Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 41: Đọc thêm: Bác ơi ! (Tố Hữu), Tự do (PÊ-luy-a)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 41: Đọc thêm: Bác ơi ! (Tố Hữu), Tự do (PÊ-luy-a)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 41: Đọc thêm: Bác ơi ! (Tố Hữu), Tự do (PÊ-luy-a)
Ngày soạn:....../......./........ Ngày dạy: ....../........./............ Tiết thứ: 41 Đọc thêm: BÁC ƠI (TỐ HỮU) MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu, phân tích, cảm thụ được nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình trước sự ra đi đột ngột của Bác qua những hình ảnh thơ giản dị gần gũi với tâm hồn thơ Việt Nam. Đó cũng là tấm lòng chung của cả dân tộc. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn. Tố Hữu và những sáng tác về Bác Hồ: -Tố Hữu là nhà thơ có nhiều sáng tác nhất, hay nhất cảm động nhất về Bác Hồ. Ông đã nói hộ cho bao tấm lòng người con Việt Nam đối với lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. -Bài thơ ra đời ít ngày sau khi Bác mất - Là tiếng khóc đau thương ngọt ngào của nhà thơ và cũng là của cả dân tộc. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: Tìm hiểu bài thơ. Bốn khổ thơ đầu: Giọng nghẹn ngào, thương tiếc, ngậm ngùi -> khái quát nỗi đau chung của cả đất nước, cả vũ trụ, cỏ cây và con người. Nỗi đau đớn được nhà thơ hình tượng hoá bởi một nhân vật cụ thể " con chạy về thăm Bác " -> Với hình tượng này nhà thơ có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc với rất nhiều cung bậc khác nhau. Hình tượng thơ mang tính khái quát cho hàng triệu con tim Việt Nam đối với Bác Sáu khổ thơ tiếp theo: Khắc hoạ hình tượng Bác Hồ trên nhiều khía cạnh: + Về lí tưởng và lẽ sống của Người: "ôm cả non sông ,tự do cho mỗi đời nô lệ" Đó là lí tưởng sống cao đẹp của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc. Ba khổ thơ còn lại: Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà mà là tiếng lòng, cảm xúc của một dân tộc Việt Nam.Tiếc thương đau xót trước sự ra đi của Bác nhưng lời thơ không bi luỵ vì tác giả khẳng định sức sống bất diệt của trái tim Hồ Chí Minh TỰ DO (P Ê- LUY- A) MỤC TIÊU: Giúp học sinh phân tích được hình thức nghệ thuật đặc sắc độc đáo thể hiện khát vọng tự do của tác giả đồng thời cũng là của nhân dân Pháp qua bài thơ. Nhận thức sức mạnh và giá trị của tự do chân chính. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: *Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn, tìm hiểu văn bản: Những nét chung: 83 -Tác giả PÊ-luy-a (1895- 1952) là thơ Pháp tham gia nhiều hoạt động chính trị chống chiến tranh chống phát xít , chống đế quốc. Ông sáng tác hơn 60 thi phẩm -Bài thơ ra đời trong thời kỳ nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược. Nguyên văn bài thơ không có vần, không có dấu chấm câu. Tác phẩm: -Cảm nhận chung về bài thơ: Là bài thơ hay, bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do. Được thể hiện bởi hình thức nghệ thuật đặc biệt với tầng lớp hình ảnh từ ngữ lặp lại chồng lên nhau nối tiếp nhau. + Nghệ thuật: -Tạo câu trùng điệp " tôi viết tên em " -Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn -Địa điểm mang tính trừu tượng + Nội dung: Tình yêu tự do cháy bỏng mãnh liệt *Giáo viên củng cố, hướng dẫn học sinh học bài ở nhà *Dặn dò: Tiết sau học làm văn "Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận". 84
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_tiet_41_doc_them_bac_oi_to_huu_tu_do.docx