Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 27, Văn bản: Chị em Thúy Kiều
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 27, Văn bản: Chị em Thúy Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 27, Văn bản: Chị em Thúy Kiều
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 6 - Tiết 27 Văn bản: CHỊ EM THUÝ KIỀU (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. + Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể. Năng lực: + Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực Phẩm chất: + Giáo dục học sinh biết yêu quý, trân trọng cái đẹp. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: đọc lại một số đoạn trích trong Truyện Kiều (có liên quan tới đoạn trích sẽ học) và một số lời bình về đoạn trích. Chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ Học sinh Đọc kỹ văn bản soạn theo câu hỏi và hướng dẫn của giáo viên. Sưu tầm tư liệu phục vụ việc phân tích đoạn trích, sưu tầm chân dung chị em Thuý Kiều CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi gợi mở: Nhà bạn nữ nào có chị hay em gái không? Nêu cảm nhận của em khi có chị hoặc em gái Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Vậy chị em gái trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du có gì đặc biệt, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này để giải mã cho câu hỏi HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: biết được vị trí đoạn trích, bố cục đoạn trích Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đối : ? Nêu vị trí đoạn trích? ? Giải thích các chú thích 1,2,5,6,8? ? Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích? Phương thức nào là chủ yếu? Giới thiệu chung: *.Vị trí đoạn trích: + Nằm ở phần thứ nhất của Truyện Kiều (từ câu -> câu ) Đọc hiểu văn bản: Đọc- Chú thích: Bố cục: + 4 phần Phân tích: a. Giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều: + Giới thiệu thứ bậc bằng phương pháp đảo ngữ: Chị là Thuý Kiều và em là Thuý Vân Nêu bố cục đoạn trích? ? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? ? Nội dung trọng tâm nằm ở phần nào của văn bản? Vì sao em lại nghĩ như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + Thuộc phần 1: Gặp gỡ và đính ước + Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh Thuý Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Thuý Kiều tác giả tập trung tả tài sắc Thuý Vân và Thuý Kiều. Bố cục : + Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều. + Bốn câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân + Mười hai câu còn lại: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều + Bốn câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em . Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: + Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người(bút pháp ước lệ) Cốt cách giống như cây mai( ẩn dụ) và tâm hồn trong trắng như tuyết ( ẩn dụ)=>vóc dáng thanh tao, mảnh dẻ, duyên dáng, tâm hồn trong sáng -> Bút pháp ước lệ, tượng trưng, sử dụng thành ngữ, => Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ đạt tới độ hoàn mĩ “mười phân vẹn mười” b Vẻ đẹp của Thuý Vân: + Quý phái, cao sang. - Chân dung được miêu tả cụ thể: + Khuôn mặt: xinh đẹp, đầy đặn, tươi sáng như vầng trăng tròn, phúc hậu. + Nét ngài: nở nang + Miệng tươi như hoa + Tiếng nói: nhẹ nhàng đằm thắm + Tóc: óng ả, mượt mà, bồng bềnh như làn mây nhẹ trôi khiến mây phải thua * Giáo viên: Nổi bật là miêu tả. Đoạn thơ miêu tả nhân vật theo bút pháp ước lệ quen thuộc trong văn học trung đại ( ước lệ: Sử dụng nhiều qui ước trong biểu hiện nghệ thuật) + Dùng nhiều hình tượng thiên nhiên: Trăng, hoa, tuyết, ngọc dùng để miêu tả con người. Tùng, trúc, cúc, mai để nói về vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, trí khí + Ngôn ngữ trang nhã, nhiều điển tích, điển cố nghiêng về gợi tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán, tưởng tượng so sánh mà không trực tiếp miêu tả tỉ mỉ chân dung nhân vật + Bố cục hợp lý, chặt chẽ, các phần gắn bó với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, một mẫu mực về văn miêu tả nhân vật tinh tế của tác giả, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, lấy Thuý Vân làm nền để miêu tả Thuý Kiều (giới thiệu chung, tả từng người...) ? Nội dung trọng tâm là phần miêu tả tài sắc của Kiều: vì chiếm lượng câu chữ nhiều nhất. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về hai chị em Thuý Kiều Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS +Làn da: mịn màng, trắng sáng đầy sức sống khiến tuyết phải nhường -> Nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ, ước lệ tượng trưng - Lấy báu vật của thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc để làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Vân ->Vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, nhân từ, hoà hợp với thiên nhiên- > số phận, cuộc đời nàng sẽ bình lặng, suôn sẻ, hạnh phúc. b Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều: * Vẻ đẹp Thuý Kiều: + Vẻ đẹp đằm thắm cả về trí tuệ và tâm hồn + Đặc tả đôi mắt:Làn thu thuỷ, nét xuân sơn + Hoa ghen, liễu hờn +Nghiêngnước,nghiêng thành -> Bút pháp ước lệ, tượng trưng, nhân hoá, dùng thành ngữ, điển tích, điển cố, ngôn ngữ miêu tả tài tình. -> Vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, lộng lẫy, kiêu sa khiến thiên nhiên phải hờn, ghen, đố kị d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Đọc 4 câu thơ đầu và cho biết 4 câu thơ này giới thiệu điều gì ? ? Đọc 2 câu thơ đầu, em hiểu gì qua hai câu thơ này? ? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu và cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ đó? ? Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”? ? Nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ? ? Qua cách giới thiệu đó, em thấy bức chân dung của chị em Thuý Kiều có gì đặc biệt ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát tài sắc hai chị em Thuý Kiều + Giới thiệu thứ bậc: Chị là Thuý Kiều và em là Thuý Vân và đánh giá chung về hai chị em. + Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt ( 2 ả tố nga) khiến cho lời giới thiệu tự nhiên, trang trọng. Hai cô có vẻ đẹp trong trắng, cao => Vẻ đẹp đạt đến độ hoàn mỹ: một tuyệt thế giai nhân. * Tài năng: + Tài: Cầm, kì, thi, hoạ (đàn chơi cờ, thơ, vẽ )- >đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến. -> Vẻ đẹp của sự kết hợp: Sắc – Tài – Tình. Tạo hoá phải ghét ghen, đố kị => Dự cảm về cuộc đời, số phận éo le, trắc trở, bể dâu. -> Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều d. Nếp sống hàng ngày của hai chị em: + Phong lưu, quí phái, êm đềm, đoan chính, gia phong -> nếp sống khuôn phép, gia giáo, đức hạnh. 4. Tổng kết: a Nội dung - ý nghĩa ND: Ca ngợi vẻ đẹp hoàn hảo của 2 chị em Thuý Kiều & dự báo cuộc đời, số phận của 2 chị em. Ý nghĩa của văn bản: quí của nàng tiên trên cung quế theo truyền thuyết. + Hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng. Cốt cách giống như cây mai( ẩn dụ) và tâm hồn trong trắng như tuyết ( ẩn dụ). Vẻ đẹp của 2 chị em được so sánh với cái tinh hoa nhất của thiên nhiên. Được tôn lên đến đỉnh cao của cái đẹp nhưng cái chung ấy vẫn có cái đẹp riêng của từng người “ mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Giáo viên: Qua câu thơ giúp ta hiểu Nguyễn Du tả cốt cách chỉ biểu hiện được cái hồn, cái thần của vẻ đẹp chứ không đi sâu vào miêu tả tỉ mỉ. + Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm. Bút pháp ước lệ (dùng hình tượng đẹp của thiên nhiên -> nói về con người) Dùng thành ngữ “mười phân vẹn mười” Giáo viên bình: Chỉ với 4 câu thơ kết hợp 3 phương thức biểu đạt 2 câu thơ đầu tâm sự, câu thơ thứ 3 miêu tả, câu thơ thứ 4 biểu cảm) Nguyễn Du viết theo phép tắc có sẵn nhưng không sao chép và gửi vào đó là tình cảm yêu mến trân trọng. Lời khen chia đều cho hai người, nét bút lại muốn đậm nhạt “mỗi người một vẻ”. + "Chị em Thuý Kiều" thể hiện tài năng nghệ thuật & cản hứng nhân văn ca ngợi vẻ đẹp & tài năng con người của tác giả Nguyễn Du. b. Nghệ thuật: + Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. + Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. + Thủ pháp đòn bẩy. c. Ghi nhớ: ( SGK-83) Vì thế liền sau đó, thi sĩ tập trung rọi sáng từng người. Hoạt động 2: Tìm hiểu vẻ đẹp của Thuý Vân Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: * Giáo viên: Gọi học sinh đọc 4 câu thơ tiếp theo ? Em hiểu câu thơ “ Vân xem trang trọng khác vời” có nghĩa là như thế nào? ? Bức chân dung của Thuý Vân được miêu tả cụ thể qua những chi tiết nào? ? Em hãy dựng lại bức chân dung của Thuý Vân qua cách miêu tả của nhà thơ Nguyễn Du? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả bức chân dung Thuý Vân của Nguyễn Du? ? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ở đây? Tác dụng của các biện pháp đó? ? Em dự cảm được điều gì qua bức chân dung Thuý Vân? ( H khá giỏi) - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi + 4 câu thơ vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điểm nhân vật: Thuý Vân có vẻ đẹp cao sang, quí phái, ít người sánh kịp. Bức chân dung của Thuý Vân: + khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, + hoa cười ngọc thốt, + mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da □ Nhận xét: + Khuôn mặt: Xinh đẹp, đầy đặn như mặt trăng rằm + Miệng cười tươi thắm như hoa nở + Giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngọc ngà + Mái tóc đen óng, mượt và nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV bổ sung: + Cụ thể trong phép liệt kê: khuôn mặt, nét ngài, lông mày, miệng cười, giọng nói, màu tóc, nước da. + Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng: đầy đặn, nở nang, đoan trang. + Bút pháp nghệ thuật ước lệ, với những hình tượng thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc -> vẻ đẹp đoan trang của Thuý Vân. + Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ -> vẻ đẹp phúc hậu, quí phái của Thuý Vân. + Nhún nhường, vị nể, cảm mến: thua, nhường + Vẻ đẹp Thuý Vân tạo ra sự hoà hợp, êm đềm với cảnh vật xung quanh. + Chân dung Thuý Vân mang tính cách, số phận tạo sự hoà hợp êm đềm xung quanh, nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ, hạnh phúc. * Giáo viên bình: Với phương pháp đặc tả Nguyễn Du đã vẻ lên bức chân dung cụ thể, sinh động. Thuý Vân tiêu biểu cho vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đang độ trăng tròn. Vẻ đẹp của nàng đạt đến chuẩn mực vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến" 10 phân vẹn 10" không gây khó chịu. Một sắc đẹp mà trời đất phải chịu thua, nhường nhịn không đố kị ghen ghét nên dự báo một cuộc sống suôn sẻ, bình lặng. Hoạt động 3: Tìm hiểu vẻ đẹp của Thuý Kiều Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp ? Hãy theo dõi và nhận xét về số lượng câu thơ dùng để miêu tả Thuý Kiều so sánh với Thuý Vân? Tác giả có mục đích gì khi miêu tả như vậy? ? Từ nào trong câu thơ mở đầu cho chân dung có tính chất so sánh, đối chiếu? ? Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều “ càng sắc sảo mặn mà’ em hiểu đây là vẻ đẹp như thế nào? Nhiệm vụ 2: * Thảo luận nhóm: 5 phút Câu hỏi thảo luận: Nhóm 1,3: ? Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mạng tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân ? ? Cách miêu tả trên cho thấy Kiều có vẻ đẹp như thế nào? ? Điểm khác nhau cơ bản khi tác giả miêu tả Thuý Kiều khác Thuý Vân ở chỗ nào? Nhóm 2,4: ? Tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu sự tài hoa của Thuý Kiều bằng những chi tiết nào? ? Tài nào là sở trường của Kiều? chi tiết nào thể hiện điều đó? ? Từ "ăn" trong" nghề riêng ăn đứt" được dùng theo nghĩa nào? ? Kiều còn có tài soạn nhạc và đó đặt tên cho khúc nhạc do mình sáng tác là “Bạc mệnh”có ý nghĩa gì? ? Điều đó cho ta thấy vẻ đẹp Kiều là sự kết hợp của những yếu tố nào? ? Chân dung của Thuý Kiều đã dự cảm số phận của nàng sẽ ra sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi + 12 câu-> thấy được vị trí của nhân vật Thuý Kiều là nhân vật chính, trung tâm của truyện. + Kiều không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều tài. + Tác giả dùng bút pháp ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu” -> gợi tả thiên nhiên viên mãn, ổn định, tròn đầy-> vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. + Đặc biệt tác giả đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt. Đôi mắt ấy được so sánh với nước mùa thu vừa trong sáng, vừa long lanh, vừa gợn sóng. Điểm khác nhau cơ bản khi tác giả miêu tả Thuý Kiều khác Thuý Vân ở chỗ: Tài năng của Kiều Tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu sự tài hoa của Thuý Kiều bằng những chi tiết : + Thông minh sẵn tính trời, + Tài năng: Cầm (đàn), kì ( cờ), thi ( thơ ) hoạ (vẽ) -> Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc và tài Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV bổ sung: + Đôi mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thể hiện những gì tốt đẹp nhất của con người: tình cảm, tâm hồn, nhận thức, trí tuệ.v.v.Đôi mắt ấy không chỉ đẹp mà còn có tình, có sức cuốn hút mạnh mẽ, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, mặn mà, trí tuệ -> thiên nhiên sống động hơn, biến hoá hơn. Thành ngữ nghiêng nước nghiêng thành lấy từ ý thơ của Diên Niên đời Hán Trung Quốc ở phương Bắc có người con gái đẹp vô song đến nỗi nàng nhìn 1 cái thì xiêu thành đổ luỹ, nhìn lần thứ 2 thì nước mất-> Kiều sánh ngang vẻ đẹp của các mĩ nhân T.Quốc: Tây Thi, Đắc Kỉ, Dương Quý Phi, Điêu Thuyền... + Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân đạt đến đỉnh cao vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến. Thì vẻ đẹp của Thuý Kiều đã phá vỡ mọi khuôn khổ của cái đẹp ấy =>Thuý Kiều một tuyệt sắc, tuyệt tài + Tác giả không tả cụ thể mà chỉ gợi cho người đọc liên tưởng; một tuyệt thế giai nhân mà không bút nào tả được, vẽ được. Vẻ đẹp của Thúy Kiều đã phá vỡ mọi khuôn khổ, chuẩm mực của cái đẹp-> vẻ đẹp hoàn mỹ + Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều sáng tác ghi lại tiếng lòng của tâm hồn đa sầu, đa cảm, gợi sự buồn bã, sầu thương lâm li. Dự báo trước số phận mong manh, trôi nổi bất hạnh của nàng suốt 15 năm lưu lạc của Kiều sau này. + Tóm lại bức chân dungThuý Kiều hiện lên có đủ sắc-tài-tình-mệnh, tác giả dành lượng gấp 3 lần thơ để tả so với Thuý Vân, trời xanh phú cho nàng nhiều phẩm hạnh đẹp đẽ thì cũng đày đoạ nàng nhiều nỗi truân chuyên theo triết lí định mệnh phong kiến “chữ tài chữ mệnh khéo đà ghét nhau” hay như Nguyễn Du đã viết mở đầu “chữ tài đi với chữ tai một vần” + Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu kể về hai chị em Kiều. Nguyễn Du thì thiên về gợi tả sắc đẹp Thuý Vân, tài sắc Thuý Kiều. Thanh Tâm Tài Nhân tả về Kiều trước, Vân sau; còn Nguyễn Du ngược lại: Tả vẻ đẹp Thuý Vân trước tôn lên vẻ đẹp Thuý Kiều. Như vậy vừa miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em, tác giả lại vừa dự báo trước chính xác số phận của các nhân vật bằng nghệ thuật liên tưởng, lí tưởng hoá nhân vật (ước lệ tượng trưng là cách xây dựng nhân vật chính diện của Nguyễn Du, khác với cách xây dựng nhân vật phản diện của tác giả ( vật cách hoá hay hiện thực hoá nhân vật) GV bổ sung: 4 câu thơ cuối gợi lên đức hạnh, gia giáo, nề nếp, khuôn phép trong gia đình của hai chị em Kiều, cả 2 đến tuổi cập kê mà không vướng bận tình cảm lứa đôi □ Sự đề cao giá trị con người, vẻ đẹp con người: nhân phẩm, tài năng, khát vọng ý thức và thân phận cá nhân Hoạt động 4: Tổng kết Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp ? Dựa vào cảm hứng đó hãy nêu nội dung của đoạn trí ? Đoạn trích " Chị em Thuý Kiều" có ý nghĩa như thế nào? ? Giá trị nghệ thuật của đoạn trích? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Gv chuẩn kiến thức: + Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. + Thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều. + Sử dụng nghệ thuật so sánh, điển cố. + Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật giàu sức gợi hình. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đăt câu hỏi: ? Hình ảnh của Thúy Kiều gợi lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Em có suy nghĩ về công dung ngôn hạnh của phụ nữ Việt Nam ngày nay, đặc biệt là các bạn gái? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Em hiểu bút pháp ước lệ tượng trưng là gì? Lấy một ví dụ trong đoạn trích để làm rõ bút pháp này? ? Đọc đoạn giới thiệu Thúy Kiều và Thúy Vân trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân sau đây và so sánh về cách miêu tả chân dung của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em TK của ND “Con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân, hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú. Riêng phần Thúy Kiều lại có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm. Thúy Vân thì trời phú cho cái tính điềm đạm, nên thấy chị quá say mê Hồ cầm, thường can gián chị rằng: Món âm nhạc đâu phải là công việc của bọn khuê phòng, sợ khi tai tiếng ra ngoài thì cũng bất nhã. v. v Kể ra Vân nói cũng có lí đấy. Nhưng với tính tình của Kiều thì không cho là đúng, lại còn sáng tác ra khúc “Bạc mệnh oán” để phả vào đàn, mỗi khi dạo lên nghe rất não nuột, khiến người nghe bên cạnh ứa lệ rơi châu. (Phạm Đan Quế - Truyện Kiều đối chiếu) Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích. Học ghi nhớ, hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Tham khảo đoạn văn tương ứng trong Kim Vân KiềuTruyện của Thanh Tâm Tài Nhân. + Nắm chắc được bút pháp nghệ thuật cổ điển và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích + Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. + Đọc bài đọc thêm và so sánh với đoạn vừa học. + Soạn “Cảnh ngày xuân” ( đọc kĩ đoạn trích, vị trí, nội dung chính, nghệ thuật chính của đoạn trích?)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_27_van_ban_chi_em_t.docx