Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 2, Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp theo)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 2, Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 2, Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp theo)
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 1 Tiết 2 ( Tiếp) Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể. Năng lực: + Xác định giá trị bản thân: Mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao tiếp: + Trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong bài, hợp tác... Phẩm chất: - Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tâp, rèn luyện theo gương Bác. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: + Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác - “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”. + Chân dung tác giả, phiếu học tập. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên slide và trả lời: Đôi dép và chiếc áo kaki, chiếc mũ cối bạc trên gợi đến hình ảnh của ai? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Đúng vậy Bác luôn sống giản dị, lối sống, tư tưởng đạo đức HCM luôn là kim chỉ nam, là tấm gương cho chúng ta noi theo: “Ta bên người, Người sáng tỏ bên ta Ta bỗng lớn ở bên người một chút” Để rõ hơn về điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài Phong cách Hồ Chí Minh. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu phần 2 a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV b. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác: + Lối sống giản dị của Bác Hồ: Nơi ở, làm việc đơn sơ: nhà sàn, vài căn phòng nhỏ Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Đoạn 2 của văn bản cho ta thấy đặc điểm gì về con người của Bác? ? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh đã có những biểu hiện cụ thể ra sao? ? Nhận xét về hệ thống dẫn chứng của tác giả khi nói về lối sống của Bác? ? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ? ? Cụ thể tác giả so sánh cách sống của Bác như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: + Ngỡ như tất cả áo quần, trang phục tinh túy nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền đất nước, của dân Ăn uống đạm bạc, không cầu kì: cá kho, dưa cà muối, cháo hoa Tư trang: ít ỏi. + Ngôn ngữ giản dị với các từ chỉ SL ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn). + Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác. -> Giản dị mà thanh cao, trong sáng ⬄ Là bài học cho mỗi chúng ta càng cảm phục, kính yêu Bác. - So sánh cách sống của Bác với lãnh tụ của các nước khác, với các vị hiền triết xưa. => Lối sống vô cùng thanh cao,giản dị là cách sống có văn hoá theo quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, là cách di dưỡng tinh thần của chủ tịch HCM 4 Tổng kết: a Nội dung- Ý nghĩa: * ND: tộc trong mọi công việc, lao động, chiến đấu được gạn lọc, lựa chọn về đây họp thành trang phục của Người. Bộ trang phục thật giản dị thanh cao. Những món ăn đậm hương vị quê nhà, những sản vật thân quen tinh túy của đất Việt từ ngàn xưa để lại hết sức thân thương, gắn bó. + Bác Hồ không bao giờ đòi hỏi chủ tịch nước được ăn món nọ món kia. Bác sống như một người bình thường: Người thường bỏ lại đĩa thịt gà, mà ăn hết: Mấy quả cà xứ Nghệ Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn ( Viễn Phương) + Khi ăn, có món gì ngon, Bác không bao giờ ăn một mình. Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình thường là ít nhất. Ăn xong, thu xếp bát đĩa gọn gàng để đỡ vất vả cho người phục vụ GV cho HS quan sát hình ảnh nhà sàn của Bác: Ngôi nhà giản dị: lợp rơm, đồ đạc đơn sơ, ngoài vườn trồng cây ăn quả (cam, bòng, mít, cau) trước nhà có ruộng đỗ, lạc (mùa nào thức ấy) chứng tỏ Người rất tiết kiệm, quan tâm tới việc sản xuất (vườn không trồng cây cảnh sang trọng mà chỉ có những loài hoa dân dã- hoa dâm bụt)- sự giản dị của gia đình góp phần hình thành phong cách sống của Bác. + Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. * Ý nghĩa của văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chúng cứ xác thực, tg Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. b. Nghệ thuật: + Đan xen giữa tự sự và bình luận + Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, có sức thuyết phục cao + Nghệ thuật đối lập, sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, thơ cổ. c Ghi nhớ: SGK/ T5 Nhận xét về hệ thống dẫn chứng của tác giả: Dẫn chứng tiêu biểu (toàn diện) chọn lọc tuy không nhiều GV: Sự trình bày hệ thống dẫn chứng như trên đã thuyết phục người đọc. Hơn thế, văn bản còn hấp dẫn bởi tác giả đã kết hợp một cách khá khéo léo việc trình bày dẫn chứng và nội dung bình luận □ Tác giả bài viết khiến người đọc hình dung trong sự đối chiếu các hình ảnh: cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của các vị nguyên thủ quốc gia và ngôi nhà sàn của Bác. -" Chiếc nhà sàn bằng gỗ cạnh chiếc ao": có ai ngờ đó là nơi ở, làm việc của 1 vị chủ tịch nước. Phạm Văn Đồng khi nói về Bác cũng nhắc tới ngôi nhà sàn " luôn luôn lộng gió và ánh sáng phảng phất hương thơm của hoa vườn" Còn Tố Hữu viết: Nơi Bác ở: rào mây, vách gió Sáng nghe chim hót sau nhà Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Tác giả so sánh cách sống của Bác : + “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến sức giản dị và tiết chế như vậy”. + “Ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức : “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” Hoạt động 2: Tổng kết Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt tiếp câu hỏi: ? Văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh" có ý nghĩa như thế nào Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hò Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức: Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi GV đặt câu hỏi:? Viết một đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * Gợi ý: + Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong p/c HCM: Con người HCM là sự kết hợp hài hoà, trọn vẹn giữa truyền thống văn hoá dân tộc với văn hoá tinh hoa nhân loại. Lối sống rất dân tộc, rất VN của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao "Ao cạn vớt bèo...sen" hay Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống thanh bạch" Thu ăn măng trúctắm ao" D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Cách học của Bác có còn phù hợp trong bối cảnh học tập hiện nay không? Em có thể học tập được gì từ phương pháp học tập của Bác ? Em học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác như thế nào? Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Hòa nhập với khu vực, quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc. + Cuộc sống giản dị, thanh cao. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Hs viết thành bài hoàn chỉnh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần. Bước 3: Báo cáo thảo luận: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_2_van_ban_phong_cac.docx