Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 19, Bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 19, Bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 19, Bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 19: Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: - Biết và hiểu được thế nào là cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. - Biết và hiểu được thế nào là cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. Năng lực: Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân Phẩm chất: Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,) Chuẩn bị của học sinh: Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu vấn đề: Khi em được cô giáo phân công nhắc các bạn lịch đi học: Có thể truyền đạt thông tin bằng hai cách + Cách 1: Cô giáo nhắc : “ Đúng 14 giờ lớp mình đi học” + Cách 2 : Chiều nay lớp mình đi học vào lúc 14 giờ, Cô giáo nhắc thế Theo em, cách nào truyền đạt nguyên văn lời cô giáo, cách nào chỉ truyền đạt nôi dung chính mà cô giáo muốn nhắc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Cách 1: truyền đạt nguyên văn lời cô giáo Cách 2 : chỉ truyền đạt nôi dung chính mà cô giáo muốn nhắc Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Cách 1 người ta gọi là cách dẫn trực tiếp, cách 2 người ta gọi là cách dẫn gián tiếp Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp, thế nào là cách dẫn gián tiếp bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Cách dẫn trực tiếp: (7’) Phân tích ngữ liệu /sgk: a- Lời nói Hoạt động 1: Tìm hiểu Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chiếu bảng phụ – ngữ liệu/SGK và yêu cầu HS đọc ngữ liệu HS thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi: ? Hãy cho biết các từ in đậm trên bảng trong các ngữ liệu a,b thì: 1.Phần in đậm nào là lời nói được phát ra thành lời? Vì sao em xác định như vậy? Phần gạch chân nào là ý nghĩ trong đầu? Vì sao em xác định như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: b- ý nghĩ. -> được dẫn nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép và đứng sau dấu hai chấm. -> Dẫn trực tiếp. 2.Ghi nhớ: SGK/54 II. Cách dẫn gián tiếp: (8’) 1.Phân tích ngữ liệu /sgk: - Dẫn lời nói, ý nghĩ có sự điều chỉnh không đặt trong ngoặc kép, trước nó có từ “rằng” (“là”). -> Dẫn gián tiếp. 2. Ghi nhớ: SGK/56 Phần in đậm trong ngữ liệu a là lời nói được phát ra thành lời vì trước nó có từ “nói”. Phần in đậm trong ngữ liệu b là ý nghĩ trong đầu vì trước nó có từ “nghĩ”. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV chuẩn kiến thức: Phần in đậm trong ngữ liệu a được gọi là dẫn lời nói, ngữ liệu b là dẫn ý nghĩ. Dẫn lời nói: Là ý nghĩ đã được nói ra (lời nói bên ngoài). Dẫn ý nghĩ: Là lời nói chưa được nói ra (lời nói bên trong). □ Nội dung các từ in đậm được nhắc lại một cách nguyên vẹn. GV Lưu ý: Ngoài ra lời đối thoại của các nhân vật cũng được xem là lời dẫn trực tiếp Ví dụ: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó khẽ hỏi: Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? Là con thầy mấy lị con u Thế nhà ta ở đâu? Nhà ta ở làng chợ Dầu” (Làng – Kim Lân) Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp Mục tiêu: HS hiểu được các dẫn gián tiếp Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV đặt câu hỏi: * GV chiếu ngữ liệu và yêu cầu HS đọc NL Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ. (Nam Cao, Lão Hạc) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại) - GV đặt câu hỏi: ? Phần in đậm trong VD a, b đâu là lời nói, đâu là ý nghĩ? Vì sao em khẳng định như vậy? ? Các từ đó được dẫn ntn? (Có giữ nguyên lời nói của nhân vật không?) ? Các từ đó được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì? ? Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là” được không? ? Cách dẫn như 2 VD trên gọi là cách dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu thế nào là dẫn gián tiếp? HS: Đọc ghi nhớ. Nhiệm vụ 2: HS thảo luận nhóm: (2 bàn 1 nhóm- dùng phiếu học tập) Thời gian: 2 phút Yêu cầu: Nắm được điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dãn gián tiếp . Biết cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dãn gián tiếp và ngược lại - Phân công: Nhóm 1: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp Nhóm 2+3: Em hãy nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. Lấy ví dụ minh họa - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhiệm vụ 1: VD a là lời nói. Đây là DN 1 lời khuyên vì trước nó có từ “khuyên” trong lời người dẫn. VD b là ý nghĩ vì trước nó có từ “hiểu”. Các từ được dẫn có sự điều chỉnh. Dấu hiệu: + VD a: Không có dấu hiệu gì. + VD b: Trước nó có từ “rằng”. Có thể thay “rằng” = “là”. Nhiệm vụ 2: HS các nhóm tự lấy ví dụ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: 1/Bỏ dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 2/chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp theo ngôi thích hợp. * GV đưa thêm ví dụ : -Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói : “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây.” => Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói rằng đây là chỗ con bà ở được. So sánh cách dẫn Dẫn trực tiếp Dẫn gián tiếp Giống : Đều là dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật Dẫn nguyên văn. Đặt trong đấu ngoặc kép. - Thuật lại có điều chỉnh. -Không đặt trong dấu ngoặc kép. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. GV phân công : Nhóm 1,3 : bài 1/trang 56 Nhóm 2,4 : bài 2/trang 56 Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. III. Luyện tập Bài 1/trang 56 Dẫn ý: dẫn trực tiếp. Dẫn ý: dẫn trực tiếp Bài 2/trang 56 a: Dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải”. + Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung, NT và ý nghĩa của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ. -Hoàn chỉnh các bài stập. Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: - Đọc, trả lời câu hỏi bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự + Ôn lại thế nào là tóm tắt văn bản tự sự .(lớp 8) + Cách tóm tắt văn bản tự sự ( Trả lời câu hỏi SGK.) + Tóm tắt các văn bản đã học và sẽ học trong chương trình Ngữ văn 9.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_19_bai_cach_dan_tru.docx