Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 26, Văn bản: Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 26, Văn bản: Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 26, Văn bản: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 6 - Tiết 26 Văn bản: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du + Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. + Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học Trung đại. + Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều. Năng lực: + Giao tiếp, trình bày, tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe, hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ các văn bản có nội dung tương tự, quản lí thời gian. Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Đọc thêm toàn tập Truyện Kiều, sưu tầm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du. Chân dung nhà thơ Nguyễn Du. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm Truyện Kiều đọc thêm, đọc và tìm hiểu các giá trị về nội dung và nghệ thuật chính, lấy ví dụ trong Truyện Kiều minh họa CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai không mến yêu & kính phục. Có một truyện thơ mà hơn hai trăm năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hoặc vài câu. Nhà thơ ấy, truyện thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam: Danh nhân văn hoá thế giới, đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hoạt động của GV và Nội dung cơ bản B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả Nguyễn Du Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: *Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Cuộc đời Nguyễn Du: + Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quí tộc. + Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nguyễn Du hiểu sâu sắc * Giáo viên giới thiệu tranh chân dung Nguyễn Du ? Nguyễn Du sống vào khoảng thời gian nào? ? Em biết những gì về bối cảnh lịch sử nước ta thời kì đó? ? Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Du? ? Hoàn cảnh xã hội tác động như thế nào đến con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? ? Em có nhận xét gì về sự nghiệp sáng tác văn học của Ông? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Tác giả Nguyễn Du : + Cha là Nguyễn Nghiễm là tiến sĩ, nhà sử học, tể tướng triều Lê Trịnh. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan Thượng thư bộ lại- triều Lê Trịnh, say mê nghệ thuật. " Bao giờ ngàn Hống ( Hồng Lĩnh) hết cây Sông Rum (sông Lam) hết nước họ này hết quan!" + Nguyễn Du mồ côi cha khi 9 tuổi, mồ côi mẹ khi 12 tuổi + Bản thân học giỏi nhưng chỉ đỗ tam trường (1783) nhiều vấn đề của đời sống xã hội. + Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người. * Sáng tác: + Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm + Đong góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ. -> Thiên tài văn học cả chữ Hán & chữ Nôm. Tác phẩm Truyện Kiều: Nguồn gốc: + Cốt truyện: Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. + Truyện Kiều có tên là Đoạn Trường Tân Thanh. + Viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát (6-8), gồm 3254 câu. Tóm tắt tác phẩm: 3 phần. 1. Gặp gỡ và đính ước 2.Gia biến và lưu lạc. 3. Đoàn tụ. + Cuộc đời ông trải qua những năm tháng gian truân, trôi giạt, vất vả long đong: 10 năm sống ở đất Bắc(1786-1796)- quê vợ ở Thái Bình & ở ẩn tại quê hương(1796-1820) + Làm quan dưới thời nhà Nguyễn, 1820 nhận lệnh đi sứ Trung Quốc lần 2, chưa kịp đi thì ông đã mất ở Huế. Sự nghiệp sáng tác văn học của Ông? + Thơ chữ Hán: 243 bài + 3 tập thơ nổi tiếng: Thanh hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm + Thơ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thác lời trai phường nón, Văn tế sống 2 cô gái trường lưu Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: Có nhiều biến động, Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc: Đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, xã hội loạn lạc đen tối, giai cấp phong kiến tham bạo tranh bá đồ vương, chém giết, tàn sát lẫn nhau. Trịnh Nguyễn phân tranh, vua Lê bù nhìn cõng rắn cắn gà nhà -> phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ triều Nguyễn được thiết lập, đây là vương triều phong kiến cuối cùng với những chính sách chuyên chế tàn bạo. Những thay đổi kinh thiên động địa đó đã tác động mạnh tới tình cảm, 2.3. Giá trị nội dung và nghệ thuật: a. Giá trị nội dung: Giá trị hiện thực: + Tr.Kiều đã lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. + Truyện Kiều là bức tranh tố cáo xã hội phong kiến bất công, chà đạp lên quyền sống, phẩm hạnh con người, đặc biệt là người phụ nữ: đó là bọn quan lại, sai nha, bọn buôn thịt bán người, lên án thế lực đồng tiền. + Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Giá trị nhân đạo: + Lên án chế độ phong kiến vụ nhân đạo. + Cảm thông trước số phận con người. + Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ khát vọng chân chính của con người: tình yêu tự do, khát nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực: “Trải qua mấy cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Hoàn cảnh xã hội tác động đến con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du: + Gia đình là chiếc nôi văn hoá -> cung cấp tri thức + Xã hội biến động -> cách nhìn nhận của tác giả + Sống cùng dân -> hiểu & đồng cảm với nhân dân Hoạt động 2: Tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên nêu yêu cầu: HS thảo luận theo cặp đôi GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: ? Xuất xứ của Truyện Kiều? ? Sáng tác truyện Kiều, Nguyễn Du dựa vào cốt truyện nào? Từ đâu ? ? Nguyễn Du có sáng tạo như thế nào trong Truyện Kiều? ? Tác phẩm Truyện Kiều được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần ? ? Hãy tóm tắt từng phần? vọng công lí, phẩm chất tốt đẹp của con người. b. Giá trị nghệ thuật: + Thơ lục bát nhuần nhuyễn sáng tạo. + Ngôn ngữ dân tộc trong sáng, mĩ lệ, dạt dào sắc thái biểu cảm. + Tả cảnh ngụ tình. + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ. + Xây dựng nhân vật bất hủ. ? Truyện Kiều có những giá trị gì về nội dung? ? Tác phẩm phản ánh hiện thực nào trong xã hội phong kiến lúc bấy giò? ? Giá trị nhân đạo thể hiện ở những khía cạnh nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + Xuất xứ: Đoạn trường Tân Thanh ( tiếng kêu mới về nỗi đau xé lòng, đứt ruột.) + Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( một nhà văn Trung Quốc đời Thanh) đây không phải là tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du. Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du đó làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại. ? Tác phẩm Truyện Kiều được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần ? Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Giới thiệu nguồn gốc TK: Ng.Du viết TK vào đầu TK 19 (1805- 1809). Mượn cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc viết thành “Đoạn trường tân thanh” (tiếng nói mới đứt ruột) tên thường gọi là Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát. Giữ lại cốt truyện, các NV, TG sáng tạo thay thế các chi tiết ngôn ngữ tâm lý NV tạo ra thể giới n/vật đặc sắc. Với cảm hứng nhân đạo cao cả, xuất phát cuộc sống con λ Việt. TK là sáng tác văn chương đích thực của thiên tài Nguyễn Du => Truyện Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Truyện kể về cuộc đời người con gái tên Thúy Kiều. Nàng là con nhà lương thiện, tài sắc tuyệt vời, giàu lòng thương người, can đảm có tình yêu tuyệt vời với Kim Trọng. Nhưng tai hoạ đã xảy ra với gia đình nàng, Kiều phải bán mình chuộc cha. Từ đó cuộc đời nàng trải qua 15 năm lưu lạc. Hai lần làm kỹ nữ, làm nô tỳ bị hành hạ, vùi dập cho đến khi Từ Hải chuộc khỏi lầu xanh. Nhưng sự phản bội hèn hạ của bọn quan triều đình đã hại chết Từ Hải. Thúy Kiều tự trẫm mình ở sông Tiền Đường và được cứu sống. Cuối cùng nàng được đoàn tụ cùng gia đình. + Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với tất cả bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị & số phận những con λ bị áp bức đau khổ, đ/biệt là số phận bi kịch của λ phụ nữ. Bộ mặt xã hội phong kiến hiện lên qua nhân vật: Thằng bán tơ, Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến... + Giá trị nhân đạo: Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người, trân trọng đề cao vẻ đẹp của con người, hướng tới những giải pháp xã hội đem lại hạnh phúc cho con λ * Giáo viên lấy dẫn chứng trong Truyện Kiều phân tích + Hồ Tôn Hiến tuy nói là: “ kinh luân gồm tài” nhưng không có tài gì cao hơn ngoài tài phản trắc, dâm ô: “ Nghe càng đắm, ngắm càng say Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.” + Quan xử kiện: người cầm cân nảy mực của xã hội lại xử theo thế lực của đồng tiền, nghe lời cha Thúc Sinh là Thúc Ông kiện Kiều rồi xử: “ Một là cứ phép gia hình Hai là lại cứ lầu xanh phó về.” + Lũ buôn thịt bán người: Kiều trở thành món hàng để trao đổi, mua bán: “ Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.” +Sức phá hoại của đồng tiền thật đáng sợ: “ Một ngày lại thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.” & “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong.” + Bản tình ca về tình yêu nam nữ giữa Kim Trọng & Thuý Kiều: “ Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai mặt một lời song song.” + Khát vọng công lí: Từ Hải dám đứng lên chống giai cấp p.kiến bất công: “ Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. ” + Thuý Kiều tập trung cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn: “ Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn ...................................... ...mặc ai” “ Duyên kì ngộ, đức cù lao Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn.” “ Để lời thệ hải minh sơn Làm con trước phải đền ơn sinh thành.” “ Quyết tình nàng mới hạ tình Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.” + Khi bị bán vào lầu xanh phải chịu bao hờn tủi, xót xa nàng vẫn nhớ người yêu, nhớ cha mẹ vì chưa giữ trọn đạo con: “ Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ao đó giờ.” ? Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật nào trong tác phẩm? + Truyện Kiều là 1 kiệt tác với bút pháp của 1 nghệ sĩ thiên tài trên tất cả các phương diện của nghệ thuật truyện thơ Nôm: Thể loại, ngôn từ có chức năng biểu đạt, biểu cảm, chức năng thẩm mĩ, bố cục, kết cấu, hình tượng nhân vật, nghệ thuật thể hiện nội tâm, miêu tả ngoại hình, + Miêu tả thiên nhiên đa dạng: Cảnh chân thực, sinh động, tả cảnh ngụ tình + Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nó có khả năng thiên biến vạn hoá trong Truyện Kiều từ luật bằng trắc, cách ngắt nhịp, vần đối trong câu thơ đều được khai thác triết để nhằm biểu đạt nội dung. Chính sự kết hợp tài tình giữa văn học dân gian và bác học nên chinh phục người đọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả 3 hình thức: + Trực tiếp: Lời nhân vật + Gián tiếp: Lời tác giả. + Nửa trực tiếp: Lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật. + Nhân vật: Nhân vật chính, phản diện với nội tâm điển hình * Giáo viên minh hoạ: Nguyễn Du giết chết hay ca ngợi nhân vật cũng chỉ bằng một từ : Qua đó ông đã lột tả bản chất nhân vật=> điển hình mà vẫn có cá tính mạnh mẽ. + Mã Giám Sinh anh sinh viên trường Q.T.Giám mà “ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng & “ Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.” “ Cò kè bớt một thêm hai” + Tú Bà: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao.” + Kim Trọng: “ Nền phú hậu bậc tài danh Văn chương nết đất, thông minh tính trời.” + Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.” ? Các nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều là những nhân vật như thế nào? + Bất hủ, sống mãi trong lòng người đọc Giáo viên khái quát: Không chỉ người đọc nhớ về những nhân vật tiêu biểu mà Truyện Kiều được phổ biến rộng rãi, đề tài bàn luận của nhiều thế hệ, dần dần tạo nên những hình thức sinh hoạt văn hoá rất phong phú & đa dạng: lẩy Kiều, đố Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều & cả bói Kiều nữa. Điều đó chứng tỏ Truyện Kiều đã xâm nhập sâu rộng vào tâm thức người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam thừa nhận cuộc đời của Kiều là cuộc đời của người dân nước mình, con người của Truyện Kiều là người Việt Nam.v.v.Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt đến như vậy là vì có những yêú tố nghệ thuật: Lời văn tả hình như máu chảy ở đầu những ngọn bút. Nước mắt thấm trên trang giấy. Khiến ai đọc cũng đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi.” ( Mộng Đường Liên Chủ nhân đã viết.) Giáo viên: Nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định giá trị và hạn chế của Truyện Kiều bằng 4 vế sau:“Đó là một bản án, một tiếng kêu đau thương, một ước mơ, một cái nhìn bế tắc”. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Giá trị nội dung: * Giá trị hiện thực: + Truyện Kiều đã lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người + Truyện Kiều là bức tranh tố cáo xã hội phong kiến bất công, chà đạp lên quyền sống, phẩm hạnh con người, đặc biệt là người phụ nữ: đó là bọn quan lại, sai nha, bọn buôn thịt bán người, lên án thế lực đồng tiền. + Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh trong xã hội phong kiến. * Giá trị nhân đạo: + Lên án chế độ phong kiến vụ nhân đạo. + Cảm thông trước số phận con người. + Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ khát vọng chân chính của con người: đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người Giá trị nghệ thuật: + Thơ lục bát nhuần nhuyễn sáng tạo. + Ngôn ngữ dân tộc trong sáng, mĩ lệ, dạt dào sắc thái biểu cảm. + Tả cảnh ngụ tình. + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ. => Xây dựng nhân vật bất hủ. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học thuộc ghi nhớ, tóm tắt tác phẩm. + Tóm tắt truyện Kiều 20 dòng. + Nắm đươc tác giả & tác phẩm của ‘Truyện Kiều” + Đọc phần đọc thêm, rõ hơn các giá trị nội dung & nghệ thuật + Đọc & soạn bài tiếp theo "Chị em Thuý Kiều", ( Học thuộc lòng đoạn trích, tìm bố cục, tìm hiểu các chú thích khó, phân tích các nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, sưu tầm tranh Chị em Thuý Kiều.)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_26_van_ban_truyen_k.docx