõ nội dung một chủ đề nào đó (văn học, xã hội. ).
* Xác định chủ đề và nội dung cần phát biểu. Giáo viên đưa trước cho mỗi nhóm một VCD trong đó chứa một đoạn phim tư liệu về chủ đề
“Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người” (thời lượng 15 phút.	và yêu cầu học
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ PHÁT BIỂU:
Xác định nội dung cần phát biểu:
Chủ đề: Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người.
Nội dung:
sinh xem trước ở nhà, xác định chủ đề, nội dung chính của đoạn phim.
Xác định chủ đề của đoạn phim tư liệu đã xem?
Chủ đề đoạn phim được thể hiện qua những nội dung nào?
+ Những lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người
+ Những hậu quả nghiêm trọng khi phá rừng.
+ Trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi người.
* Nắm vững yêu cầu khi phát biểu, chọn nội dung phát biểu và chuẩn bị đề cương.
-	Khi phát biểu theo chủ đề cần đảm bảo những yêu cầu nào?
2. Dự kiến đề cương phát biểu:
- Yêu cầu chung:
+ Chọn nội dung phát biểu: phù hợp chủ đề.
+ Xây dựng đề cương: nổi bật trọng tâm, lôgích.
+ Thái độ, cử chỉ, giọng nói: lịch sự, phù hợp với nội dung và cảm xúc.
Chủ đề thảo luận có 3 nội dung, hãy chọn 1 nội dung để phát biểu?
(Chọn nội dung 1, nội dung 2 và 3 dùng để luyện tập.
Cho biết bố cục của đề cương?
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận làm đề cương.
Yêu cầu cụ thể:
+ Nội dung phát biểu: Nội dung 1
+ Bố cục đề cương:
Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung.
Thân bài: Trình bày hệ thống ý trong nội dung.
Kết bài: Lời kết thúc và cảm ơn.
HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC
HÀNH Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến.
Giáo viên gọi đại diện từng nhóm phát biểu ý kiến.
Cho các nhóm khác nhận xét về giọng nói, thái độ, cử chỉ và bổ sung nội dung cho nhóm bạn.
III. PHÁT BIỂU Ý KIẾN:
Mở bài: Những lợi ích lớn lao của rừng đối với sự sống của con người
Thân bài:
Tạo ôxy cho sự sống con người.
Điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết.
Giữ mạch nước ngầm.
Giữ độ màu mỡ cho đất, chống xói mòn.
Môi trường sống cho nhiều động, thực vật quý hiếm.
Che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt.
Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ
Căn cứ địa cách mạng thời chống giặc ngoại xâm.
Cảnh quan hùng vĩ, nguồn đề tài sang tác cho văn học nghệ thuật.
=> Lợi ích của rừng vô cùng to lớn nên bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người.
3. Kết bài: Lời kết thúc và cảm ơn.
* Đúc kết lại cách thức phát biểu theo chủ đề.
- Để phát biểu ý kiến theo chủ đề cần tiến hành theo cách thức nào?
III. CÁCH THỨC PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ:
Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề.
Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp thành đề cương.
Có thái độ, cử chỉ, giọng nói: đúng mực, lịch sự, phù hợp với nội dung và cảm xúc.
HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Luyện tập để khắc sâu kiến thức đã học.
Cho các nhóm thảo luận, xây dựng đề cương theo nội dung thứ 2.
Mỗi nhóm cử đại diện phát biểu.
Các nhóm khác nhận xét về giọng nói, thái độ, cử chỉ và bổ sung cho hoàn chỉnh.
Giáo viên trình chiếu đề cương tham khảo.
LUYỆN TẬP:
Phát biểu ý kiến theo nội dung thứ hai của chủ đề đoạn phim tư liệu đã xem.
Mở bài: Những hậu quả nghiêm trọng khi phá rừng
Thân bài:
Không khí bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí cho sự sống.
Thiên tai nghiêm trọng: trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, bão tố, động đất, song thần
Đất đai bị sa mạc hóa.
Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng.
Thiếu nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm.
Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật.
Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người.
Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong.
=> Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người.
Kết bài: Lời kết thúc và cảm ơn.
HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Củng cố:
- Cách thức phát biểu theo chủ đề.
Dặn dò:
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: Đoạn trích: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_27_lam_van_phat_bieu_theo_chu_de.docx