Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 21+22, Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí

docx 12 trang phuong 09/10/2023 870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 21+22, Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 21+22, Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 21+22, Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 5 - Tiết 21
Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Hồi thứ mười bốn)
( NGÔ GIA VĂN PHÁI)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ.
+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
+ Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quan Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Năng lực:
+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực
Phẩm chất:
+ Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Tham khảo các tư liệu-> soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập. Tranh ảnh về hình tượng QTrung, Lược đồ trận “QT đại phá quân Thanh” lịch sử 7.
Chuẩn bị của học sinh:	Đọc kĩ văn bản, tóm tắt nội dung chính của văn bản. Chuẩn bị theo các câu hỏi SGK. Tìm hiểu lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên tổ chức một trò chơi mang tên: Mảnh ghép bí mật.
Hình ảnh bị che bằng 6 miếng ghép, để mở miếng ghép, hs phải trả lời đúng câu hỏi của gv. Có 6 câu hỏi tương ứng với 6 miếng ghép
Câu 1: Ai là người cầu cứu viện trợ từ quân Thanh, là kẻ cõng rắn cắn gà nhà? Câu 2: Tên thật của vua Quang Trung là gì?
Câu 3: Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh đã lập ra triều đại nào? Câu 4: Vua Quang Trung đã lấy công chúa nào của triều nhà Lê?
Hình ảnh bí mật là Kinh thành Huế( Phú Xuân)
Câu 5: Ranh giới để phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài ở đâu? Câu 6: Bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Ngoài có gì đặc biệt
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên tổ chức một trò chơi mang tên: Mảnh ghép bí mật.
Hình ảnh bị che bằng 6 miếng ghép, để mở miếng ghép, hs phải trả lời đúng câu hỏi của gv. Có 6 câu hỏi tương ứng với 6 miếng ghép
Câu 1:
Lê Chiêu Thống Câu 2:
Nguyễn Huệ Câu 3:
Tây Sơn Câu 4:
Ngọc Hân
Hình ảnh bí mật là Kinh thành Huế( Phú Xuân)
Câu 5:
Sông Gianh Câu 6:
Tồn tại cả vua và chúa (vua Lê Chúa Trịnh) Hình ảnh: Kinh thành Huế (Phú Xuân)
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt:
B.	HOẠT	ĐỘNG	HÌNH	THÀNH	KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Dựa vào chú thích, em hãy giới thiệu về tác giả của văn bản?
? Em hiểu gì về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
? Hồi 14 của" Hoàng Lê nhất thống chí " kể lại việc gì?
? Hãy nêu cách đọc văn bản ( hồi 14 )?
? Giải thích nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí"?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
A.Giới thiệu chung:
Tác giả:
+ Ngô Gia Văn Phái: Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì quê ở Thanh Oai (Nay thuộc Hà Nội)
Tác phẩm:
+ "Hoàng Lê nhất thống chí" viết bằng chữ Hán, gồm 17 hồi. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu TK XIX
+ Đoạn trích nằm ở hồi thứ 14.
B. Đọc- hiểu văn bản:
Đọc- Chú thích &TT
Kết cấu, bố cục:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí " ra đời trong hoàn cảnh xã hội:
HS chuẩn bị ở nhà và trình bày
Với bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 3 thập kỉ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX: Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của kẻ xâm lược. Khởi đầu là sự sa đọa, thối nát của các tập đoàn phong kiến, các ông vua thời Lê- Mạc bất lực, vua Lê Hiển Tông chắp tay rũ áo, phủ chúa Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa, hoang dâm vô độ gây nên loạn, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến xảy ra...Cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn là một tất yếu trong lịch sử.
+ Viết theo thể chí. Viết về những sự kiện lịch sử.
+ Hoàng Lê. là cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ
Hán viết theo lối chương hồi-> Là tác phẩm có qui mô lớn nhất và đạt được nhiều thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật và văn học thời kì trung đại.
+ Cấu trúc: Tác phẩm gồm 17 hồi. Mỗi hồi đều mở đầu bằng 2 câu tóm tắt nội dung chính và kết thúc bằdung sự việc gây ra tình huống chưa có lời
giải đáp “Muốn biết sự việc ra sao hồi sau sẽ rõ”.
+ Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi
+ Bố cục: 3 phần
3. Phân tích:
a. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh:
* Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ:
+ Ngày 20,22,24/11 ông lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng chạp năm mậu thân 1788
Đến Nghệ An:
+ Tuyển thêm quân
+ Mở cuộc duyệt binh lớn
+ Lời phủ dụ với quân lính Khẳng định quyền độc lập tự chủ của đất nước, truyền thống đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực của quân sĩ.
Đến Tam Điệp:
+ Xử lý thông minh, nhạy bén trong việc dùng người
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung:
* Giáo viên bổ sung: Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có gia đình họ Ngô Thì ( Sở, Nhiệm, Chí, Du...) quê ở làng Tả Thanh Oai Hà Tây nổi tiếng đỗ cao, có tài văn học. Một số người trong gia đình họ đã viết tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Ngô Chiêu Thống, ông tuyệt đối trung thành với với triều Lê, ông đã từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Nguyễn Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787), ông được cử đi chiêu tập những kẻ lưu vong lập binh nghĩa chống Tây Sơn nhưng trên đường đi ông bị bệnh và mất tại Gia Bình. Nhiều người nói ông viết 7 hồi đầu của " Hoàng Lê nhất thông chí".
Ngô Thì Du (1772 - 1840) Anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí học giỏi nhưng không đỗ đạt gì, dưới triều Tây Sơn ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng ( nay thuộc Hà Nam). Thời Nguyễn ông làm quan và bổ nhiệm làm đốc học Hải Dương 1827 về nghỉ
và ông là tác giả của 7 hồi tiếp theo.
+ Khẳng định chắc chắn phương lược tiến đánh đã có sẵn.
+ Tính đến kế hoạch ngoại giao
□ Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén khi lựa chọn thời cơ, hành động quyết đoán, mạnh mẽ, tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết thắng.
Tác phẩm miêu tả hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX->tập trung vào hai nội dung chính:
+ Vạch trần sự thối nát dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Trịnh Lê.
+ Phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Giá trị: bức tranh hiện thực có tính nghệ thuật cao.
+ Kể lại chiến công oanh liệt của Quang trung đại phá quân Thanh một cách chân thực hào hùng tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Nó không chỉ nêu nên chân dung lẫm liệt của người anh hùng dân tộc mà còn làm rõ sự thất bại của bọn xâm lược nhà Thanh và sự phản bội nhục nhã của bè lũ vua quan hèn hạ Lê Chiêu Thống
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục
Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
NV1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở:
? Giải thích nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí"?
? Đốc xuất đại binh là gì?
? Hãy kể tóm tắt đoạn trích ?( các sự việc)
? Tác phẩm được viết theo thể loại nào? Nêu đặc điểm thể loại?
? Đoạn trích có mấy sự kiện chính? Hãy tách các đoạn theo những sự kiện đó?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Giải thích nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí"
+ Hoàng Lê ...: Là cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
Kể tóm tắt đoạn trích:
+ Quân Thanh chiếm Thăng Long.
+ 20/11/1788, Ngô Văn Sở lui về Tam Điệp
+ Quang Trung lên ngôi ở Phú Xuân: Vua tự đốc xuất đại binh, tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh ( Vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân)-1788.
+Kén thêm binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, phủ dụ binh lính.
+ Phán xét công tội của các tướng Sở, Lân.
+ 30 tháng chạp mở tiệc khao quân, hẹn ngày mùng 7 thắng giặc sẽ mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long.
+Tiến quân đến sông Gián, Hà Hồi ta đều đánh thắng giặc đến đó.-> Quân Thanh đại bại.
+ Ngày mùng 3 tết QT đến Hà Hồi, mờ sáng tới Ngọc Hồi, trưa kéo vào thành Thăng Long, tướng Thanh là Tôn Sỹ Nghị chạy trốn về nước, quân Thanh đại bại.
Vua Lê chiêu Thống vội vã chạy theo. Thể loại:
- Chịu ảnh hưởng của cách viết "Tam quốc chí" Mở đầu: Nêu tinh thần, sự kiện chủ yếu
Kết thúc bằng câu: Muốn biết sự kiện sau thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.
Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến năm 1788: Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến "kéo vào thành"> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của Quang Trung.
+ Đoạn 3: Còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của Lê Chiêu Thống
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm
hiểu Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ
Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS theo dõi lại đoạn văn đầu tiên.
GV đặt câu hỏi,
? Trong khoảng thời gian ngắn từ 20/11 đến 30/12/1788, khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Văn Thiếp thì Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định gì? Ông đã làm được những việc gì? Những việc làm đó cho ta thấy Bắc Bình Vương là người như thế nào?
Chặng đường từ Phú Xuân ra Nghệ An (từ 25 đến 29/12/1788) Quang Trung đã làm được những việc gì?
? Qua lời phủ dụ của Quang Trung giúp em hiểu thêm điều gì về ông cũng như sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh?
? Ngày 30 tết tại vùng núi Tam Điệp vua Quang Trung đã làm gì?
? Tại sao vua Quang Trung lại quyết định xuất quân vào những ngày cuối năm?
? Trong vòng hơn 1 tháng Quang Trung đã làm được bao việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi vua,
đốc xuất đại binh... chứng tỏ điều gì? Nhận xét về sự chuẩn bị của Quang Trung cho trận đánh?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
+ Nhận được tin báo cấp, giận lắm, vua hợp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân để đánh đuổi chúng ngay.
+ Nghe lời tướng sĩ lên ngôi hoàng đế để giữ lấy lòng người. Làm lễ tế trời đặt niên hiệu Quanh Trung, ngày25/12/1788 hạ lệnh xuất quân, tổ chức cuộc hành quân thần tốc.
□ Nhận xét: Từ đầu đến cuối Nguyễn Huệ luôn tỏ ra là con người có hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn, quả quyết, xông xáo và có chủ đích rõ ràng, nhưng không phải là xốc nổi và độc đoán, mà có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến những cộng sự, những người giúp việc chỉ trong vòng hơn một tháng ông đã làm nên nhiều việc lớn
- Lời dụ có ý nghĩa như bài hịch ngắn gọn, hào hù kích động tinh thần tướng sĩ quyết tâm đánh
giặc.
+ Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta, lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo tín của giặc "Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng"
+ Nêu bật dã tâm của giặc "Giết hại nhân dân, vơ vét của cải"
+ Nhắc lại truyền thống lịch sử của nhân dân chống xâm lược
+ Tin tưởng ở chính nghĩa, kêu gọi tướng lĩnh đồng tâm hiệp lực, đề ra kỉ luật nghiêm minh
Ngày 30 tết tại vùng núi Tam Điệp vua Quang Trung đã:
+ Khi 2 tướng Sở và Lân “ đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”-> Xử trí thông minh, đúng mực, khen chê đúng người, đúng việc nhạy bén trong việc xét đoán, dùng người
+ Quang Trung khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột “ Phương lược tiến đánh ... Thanh”
+ Quang Trung tính sẵn kế hoạch ngoại giao khi chiến thắng với nước láng giềng “ lớn gấp 10 lần”
+ Tình hình khẩn cấp, nhận định thời cơ chín muồi: Trước & sau tết quân Thanh vui chơi mà lơ là việc quân.
+ Chu đáo, chu toàn mọi mặt: lòng dân, lực lượng, thời gian, tinh thần quân sĩ.
Giáo viên: Qua phần 1 của v.bản, chúng ta đã thấy Nguyễn Huệ - Quang trung là 1 người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, mục đích tốt đẹp. Ngoài những phẩm chất, tính cách trên, vua Quang Trung còn có nhiều những phẩm chất tốt đẹp của 1 vị tướng tài ba mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
Giáo viên: Trí tuệ sáng suốt nhạy bén, một vị tướng tài ba. Phân tích tình hình thời cuộc đưa ra lời phủ dụ quân lính để khích lệ quân sĩ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chiến đấu vì nghĩa lớn. Đó là trách nhiệm đối với lịch sử.
Qua phần 1 của v.bản, chúng ta đã thấy Nguyễn Huệ - Quang trung là 1 người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, mục đích tốt đẹp. Ngoài những phẩm chất, tính cách trên, vua Quang Trung còn có nhiều những phẩm chất tốt đẹp của 1 vị tướng tài ba mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi: Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài, nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích.
+ Soạn tiếp tiết 2: xem diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_2122_van_ban_hoang.docx