Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 34+35, Đọc văn: Đọc thêm: Dọn về làng; Tiếng hát con tàu; Đò Lèn - Nguyễn Thị Dạ Ngân
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 34+35, Đọc văn: Đọc thêm: Dọn về làng; Tiếng hát con tàu; Đò Lèn - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 34+35, Đọc văn: Đọc thêm: Dọn về làng; Tiếng hát con tàu; Đò Lèn - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Ngày soạn: 11/11/2016 Ngày dạy: Tiết 34-35. Đọc văn. Đọc thêm. - DỌN VỀ LÀNG (Nông Quốc Chấn) TIẾNG HÁT CON TÀU(Chế Lan Viên) ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy) Bài 1: DỌN VỀ LÀNG (Nông Quốc Chấn) Mục tiêu cần đạt : Kiến thức :Giúp HS hiểu được:Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người.Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và hình thức của bài thơ “ Dọn về làng”. Kĩ năng : Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh. Tư duy, thái độ : Tình yêu quê hương. Phương tiện : + GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học + HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. Phương pháp : Nêu vấn đề, hợp tác nhóm... Tiến trình dạy học: Ổn định lớp Lớp Tiết 34 Sĩ số HS vắng 12A3 12A4 12A5 Kiểm tra bài cũ: Chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong đoạn thơ: “Nhớ gì như nhớ người yêu Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy” (Việt Bắc - Tố Hữu) Bài mới HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã trở thành nguồn cảm xúc sáng tác phong phú cho giới văn nghệ sĩ bấy giờ, cũng lấy từ nguồn cảm xúc ấy, Nông Quốc Chấn sáng tác Dọn về làng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI -Cho HS tham khảo phần tiểu dẫn, gọi 1 em nêu những nét chính về tác giả và đặc điểm thơ Nông Quốc Chấn. ? Em cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có tác Tìm hiểu chung: Tác giả, tác phẩm: Nông Quốc Chấn là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông đậm bản sắc dân tộc miền núi. Tác phẩm: (SGK) 2. Hoàn cảnh ra đời:(SGK) Hướng dẫn đọc thêm: Đặc sắc về nội dung: a. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao- Bắc- Lạng và động như thể nào đến cảm hứng của tác giả? Gọi HS đọc bài thơ ?Tác phẩm “Dọn về làng” nói về vấn đề gì?. Cuộc sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và niềm vui được giải phóng. ? Từ bố cục rất lạ của bài thơ, em có thể suy ra được bài thơ có những nội dung cơ bản nào? Nhóm 1: phát hiện nghệ thuật từ câu 7 đến 37. HS bình câu: “ Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa” Nhóm 2: câu 38 đến 48. Biện pháp đối lập (vd). Giàu liên tưởng, âm thanh ánh sáng (vd). ? Nhân dân đã sống cay cực ra sao? Phải chăng đó là bi kịch của một gia đình?. ? Có người cho rằng từ hiện thực đau thương đó, niềm vui được giải phóng của nhân dân là niềm vui lớn mang tính thời đại, dân tộc. Em nghĩ sao?. ? Để có được những nội dung trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo nào? Từ đó suy ra thơ của tác giả có gì đặc biệt? tội ác của giặc Pháp: - Cuộc sống “cay đắng đủ mùi” của nhân dân: + Chạy giặc loạn lạc trong cảnh mưa bão mịt mù, sấm sét dữ dội. + Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng; chết không ai chôn. + Đặc biệt là hình tượng người mẹ- chịu đựng bao đau thương, mất mát nhưng cũng hết sức can trường trước mọi gian nan, thử thách trước mọi suy ngẫm. Đó vừa là người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả, vừa là người mẹ quê hương trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm. - Tội ác của giặc Pháp: Đốt trơ trụi, vét hết quần áo, bắt dân làng, tra tấn, đánh đập. => Đó là bi kịch của dân tộc ta, nỗi đau lớn của nhà thơ. Có thể coi bài thơ là bản cáo trạng kẻ tọi thực dân xâm lược, qua đó bộ lộ thái độ của tác giả về sức chịu đựng và tình cảm yêu nước của dân tộc vùng cao. b. Niềm vui khi được “Dọn về làng”: Bố cục giản dị: Mở đầu là niềm vui khi Cao- Bắc- Lạng được giải phóng => nỗi buồn tủi, xót x,a căm giận bọn ngoại xâm đã tàn phá, gieo rắc tội ác lên quê hương => đoạn kết: trở lại cảm xúc mừng vui, hân hoan vì quê hương thanh bình trở lại. Thể hiện niềm vui mang nét riêng: lối nói cụ thể, cảm xúc, suy nghĩ được diễn đạt bằng hình ảnh: "Người đông như kiến, súng đầy như củi", "Đường cái kêu vang tiếng ô tô... mái nhà lá" => Niềm vui Cao- Bắc- Lạng giải phóng được thể hiện bằng một phong cách riêng, đậm màu sắc độc đáo của tư duy người miền núi. Từ những chi tiết, hình ảnh, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như vút lên trên từng câu thơ. Qua đó, thể hiện khát vọng tự do của dân tộc ta. III. Tổng kết: Bài thơ có nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Góp một gương mặt đặc biệt cho nền thơ Việt Nam. A Mục tiêu cần đạt: Kiến thức Bài 2: TIẾNG HÁT CON TÀU (Chế Lan Viên) Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ. Thấy được những đặc sắc nghệ thuật thơ Chế Lan Viên: sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú, bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng. Kĩ năng - Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. Tư duy, thái độ Ý thức cống hiến, xây dựng đất nước. Phương pháp : Nêu vấn đề, phát vấn, thuyết giảng. Gợi mở, dẫn dắt, hướng dẫn HS đọc thêm Phương tiện : GV: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Khát vọng xây dựng đất nước sau khi miền Bắc giành được độc lập của một tâm hồn nghệ sĩ giàu tình yêu quê hương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HS đọc tiểu dẫn nêu vài nét chính về tác giả Chế Lan Viên? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của Chế Lan Viên. Tìm hiểu chung: Tác giả: Chế Lan Viên (1920 - 1989): Thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo. Phong cách thơ Chế Lan Viên độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng, triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo. 2. Tác phẩm: Rút từ tập“Ánh sáng và phù sa”. - Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền xuôi xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Hướng dẫn đọc thêm: Lời đề từ: Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ? Thực tế ó con tàu đi Tây Bắc không? Vậy con tàu có ý nghĩa như thế nào? Tây Bắc có ý nghĩa gì? Từ đó rút ra ý nghĩa của lời đề từ. Nên tìm hiểu bài thơ theo bố cục như thế nào? Hai khổ đầu tác giả thể hiện nội dung gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nội dung chính của khổ 3- 11? Nét độc đáo của khổ 5 là gì? Biện pháp nghệ thuật gì? Ý nghĩa của khổ 5? Con tàu: biểu tượng cho khát vọng ra đi. Tây Bắc:vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng cho miền đất xa xôi của Tổ quốc. => Đến với nhân dân, với Tây Bắc chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó. 2. Hai khổ đầu: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường: Biện pháp đối lập. Câu hỏi tu từ => nhân vật trữ tình tự phân đôi để chất vấn, đối thoại với chính mình. → Không thể có ý nghĩa cuộc đời, không thể có thơ hay nêú chỉ quẩn quanh trong thế giới chật hẹp của cái tôi. 3. Khổ 3- 11: Hoài niệm về Tây Bắc trong kháng chiến . Khổ 3,4: Tây Bắc là xứ núi rừng anh hùng, cuộc kháng chiến chống Pháp là sân khấu để tôi luyện nhà thơ chuyển biến cuộc đời và nghệ thuật. Khổ 5: so sánh độc đáo. Sự trở về với nhân dân là niềm hạnh phúc lớn lao của tác Những con người Tây Bắc hiện lên như thế nào? Tình quân dân được thể hiện trong đoạn thơ như thế nào? Nội dung của đoạn còn lại. giả: trở về để được tắm mát, để tâm hồn được hồi sinh, tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của cuộc đời mình, được chăm sóc, vỗ về, an ủi. Những hình ảnh so sánh vừa gần gũi có vẻ đẹp thơ mộng mượt mà, vừa sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực đã nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân. - Khổ 6-11: Hình ảnh Tây Bắc hiện lên qua những con người cụ thể: + Đó là người anh du kích với chiếc áo nâu , đứa em liên lạc linh hoạt, dũng cảm, người mẹ nuôi quân giàu đức hi sinh, cô gái xung phong với vắt xôi nuôi quân giấu giữa rừng => sự gắn bó và niềm biết ơn của tác giả. + Nhóm từ chỉ thời gian vĩnh hằng, từ xưng hô nói lên mối quan hệ gắn bó, gần gũi. + Đoạn thơ có những câu mang tính triết lí: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn" =>bình thường khi ta ở mảnh đất ấy chỉ là chốn trú thân. Khi rời xa mới nhận ra nơi ấy đã lưu giữ một phần tâm hồn. "Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương". => Tình yêu có khả năng gắn kết những tâm hồn xa lạ. 3. Còn lại: Khúc hát lên đường Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống trở thành động lực bên trong làm nhà thơ khao khát, bồn chồn: mắt ta thèm, tai tai nhớ, mắt ta nhớ, lòng ta cũng như tàu... Những hình ảnh có tính biểu tượng và ẩn dụ chỉ cuộc sống lớn của nhân dân... thành lời thôi thúc, mời gọi lên đường xây dựng Tây Bắc, xây dựng Tổ quốc. Âm hưởng đoạn thơ dồi dào lôi cuốn. →Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi, mê say đáp lại lời mời gọi của hai khổ thơ đầu. III. Tổng kết: Với những nét đặc sắc trong sáng tạo hình ảnh, với những liên tưởng phong phú bất ngờ, xúc cảm gắn với suy tưởng, bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ hướng về đất nước với những kỉ niệm sâu nặng trong kháng chiến chống Pháp. Đó cũng là khát vọng trở về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thơ ca. HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Củng cố Nghệ thuật của bài thơ Dọn về làng mang màu sắc dân tộc. Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ Tiếng hát con tàu. Dặn dò Học thuộc lòng hai bài thơ. Chuẩn bị bài : Đò Lèn (Nguyễn Duy). Tiết 35. ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy) Mục tiêu cần đạt: Kiến thức Hiểu thêm về thơ Nguyễn Duy - “ một thế giới nội tâm có bản sắc”. Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối với người bà đã khuất. Hiểu được những nét riêng của Nguyễn Duy trong cách nhìn về quá khứ, về tuổi thơ cũng như trong cách thể hiện những cảm nhận về người bà lam lũ tảo tần giàu yêu thương. Kĩ năng Góp phần củng cố kĩ năng tiếp nhận văn bản văn học cho HS : Cách dùng PP đối chiếu, so sánh để tìm ra nét riêng của VBVH, của tác giả. Tư duy, thái độ Giáo dục tình cảm và hành vi đạo đức cho HS : Biết quý trọng người thân, biết hành động, quan tâm, chia xẻ đối với những người thân yêu nhất trong cuộc sống của mình. Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề , gợi mở .So sánh văn học Phương tiện: GV :SGK , SGV, thiết kế bài giảng , bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. HS : SGK, Vở soạn, vở ghi. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp Lớp Tiết 35 Sĩ số HS vắng 12A3 12A4 12A5 Kiểm tra bài cũ : -Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Dọn về làng. - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Tiếng hát con tàu. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Bài thơ như lời ru, một nỗi niềm xa xưa vọng lại. Bài thơ mở ra một thế giới tuổi thơ thắm đẫm tình bà cháu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT I.Tìm hiểu chung: ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN 1.Tác giả: (SGK) THỨC MỚI 2. Bài thơ: Đò Lèn (SGK) ?GV yêu cầu HS: Phát biểu một II. Hướng dẫn đọc hiểu: vài nét về Nguyễn Duy 1. Cách nhìn về tuổi thơ của tác giả: GV nhấn mạnh một số nội dung -Thời thơ ấu : câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật,ăn quan trọng đã ghi trong tiểu dẫn. trộm nhãn, đi chơi đền,chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi GV đọc diễn cảm bài thơ.Hướng chợ...=> tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên. dẫn cách đọc. - Cách nhìn: thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, GV nói nhanh về xuất xứ và đại khác với lối thi vị hoá thường gặp => cách nhìn mới mẻ. ý , bố cục bài thơ. 2.Tình cảm sâu nặng đối với người bà: ? Hai khổ thơ đầu khắc họa cái tôi ND thời thơ ấu. GV nêu một vài chi tiết và nhận xét về cái tôi tác giả. + GV đọc đoạn đầu bài thơ Quê Hương của Giang Nam. So sánh với bài thơ này để học sinh thấy rõ cách nhìn mới mẻ của ND về tuổi thơ Hình ảnh người bà , qua hồi ức của tác giả,hiện lên như thế nào ? ( các chi tiết, hình ảnh ) -Tình cảm của nhà thơ như thế nào khi nghĩ về người bà một thời tần tảo, yêu thương nuôi nấng mình ? ( Lưu ý trạng thái cảm xúc nhiều chiều trong tâm hồn nhà thơ ) GV đối chiếu bài này với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.Từ đó rút ra nét đặc sắc của Nguyễn Duy trong cùng thi đề viết về tình bà cháu.GV gợi mở : Để khắc hoạ hình ảnh người bà và gửi gắm tình cảm đối với bà, Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật : + Thủ pháp đối lập. + Thủ pháp so sánh, đối chiếu GV so sánh giọng điệu ở 2 bài thơ. GV tổng kết Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. . =>cơ cực, tần tảo, yêu thương . Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại: + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà. + Sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng : “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi" 3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu: Sử dụng thủ pháp đối lập : + Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà. + Đối lập giữa chiến tranh ác liệt với tình yêu thương của người bà. + Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người. => thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa. -Sử dụng phép so sánh đối chiếu : + Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng + Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản =>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà. Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người. III. Kết luận: - Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẻ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình. HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Củng cố: Cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ và cách thể hiện rất riêng của nhà thơ về tình cảm đối với người bà. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài : Thực hành một số phép tu từ cú pháp.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_tiet_3435_doc_van_doc_them_don_ve_lan.docx