Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 87: Diễn đạt trong văn nghị luận (Tiếp theo)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 87: Diễn đạt trong văn nghị luận (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 87: Diễn đạt trong văn nghị luận (Tiếp theo)
Ngày soạn:....../......./........ Ngày dạy: ....../........./............ Tiết thứ: 87 MỤC TIÊU: Giúp học sinh: DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp theo) -Có ý thức một cách sáng rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mục ngôn từ của bài văn nghị luận. -Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụgn giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. -Nâng cao kỹ năng vận dụng những cách diến đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên : Soạn giáo án. Học sinh : Soạn bài. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: Kiểm tra bài cũ: Nêu những yêu cầu về dùng từ ngữ, sử dụng cầu vầ kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận? Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Diến đạt trong văn nghị luận khồn chỉ cần chú ý tới việc sử dụng từ ngữ, sử dụng cầu và kết hớp các kiểu câu mà cong phải xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp. Chú ta sẽ tìm hiểu một số ví dụ để hiểu thêm về điều này. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tổ chức thực hiện việc xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 1 Sgk bằng một số câu hỏi: Đối tương nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn só gì tương đồng? Ngoài sự tương đồng ở một điểm chung đó, giọng điệu trong từng đoạn văn có những nét gì đặc trưng, riêng biệt? Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn trên là gì? III. Xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận. Tìm hiểu ví dụ 1. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm tương đồng. Đó là sự trang trọng, nghiêm túc. Ngoài sự tương đồng ở một số điểm chung đó, giọng điệu trong từng đoạn văn có những nét đặc trưng, riêng biệt: -Đoạn (1): giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn. -Đoạn (2): giong trầm lắng, thiết tha. Có sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn trên là đối tượng nghị luận, nội dung nghị luận. Đoạn (1) là đoạn văn viết về tội ác của thực dân Pháp nhằm lên án chúng c. Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng các kiểu câu, các biện pháp tu từ vụng hoặc cú pháp có vai trò củ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn. Học sinh dựa vào những câu hỏi để trình bày. -Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 2. Yêu cầu: Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong từng đoạn văn, chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu biểu hiện giọng điệu. Phâm tích ngắn gọn những cơ sở của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể. - Học sinh quan sát ví dụ, thảo luận và phát biểu ý kiến. -Giáo viên nhận xét, chốt lại một số ý chính. trước đồng bào và dư luận thế giới, từ đó khẳng định việc dành độc lập của dân tộc Việt Nam là việc tất yếu. Đoạn (2) viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải cái gọ là "thơ điên, thơ loạn" thực chất là thể hiện "một sức sống phi thường", "một lòng ham sống vố biên", "một ước mơ rất con người". c. Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng các kiểu câu, các biện pháp tu từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn: -Đoan (1): sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ lớp từ ngữ chính trị, xã hội (tự do, bình đẳng, bác ái, chính trị, dân chủ, luật pháp, dư luận, chính sách,), sử dụng các phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê. -Đoạn (2): sử dụng từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời (lời thơ, ý thơ, bài thơ, thơ điên, ham sống, ước mơ, ý thức, sống, chết,), sử dụng kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ: câu cảm thán, câu lặp cú pháp, 2.Tìm hiểu VD2. -Đoạn (1) được viết để kêu gọi "đồng bào toàn quốc" nên người viết đã chọn giọng điệu thích hợp.Đó là giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục.Để tạo nên chất giọng này, người viết dùng những từ ngữ ,câu văn hô gọi, cầu kiến, khẳng định mạnh (Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Không! Cúng ta tha chứ nhất định khôngkhông) sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp (Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta nhân nhượng.Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì Pháp càng lấn tới). -Đoạn (1) được viét để bình luận với châm biếm biểu tượng "bụng phệ". Người viết đã tạo được giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm.Giọng điệu này chủ yếu do cách dùng nhữnh từ ngữ đa nghĩa hoặc để trong ngoặc kép với ý nghĩa đặc biệt, câu văn giải thích có vẻ khách quan nhưng lại có ẩn ý, biện pháp liệt kê, -Đoạn (3) là lời bình của Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái mức Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận. Học sinh căn cứ vào việc tìm hiểu các ví dụ để phát biểu ý kiến. -Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập. Bài tập 1: Phân tích rõ những đặc điểm cụ thể trong cách vận dụng từ ngữ, vận dụng và kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn nghị luận Sgk. Giáo viên gợi ý, học sinh và giao việc cho các nhóm (3 nhóm, mỗi nhóm khảo sát một đoạn). Học sinh các nhóm làm việc, tập trung ý kiến, cử đại diện trình bày. Bài tập 2: Chọn một trong các đè tài Sgk để viết một bài nghị luận ngắn trong đó chú ý vận dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng điệu phù hợp. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý. Học sinh làm việc cá nhân, chuẩn bị dàn ý ra giấy nháp và thử viết một đoạn. Giáo viên quan sát và nhận xét. độ (dào dạt, lặng lẽ, say đắm. vội vàng, cuống quýt, ngắ ngủo, vui, buồn, nồng nàn, tha thiết, náo nức, xôn xao, thê lương, bi đát,) sử dụng kết hợp các kiểu câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận. +Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. +Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước, IV. Luyện tập. Bài tập 1: -Đoạn 1 nói về thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ rất tài hoa (lưu đãng hão huyền, con nhà nho khái, cái tâm hồn thèm chan hoà, con người khái, lần hồi đắp đổi, lại xoay ra ba dọi,). Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu) tạo nên một giọng điệu rất riêng, một giọng điệu "rất Nguyễn Tuân"-tài hoa, uyên bác, đầy biến hoá triong việc sử dụng ngôn từ. -Đoạn 2: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với việc tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là việc sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, điểm nổi bật là đoạn văn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết. -Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật những điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm,của Kiều và Từ Hải. Vì vậy, đoạn văn sử dụgn rất nhiều cặp tính từ tương phản (yếu đuối-hùng mạnh, tủi nhục-vinh quang, chịu đựng-bất bình, tiếng khóc-tiếng cười, lê lết- vùng vẫy, tự ti-tự tôn,). Người viết cũng sử dụng hàng loạt câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (nêu Kiềuthì Từ). Đoạn văn vì thế mà mang tâm hưởng nhịp nhàng, vân đối. Bài tập 2: Nình chung, cả bốn vấn đề nêu ra đều là những vấn đè nghị luận xã hội. Người viết nên sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh dùng từ ngữ sáo rỗng, cầu kì, tránh dùng khẩu ngữ, nên kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ vựng và cú pháp để tăng tính biểu cảm và taọ nên cho bài viết giọng điệu ngôn từ riêng: vấn đề (a. nên viết với giọng rắn rỏi tràn đầy tâm huyết; vấn đề (b. xen lẫn với giọng nghiêm túc, trang trọng là một chút châm biếm khi phê phán lối sống vị kỉ; vấn đề (c) nên gia tăng yếu tố cảm xúc để giọng điệu sâu sắc, truyền cảm hơn khi bàn về "ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu"; vấn đề (d) nên có những đoạn viết theo lối song hành để làm rõ hai vấn đề: "thành công"-"thất bại" của đời sống con người. Củng cố: Nắm: -Cách sử dụng rừ ngữ, sử dụng và kết hợp câu, sử dụn giọng điệu ngôn từ thích hợp trong bài văn nghị luận. -Luyện tập bằng cách đọc và phân tích các bài nghị luận trong sách tham khảo, tự viết một số đoạn, bài nghị luận. Dặn dò: -Tiết sau học Đọc văn "Một số mặt của vốn văn hoá truyền thống".
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_tiet_87_dien_dat_trong_van_nghi_luan.docx