Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 87, Làm văn: Diễn đạt trong văn nghị luận - Nguyễn Thị Dạ Ngân
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 87, Làm văn: Diễn đạt trong văn nghị luận - Nguyễn Thị Dạ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 87, Làm văn: Diễn đạt trong văn nghị luận - Nguyễn Thị Dạ Ngân
Ngày soạn: 8/3/2017 Ngày dạy: Tiết 87. Làm văn. DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Mục tiêu bài học Kiến thức Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. Kĩ năng Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. Tư duy, thái độ Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. Phương tiện GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. Phương pháp Qui nạp. Kết hợp làm việc cá nhân với trao đổi theo nhóm. Thảo luận nhóm để rút ra các ghi nhớ về cách dùng từ, sử dụng kết hợp các kiểu câu và xác định giọng điệu phù hợp. Chú ý hoạt động của học sinh. Tiến trình dạy học Ổn định lớp Lớp Tiết 87 Sĩ số HS vắng 12A3 12A4 12A5 Kiểm tra bài cũ: Không. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Bài học ngày hôm nay sẽ rèn luyện cho các em cách xác định giọng điệu phù hợp trong bài nghị luận. Từ đó, rèn luyện các kĩ năng diễn đạt để viết bài văn nghị luận một cách linh hoạt, sáng tạo. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 3. Hoạt động thực hành ?Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì tương đồng? ?Điểm khác nhau cơ bản giữa hai đoạn trích là gì? ?Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của đoạn trích? ?Nhận xét giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dùng để biểu hiện giọng điệu đó. ?Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể. ?Từ những nội dung đã tìm hiểu, em hãy xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận. Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Bài tập 1 (tr.157) III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận: Bài tập 1: Tìm hiểu đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới: a. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau: Đoạn 1 tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, còn đoạn kia thể hiện nhân xét về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, về giọng điệu, hai đoạn đó có điểm tương đồng: giọng điệu khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm. Điểm khác nhau: Đoạn trích 1: thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự nhau. Đoạn trích 2: diễn đạt theo kiểu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách diễn đạt như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi, đồng thời cũng thể hiện sự khẳng định dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật. b. Sự khác biệt giọng điệu trong hai đoạn trích đầu tiên là do đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách duùngtừ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung đánh giá, nhận xét), cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,...cũng tạo nên sự khác nhau đó. Bài tập 2 Đoạn trích 1 sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu cảm thán, câu cầu khiến có tính chất hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn và câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết. Đoạn trích 2 sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm, nhiều thành phần đồng chức (câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ) tạo giọng văn giàu cảm xúc. Tóm lại: Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể. Tính trang trọng,nghiêm túc thể hiện ở việc dùng từ ngữ chuẩn mực (không dùng khẩu ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng), ở việc viết câu mạch lạc, ở thái độ tôn trọng người đọc, người nghe. Tuy nhiên, người viết có quyền sử dụng một số biện pháp tu từ từ vựng, tu từ cú pháp trong những trường hợp cụ thể để tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản. Đoạn văn 1. Giọng điệu hóm hỉnh. Sử dụng lối chơi chữ : đứng đắn / lưu đãng hão huyền ; Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, vận dụng và kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích. Bài tập 2. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay, trong đó có sử dụng từ ngữ, các kiểu câu và giọng điệu phù hợp. GV hướng dẫn HS tự làm, sau đó kiểm tra bài làm của HS. thanh bần / mối lụy, chan hòa / cô đơn, tài hoa / phá bĩnh Sử dụng kiểu câu đăng đối gần với văn biền ngẫu. Đoạn văn 2. Giọng điệu hùng hồn mang ý nghĩa khẳng định. Từ ngữ chuẩn mực, trang trọng. Câu văn mạch lạc, tường minh. Đoạn văn 3. Giọng điệu luận thuyết vừa mang ý nghĩa phát hiện, vừa mang ý nghĩa khẳng định. Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa tương phản : yếu đuối / hùng mạnh, tủi nhục /vinh quang, chịu đựng / bất bình, khóc / cười, lê lết trên mặt đất / vùng vẫy trên cao, tự ti / tự tôn Sử dụng cấu trúc câu ghép có mô hình “nếu thì” và phép lặp mô hình câu. HS tự làm, đọc trước lớp, chỉ ra việc sử dụng từ ngữ, các kiểu câu và giọng điệu phù hợp. Các HS khác nhận xét. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung Củng cố Cách dùng từ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu và xác định giọng điệu phù hợp trong bài nghị luận. Dặn dò Về nhà sưu tầm các đoạn văn, bài văn nghị luận có cách diễn đạt hay, độc đáo. Chuẩn bị bài : “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” (Trần Đình Hượu).
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_tiet_87_lam_van_dien_dat_trong_van_ng.docx