Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 3, Bài: Các phương châm hội thoại
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 3, Bài: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 3, Bài: Các phương châm hội thoại
Ngày soạn: Ngày dạy Tiết theo PPCT: 3 Bài: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. Năng lực Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân Phẩm chất -Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: Chuẩn bị của giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,) Chuẩn bị của học sinh: Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: kể chuyện con rắn vuông “Con rắn dài 40 mét, ngang 40 mét” và đặt câu hỏi gợi mở: ? Nói như vậy có chấp nhận được không? ? Em rút ra bài học từ câu chuyện này là gì Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Nói như vậy không được. Phải nói sự thật, nói phải có bằng chứng, không vu vơ Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV: Vi phạm quy tắc trong hội thoại => Phương châm Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được các phương châm sẽ được sử dung như thế nào qua bài Các phương châm hội thoại. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ DỰ KIẾN TRẢ LỜI B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động : Tìm hiểu phương châm về lượng Mục đích: hiểu về phương châm về lượng Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Phương châm về lượng Phân tích ngữ liệu: ( SGK- Tr 8 ) 1.1. Đoạn đối thoại c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là phương châm? Phương châm hội thoại GV yêu cầu HS tìm hiểu về các ngữ liệu 1, 2 Và phân công: Tổ 1: Khi An hỏi “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An cần biết không? Vì sao? Tổ 2: Vậy câu trả lời có đáp ứng được điều mà An mong muốn không?Vậy điều mà An cần biết ở đây là gì?Ba cần trả lời như thế nào? Tổ 3: Phân tích ngữ liệu 2 ? Vì sao truyện lại gây cười?Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời? Banhóm, đại diện báo cáo kết quả , thu phiếu các nhóm còn lại Từ đó, GV yêu cầu HS : Qua ví dụ 1, hãy cho biết khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu gì? Hãy lấy ví dụ trong thực tế người nói không tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Ba không trả lời vào điều An muốn hỏi (không mang đầy đủ nội dung cần trả lời nói) 1.2. Truyện cưới “Lợn cưới áo mới” - Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói (thừa từ ngữ). □ Nhận xét: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, cần nói đầy đủ, không thiếu không thừa. Phương châm về chất Phân tích ngữ liệu (SGK- Tr 9) Truyện Quả bí khổng lồ -Truyện phê phán tính nói khoác. -> Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Đáp án Tổ 1: Bơi là hoạt động di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể. Tổ 2: Không vì không mang nội dung mà An cần biết nghĩa là nói ít hơn điều cần nói mà cuộc giao tiếp đòi hỏi. An muốn biết Ba học bơi ở địa điểm nào “ở đâu?” chứ không phải An hỏi bơi là gì? Ví dụ: “Mình học bơi ở bể bơi trong Lựng Xanh” Tổ 3: Truyện gây cười vì cách nói của hai nhân vật (nói nhiều hơn những gì cần nói) Lẽ ra chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” Trả lời “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả!” Như vậy, các nhân vật ở đây nói nhiều hơn những gì cần nói. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chốt kiến thức: Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất Mục đích: Giúp HS hiểu được phương châm về chất Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên : Gọi học sinh đọc truyện cười “ Quả bí khổng lồ” và đặt câu hỏi: ? Truyện cười phê phán điều gì? ? “Nói khoác” là nói như thế nào? ? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh? Nếu không biết chắc ngày 1/9 lớp có được nghỉ học không hoặc không biết chắc lý do vì sao vì sao một bạn trong lớp nghỉ học em có thông báo nội dung đó không? ? Nếu không chắc chắn một điều gì mà phải trả lời (về điều đó) thì nên dùng thêm từ ngữ nào ở đầu câu? Qua tình huống trên em rút ra nhận xét gì khi giao tiếp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động nhóm. + HS thảo luận. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS ● =>GV chốt: Phê phán tính nói khoác. “Nói khoác” là nói không đúng sự thật. Trong giao tiếp, không nên nói những điều không đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực. Nếu không chắc chắn, có thể thêm cụm từ: Hình như là; em nghĩ là; em nghe nói; chắc là... Như vậy, Đừng nói những điều mình không có bằng chứng xác thực, chưa có cơ sở để xác định là đúng. Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và vận dụng bài tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm: Nhóm 1: bài 2 Nhóm 2,3: bài 3 Nhóm 4: bài 4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nghe câu hỏi GV nhận xét câu trả lời của HS. GV định hướng: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 2 ( SGK- Tr 11) Nói có sách, mách có chứng Nói dối Nói mò Nói nhăng, nói cuội Nói trạng Bài tập 3 ( SGK- Tr 11) Truyện cười “Có nuôi được không”. - Ở đây phương châm về lượng đã không được tuân thủ vì câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” -> Thừa. Bài tập 4 (SGK- Tr 11) Để đảm bảo phương châm về chất, người nói phải dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói dùng cách nói đó nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là do chủ ý của người nói. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức + Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc nội dung của phần 1: Vẻ đẹp phong cách văn hoá HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc câu chuyện cười sau: Hai người đàn ông với bộ dạng rất mệt mỏi bước vào một nhà hàng gọi hai ly nước uống. Mỗi người lấy từ trong cặp của mình ra một ổ bánh mỳ ngồi ăn. Phục vụ nhà hàng nhanh chóng nhắc nhở: – Thưa quý khách, nhà hàng chúng tôi có quy định được ghi rõ trên bảng kia: “Nhà hàng chúng tôi có phục vụ đồ ăn. Quý khách vui lòng không ăn thức ăn tự mình mang vào nhà hàng”. Hai người cảm ơn phục vụ rồi trao đổi bánh mỳ cho nhau và ăn tiếp. Xác định lời thoại vi phạm phương châm hội thoại? Lời thoại đó vi phạm phương châm hội thoại nào? Sự vi phạm phương châm hội thoại đó đã tạo ra tiếng cười như thế nào Chỉ ra mối liên hệ giữa việc sáng tác truyện cười với các phương chậm hội thoại Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nghe câu hỏi GV nhận xét câu trả lời của HS. GV định hướng: Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc ghi nhớ và hoàn chỉnh các bài tập. Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Đọc kĩ nội dung bài học.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_3_bai_cac_phuong_ch.docx