Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 124, Bài: Luyện tập viết bài tập làm văn số 6-Nghị Luận văn học
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 124, Bài: Luyện tập viết bài tập làm văn số 6-Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 124, Bài: Luyện tập viết bài tập làm văn số 6-Nghị Luận văn học
Tiết : LUYỆN TẬP VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Giúp hs củng cố lại kiến thức về kiểu bài nghị luận văn học. Năng lực: Các năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. Các năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch dạy học Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập theo yêu cầu . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức. Kiểm tra sự chuẩn bị. Bài mới. * Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Cấp độ Tên chủ đề Bài viết TLV số 6: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Chủ đề: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Nhớ được khái niệm, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Hiểu được khái niệm và các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) HS biết cách làm một bài văn nghị luận với bố cục ba phần. Đảm bảo được nội dung cơ bản của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. HS biết thể hiện quan điểm bản thân về vấn đề nghị luận, biết bình luận đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 10đ=100% Đề bài Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của nhười nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Nội dung( 8đ) Mở bài ( 0,5đ): Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Thân bài( 7đ) Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi". Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn" ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói", lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này: Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước" của người nông dân lao động bình thường. Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. * Đánh giá NT. Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt. Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Kết bài( 0,5đ): Đánh giá chung về nhân vật Hình thức ( 2đ) Bài viết chữ sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy, đủ các ý, lập luận chặt chẽ...2 điểm. Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả, diễn đạt, sơ sài... trừ 1 điểm. Bài viết lạc đề không đúng yêu cầu ( không cho điểm). * Củng cố GV thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra. IV. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...........................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_124_bai_luyen_tap_v.docx