Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 13, Bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

docx 7 trang phuong 09/10/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 13, Bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 13, Bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 13, Bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết theo PPCT: 13
Tiết chủ đề: 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI	(tiếp)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
+ Những trường hợp không tuân thủ hội thoại .
Năng lực:
+ Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại
Phẩm chất:
+ Giáo dục học sinh có thái độ lịch sự trong giao tiếp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Bảng phụ, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh:	Các phương châm hội thoại (Đọc, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn SGK).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho học sinh thể hiện tiểu phẩm 1"Chào hỏi" sgk/36( phần học sinh chuẩn bị ở nhà)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: đây là phương châm hội thoại không phù hợp với tình huống giao tiếp, tạo tình huống gây cười. Chúng ta cần sử dụng các phương châm hội thoại như thế nào cho có hiệu quả bài học hôm nay sẽ giúp ta có câu trả lời.
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
HOẠT	ĐỘNG	HÌNH	THÀNH	KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Mục	tiêu: hiểu	được	mối	quan	hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV yêu cầu HS: Nhắc lại tiểu phẩm1 (SGK- 36) và trả lời câu hỏi:
? Anh chàng trong câu truyện được giới thiệu trong hoàn cảnh như thế nào?
.
Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
Phân tích ngữ liệu sgk/36
+ Truyện cười: " Chào hỏi"
+ Chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự vì lời chào không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp với tình huống giao tiếp ( áp dụng máy móc)
-> Cần vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp
Ghi nhớ: (SGK-36)
? Anh ta có thực hiện đúng lời dặn ấy không? Thực hiện như thế nào?
? Theo em tại sao khi chàng rể ra hiệu thì người đốn cành lại dừng việc, lật đật trèo xuống ?
? Trong tình huống này chàng rể đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
? Hãy tìm những tình huống mà lời hỏi thăm như trên được dùng một cách thích hợp bảo đảm tuân thủ là người có phong cách lịch sự?
? Từ câu chuyện trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
? Em hiểu thế nào là đặc điểm của tình huống giao tiếp? ? Đặc điểm của tình huống giao tiếp bao gồm các yếu tố nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
+ Anh chàng được giới thiệu: Ở nhà vợ tại một vùng quê. Được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.	.
+ Anh chàng thực hiện đúng lời dặn, thấy người đốn cành trên một cây cao cũng vẫy xuống để chào.
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Phân tích VD
+ Tình huống trong truyện " Người ăn xin" phương châm lịch sự được tuân thủ.
+ Tất cả các tình huống còn lại không tuân thủ PC hội thoại.
+ Nhân vật Ba: Vi phạm phương châm về lượng để đảm bảo phương châm về chất.
+ Bác sĩ: vi phạm phương châm về chất để người bệnh không rơi vào trạng thái bi quan, tuyệt vọng.
+ Người nói muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khác.
+ Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau.
2. Ghi nhớ: (SGK- 37)
II. Luyện tập:
Bài tập số1 (SGK-37) Ông bố không tuân thủ PCCT vì cậu bé chỉ 5 tuổi chưa biết
Chàng rể đã vi phạm: Không tuân thủ phương châm lịch sự vì không phù hợp với tình huống giao tiếp. Gây phiền hà, ảnh hưởng công việc của người khác.
+ Nếu anh chàng đốn cành dưới đất hoặc đang đi trên đường thì lời chào phù hợp, lịch sự.
- Đặc điểm của tình huống giao tiếp :
+ Nói với ai.	( Đối tượng giao tiếp)
+ Nói khi nào. (Thời điểm giao tiếp)
+ Nói ở đâu.	( Địa điểm giao tiếp)
+ Nói để làm gì. ( Mục đích giao tiếp)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS.
GV chuẩn kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Mục tiêu: HS nắm được những nguyên tắc khi vận dụng PC hội thoại.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV phâ công làm việc nhóm:
* Nhóm 1: GV gọi học sinh đọc yêu cầu phần 1 (SGK - 37)
cuốn sách Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” cho nên sẽ không tìm được quả bóng.=> Cách nói không rõ, không phù hợp đối tượng.
Bài tập số 2: (SGK- 38) Lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ PC lịch sự.
+ Qua tìm hiểu nội dung câu chuyện: Sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có lí do chính đáng.
Các ví dụ 1 (SGK- 8), truyện cười “ Quả bí khổng lồ” (SGK-9), đọc 1 số thành ngữ (SGK- 21), truyện “ người ăn xin” (SGK-22).
? Trong các ví dụ đã phân tích trên khi học về các phương châm hội thoại, trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ
* Nhóm 2: HS đọc đoạn đối thoại phần 2, chú ý từ in đậm.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không ?
? Trong tình huống này thì phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ?
? Vì sao Ba trả lời như vậy mà không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu ?
? Vậy Ba đã tuân thủ phương châm nào trong trường hợp này?
* Nhóm 3: gọi học sinh đọc phần 3 trong (SGK- 37)
? Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ?? Tại sao bác sĩ phải làm như vậy?
? Em hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm hội thoại cũng không được tuân thủ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Nhóm 2:
+ Phương châm về lượng không được tuân thủ vì Ba không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn là năm nào-> cụ thể, rõ ràng chứ không phải chung chung đầu TK 20.
+ Vì Ba không biết cụ thể, chắc chắn, chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào nên không dám khẳng định, không dám trả lời An.....
+ Ba tuân thủ phương châm về chất (Ba trả lời chung chung, không nói những điều mà chưa có bằng chứng xác thực, không biết chính xác, chắc chắn.)
Nhóm 3:
+ Bác sĩ chỉ có thể nói thật với người nhà bệnh nhân.
Tình huống tương tự:
+ Giả thiết người chiến sĩ, người lính, nhà hoạt động Cách mạng khi bị rơi vào tay địch. Không khai thật hết những thông tin bí mật mà mình biết về đơn vị hay những bí mật quân sự vì có thể dẫn đến hậu quả rất tệ hại -> vi phạm phương châm về chất vì điều đó có lợi cho đơn vị, cho nhân dân đất nước thì vẫn phải làm.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
Trong bất kì tình huống giao tiếp nào nếu có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cần tuân thủ 1 phương châm hội thoại khác thì người nói có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV phân công:
Tổ 1,3 : bài 1
Tổ 2,4 : bài 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV nêu yêu cầu:
? Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì?
? Những nguyên nhân nào dẫn tới sự vi phạm phương châm hội thoại?
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp .
+ Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn .
+ Muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó...
Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài, Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
+ Chuẩn bị cho Viết bài Tập làm văn số 1 ( Văn thuyết minh ): ( Xem lại các kiến thức liên quan đến thể loại văn thuyết minh, Bố cục bài văn thuyết minh theo các dạng đề khác nhau ( Con vật, cây cối), các yếu tố cần kết hợp trong văn bản thuyết minh: Biện pháp tu từ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. Tìm hiểu đề và tìm ý cho những đề trong SGK - 42, chú ý tới hai đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam và Thuyết minh về cây lúa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_13_bai_cac_phuong_c.docx