Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 121, Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 121, Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 121, Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý
Tiết . Tiếng Việt: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1/Kiến thức: Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày 2/ Phẩm chất: -Chăm học, có ý thức sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói và viết. 3/Năng lực Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực làm việc nhóm Năng lực chuyên biệt: +Đọc hiểu Ngữ liệu: nhận biết được việc sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý trong văn cảnh cụ thể. Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể. Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. +Đọc mở rộng VB tự sự, trữ tình: xác định và giải đoán hàm ý THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị bài. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ CỦA THẦY VA TRO SẢN PHẨM DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý. b. Nội dung: HS theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ->Cô giáo muốn hỏi giờ bạn học sinh. ->Cô giáo nhắc nhở việc Nam đi học muộn. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Ví dụ Cuộc chia tay của anh thanh niên với người hoạ sỹ và cô * Tình huống thứ nhất: Sắp đến giờ vào lớp, cô giáo hỏi một bạn học sinh: - Mấy giờ rồi em? * Tình huống thứ hai: Nam đi học muộn, đến sân trường gặp cô giáo chủ nhiệm, cô hỏi: - Mấy giờ rồi em? ? Tình huống thứ nhất, cô giáo muốn hỏi gì? Tình huống thứ 2 cô giáo muốn nhắc nhở điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. -> GV dẫn vào bài: Trong giao tiếp, chúng ta có thể diễn đạt trực tiếp điều mình nói thông qua những câu, từ ngữ diễn đạt điều đó. Nhưng đôi khi chúng ta diễn đạt một cách gián tiếp( nội dung thông báo không được nói trực tiếp bằng những từ ngữ trong lời nói nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy). Cách diễn đạt như vậy người ta gọi là tường minh và hám ý. Vậy thế nào là tường minh và hàm ý, cô và các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. kĩ sư khi lên thăm nhà anh. Chỉ còn có 5 phút nữa là chia tay. Chỉ còn 5 phút. Căn cứ vào dụng ý mà anh thanh niên thể hiện qua những từ ngữ như “trời ơi” Anh không muốn nói thẳng ra điều đó, có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình, vì anh là người “thèm người” và hiếu khách. a. Thông báo cho cô kĩ sư biết cô ra về còn quên chiếc khăn mùi xoa. Căn cứ vào câu và từ “quên”. Không. Giống nhau: Đều sử dụng lời nói để diễn đạt 1 thông tin. Khác nhau: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Mục tiêu: Giúp HS nắm được nghĩa tường minh và hàm ý. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà và trả lời câu hỏi Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết nội dung của đoạn trích này? Chú ý vào câu nói của anh thanh niên và cho biết nội dung thông báo câu nói của anh thanh niên là gì? Căn cứ vào những từ ngữ nào em biết được phần thông báo trên? d Ngoài cách hiểu trên, em thấy câu nói của anh thanh niên còn có thể hiện điều gì? Em căn cứ vào đâu mà biết được điều anh thanh niên nói? e. Theo em tại sao anh thanh niên không nói thẳng ra điều đó với hai người hoạ sĩ và cô kĩ sư mà phải nói một cách ẩn ý như vậy? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Tường minh: Diễn đạt trực tiếp điều muốn nói. + Hàm ý: Điều muốn nói không trực tiếp diễn đạt bằng từ ngữ trong câu mà phải suy ra từ những từ ngữ ấy -> Diễn đạt gián tiếp điều muốn nói. Căn cứ vào tình huống giao tiếp. Cùng một câu nói nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau. + Nhà họa sĩ dậy + Cụm từ: tặc lưỡi + Mặt đỏ ửng khi nhận lại chiếc khăn. + Quay vội đi. + Mặt ngượng, buộc nhận lại điều mà không tránh được + Quay vội đi: vì quá ngượng. + Cô bối rối và ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn mùi soa làm kỉ vật cho ATN thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô quên nên gọi cô để trả lời Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS NV2: HĐ cặp đôi (2 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu nói: “ồ! Cô... này” anh muốn thông báo điều gì? Căn cứ vào đâu em biết được điều mà anh thanh niên nói? Ngoài thông báo trực tiếp em thấy anh thanh niên còn muốn nói điều gì nữa không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV: Như vậy, câu nói của anh thanh niên không chứa ẩn ý mà thể hiện trực tiếp ý muốn nói về điều đó. Những trường hợp nghĩa của câu được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu người ta gọi những câu đó có nghĩa tường minh. - Những trường hợp nghĩa trong câu không diễn đạt một cách trực tiếp bằng câu đó hoặc các từ ngữ trong câu đó mà phải suy ra từ những từ ngữ ấy người ta gọi là nghĩa hàm ý. ? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? -> Hàm ý: Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đâu, hãy mời ông ấy. > Câu “Cơm chín rồi !” hàm ý là: “Ông vô ăn cơm đi!” GV: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. NV3: TRÌNH BÀY 1 PHÚT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Điểm giống và khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý * Bài tập nhanh ? Từ cách hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý em hãy đặt cho cô 2 ví dụ? GV: Đưa bài tập. ?Tìm hàm ý cho câu sau? Trời sắp mưa đấy! Ra cất quần áo vào. Mang áo mưa đi. Đừng đi nữa. ? Muốn xác định hàm ý trên em phải căn cứ vàp đâu? ? Từ ví dụ trên chúng ta cần lưu ý điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV: Vì vậy nhiều khi không nắm được tình huống cụ thể đó thì sẽ không hiểu được hàm ý gửi gắm trong lời nói. Hàm ý có đặc tính: + Hàm ý có thể giải đoán được. Người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. VD: Con chào mẹ con đi học. Mẹ nói với theo: Trời sắp mưa rồi đấy! + Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng không thông báo hàm ý nào trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của họ. VD: Anh ghét tôi thì tôi quý anh. (tôi quí anh- tôi rất ghét anh) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về nghĩa tường minh và hàm ý b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ?Câu nào cho thấy họa sĩ chưa muốn chia tay? ? Từ ngữ nào cho biết điều đó ? Theo dõi yêu cầu b. Trong câu cuối những từ ngữ nào diễn đạt thái độ cô gái? ? Những từ ngữ đó thể hiện thái độ gì? ? Qua những từ ngữ này, em hiểu thái độ của cô kỹ sư ntn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân Hđ nhóm Đại diện trình bày Dự kiến trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS NV2: HĐ cặp đôi (2 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây: ? Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về tường minh và hàm ý Nội dung: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Xây dựng 1 đoạn hội thoại trong đó có sử dụng hàm ý, chỉ rõ câu chứa hàm ý và nội dung... HS trả lời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. Chuẩn bị bài mới
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_121_bai_nghia_tuong.docx