Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 72, Tiếng Việt: Thực hành về hàm ý - Nguyễn Thị Dạ Ngân
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 72, Tiếng Việt: Thực hành về hàm ý - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 72, Tiếng Việt: Thực hành về hàm ý - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Ngày soạn : 13/1/2017 Ngày dạy: Tiết 72. Tiếng Việt. THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý Mục tiêu bài học Kiến thức Củng cố nâng cao kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ. Kĩ năng Có kỹ năng lĩnh hội được hàm ý, kỹ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết. Tư duy, thái độ Biết dùng câu có hàm ý khi cần thiết. Phương tiện GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. Phương pháp GV gợi dẫn theo câu hỏi SGK để HS luyện tập thực hành. HS làm bài tập theo cá nhân, nhóm hay tổ, sau đó GV thống nhất lời giải. Khi phân tích nên đối chiếu, so sánh với cách nói thông thường, có nghĩa tường minh, để dễ nhận ra hàm ý. Tiến trình tổ chức: Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 12A3 12A4 12A5 Kiểm tra bài cũ Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. Nhân vật nào để lại ấn tượng trong em nhiều nhất sau khi học “Chiếc thuyền ngoài xa”? Nếu chứng kiến những nạn bạo hành trong gia đình (xung quanh ta hoặc ngay chính người thân chúng ta), em sẽ làm thế nào? Trình bày nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Trong giao tiếp, không phải lúc nào người ta cũng sử dụng nghĩa tường minh. Nhiều lúc vì lý do nào người ta chọn cách nói có hàm ý. Vì thế việc nâng cao kiến thức về hàm ý và cách tạo lập và lĩnh hội hàm ý là việc làm cần thiết. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV gợi ý cho hs nhớ lại khái niệm - Hàm ý là gì? Bài tập 1 Lời đáp A Phủ thiếu thông tin về số lượng bò bị mất. Lời đáp đó thừa thông tin về công việc dự định và niềm tin của A Phủ về việc bắt hổ. Cách nói của A Phủ khôn khéo nhằm chuộc tội và làm giảm cơn giận của Bá Tra.Câu trả lời nhiều hàm ý =>Khái niệm: Hàm ý là những nội dung ý nghĩ không nói ra trực tiếp -Cho Hs đọc bài tập trong Sgk - Phân chia thảo luận nhóm lên bảng trình bày nội dung Nhóm 1: Đọc bài tập 1 trong Sgk Nhóm 2: Đọc bài tập 2 trong Sgk Nhóm 3: Đọc bài tập 3 trong Sgk Nhóm 4: Đọc bài tập 4 trong Sgk -GV hướng dẫn hs tổng kết cách thức tạo câu có hàm ý. Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Tạo lập 5 câu có hàm ý. nhưng vẫn có ý định truyền tải đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh và tình huống giao tiếp để hiểu đúng, hiểu hết ý người nói. Bài tập 2 a. Câu nói của Bá Kiến “ Tôi không phải là cái kho” Có hàm ý : từ chối cho tiền Cách nói như thế vi phạm phương châm cách thức nói rõ ràng rành mạch b.Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi, nhưng những câu đó thực hiện hành động nói hướng tới đối tượng hay là một hành động chào của kẻ trên. Kiểu giao tiếp như vậy cũng là hàm ý Lượt lời thứ nhất hàm ý là không muốn cho vì không có nhiều tiền ( cái kho- biểu tượng của của cải, tiền bạc) Lượt lời thứ hai ý nói Chí Phèo là đồ ăn bám c. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Chí Phèo thì Chí không nói hết ý, chỉ bác bỏ hàm ý trong lời Bá Kiến, điều đó là hàm ý và được thể hiện rõ ở lượt lời cuối cùng “ Tao muốn làm người lương thiện” Bài tập 3 Lượt lời thứ nhất bà đồ nói có hình thức hỏi nhưng nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ bà cho rằng ông viết văn kém Bà đồ chọn cách nói hàm ý vì lý do tế, nhị lịch sự với chồng Bài tập 4 Chọn câu D là câu trả lời đúng. => Cách thức tạo câu có hàm ý: Để có một câu hàm ý người ta thường dùng cách nói vi phạm 1(hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó: sử dụng các hành động nói gián tiếp, chủ ý vi phạm phương châm về lượng, nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu, hay vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài giao tiếp, vi phạm phương châm cách thức nói mập mờ vòng vo. HS tạo lập 5 câu, chỉ ra hàm ý trong từng câu. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung Củng cố - Tác dụng cách nói hàm ý : Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ hơn cách nói thông thường, giữ được tính lịch sự và thể diện tốt đẹp của người nói hoặc người nghe, làm cho lời nói ý vị, hàm súc - Để tạo ra cách nói có hàm ý tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hay phối hợp nhiều cách thức với nhau. Dặn dò Tìm 2 dẫn chứng trong văn học có sử dụng hàm ý. Tự đặt một đoạn hội thoại có sử dụng hàm ý Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm : Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng).
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_tiet_72_tieng_viet_thuc_hanh_ve_ham_y.docx