Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 31, Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Tiếp theo)

docx 10 trang phuong 09/10/2023 1190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 31, Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 31, Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 31, Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Tiếp theo)
Ngày soạn :
Ngày dạy :                         
Tuần 7 - Tiết 31:    
 Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH  ( Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1.Kiến thức:
    +  Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng
           Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng
    + Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Năng lực:
    + Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định tìm kiếm và xử lí thông tin
3. Phẩm chất:
   + Có ý thức học tập cách miêu tả thiên nhiên của tác giả để viết văn, lòng yêu mến, sự khâm phục tài miêu tả của Nguyễn.Du.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Bình giảng N.văn 9, Ngữ văn 9 nâng cao, Tư liệu ngữ văn 9, .v.v...=> soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:   Học bài cũ, đọc & soạn bài mới.(Chuẩn bị theo sách giáo khoa)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.  Mục tiêu: :
   - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
   - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nỗi nhớ cha mẹ của Kiều
a.  Mục tiêu: hiểu được nội dung và nghệ thuật văn bản thể hiện
b) Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Khi nhớ về cha mẹ, Kiều hình dung ra điều gì?
? Tình cảm của Kiều đối với cha mẹ như thế nào? Hãy diễn đạt tình cảm của Kiều bằng lời văn của mình?
? Việc tả nỗi nhớ người yêu, cha mẹ có giống nhau không?
  ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của tác giả ở đây?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của Kiều lúc này?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
   - Một nhóm trình bày.
   - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Khi nhớ về cha mẹ, Kiều hình dung ra
+ Tựa cửa hôm mai
+ Sân Lai cách mấy nắng mưa-> điển cố
+ Gốc tử vừa người ôm-> điển cố
+ Quạt nồng ấp lạnh-> thành ngữ
🡪 Kiều xót thương cha mẹ lúc sáng, rồi lại chiều tựa cửa ngóng trông con mà nhớ mong vô vọng. Kiều xót xa cho cha mẹ lúc tuổi già sức yếu mà nàng không được trông nom, chăm sóc để trả công sinh thành dưỡng dục.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung:
* Kiều day dứt khôn nguôi là giờ đây ai là người phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi già yếu (mùa hè ai quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông ai ủ ấm chỗ nằm cho cha mẹ). Nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã là rất lâu và tưởng tượng cha mẹ đã già yếu vì tuổi tác, đau buồn. Kiều luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ, chưa làm tròn bổn phận của mình với cha mẹ.
+ Gốc tử vừa người ôm: Cha mẹ ngày một thêm già yếu.
+ Cách mấy nắng mưa: Thời gian xa cách bao mùa mưa nắng và sức mạnh tàn phá của tự nhiên với cảnh vật và con người.
* Giáo viên: Ngôn ngữ nhân vật có 2 hình thức tồn tại
+ Ngôn ngữ độc thoại: Thường là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình.
+ Ngôn ngữ đối thoại: Lời nhân vật được bộc lộ ra bên ngoài đối thoại với nhân vật khác.
-> Hoàn cảnh: Nàng Kiều độc thoại nội tâm.
( Sau này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kĩ hơn về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự)
*  Trong hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi, mất mát,Kiều đã quên bản thân mà lo nghĩ cho mọi người => thể hiện tấm lòng vị tha đáng trọng.
( Phải chăng đó chính là phẩm chất truyền thống của người Phụ nữ Việt Nam tự ngàn xưa cho đến mãi về sau.)-
Hoạt động 2: Tìm hiểu tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực tại
a.  Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
NV1:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV gọi học sinh  đọc 8 câu thơ cuối: chú ý ngắt nhịp, từ “buồn trông”
GV đặt câu hỏi :
? Theo em nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn thơ này là gì?
? Trong cái nhìn của Thuý Kiều, thiên nhiên như thế nào ? Cảnh vật ấy được gợi lên qua chi tiết, hình ảnh nào? Cảnh đó có gì khác cảnh ban đầu ?
? Hãy phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh cảnh vật mà Thuý Kiều trông thấy, tưởng tượngvới tâm trạng buồn của nàng?
? Nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong các hình ảnh thơ này?
? Ai cũng thấy rõ điệp ngữ “Buồn trông” được đặt ở đầu các câu lục (6) – 4 lần. Tác dụng của cách sử dụng điệp ngữ ấy như thế nào trong việc tả tâm trạng Thuý Kiều?
? Qua văn bản, em cảm nhận được tâm trạng của Kiều n.t.n?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
   - Một nhóm trình bày.
   - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
* GV gọi học sinh  đọc 8 câu thơ cuối: chú ý ngắt nhịp, từ “buồn trông”
+ Tả cảnh ngụ tình.
Điệp ngữ “Buồn trông” được đặt ở đầu các câu lục (6) – 4 lần. Tác dụng :
+ Nỗi buồn như những đợt sóng dâng cao
+ Âm điệu hiu hắt, trầm buồn
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
+ Mượn cảnh vật để( ngụ) gửi gắm tình cảm, tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. ( ví dụ: Tả cảnh thiên nhiên đơn thuần Nguyễn Du  viết:
           "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
      Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
 Ở đây, tâm trạng nàng Kiều được gửi gắm vào cảnh lầu Ngưng Bích...
+  “buồn trông”-> trông(nhìn) mà thấy buồn. Điệp ngữ đặt ở đầu câu lục( 6) ngắt 8 câu thành 4 cấu trúc diễn tả nỗi buồn nhiều cung bậc, nhấn mạnh nỗi buồn càng lúc càng dâng cao mãi, trong cảnh vật mênh mang vắng vẻ, càng dữ dội hơn, liên tiếp từng đợt trào dâng trong lòng Kiều.  
Hoạt động 3: Tổng kết
a.  Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật  văn bản.
b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV yêu cầu HS tổng kết nội dung bài học:
? Qua đoạn trích cho em biết gì về hoàn cảnh, tâm trạng của Kiều?
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
? Nghệ thuật m.tả  của N.Du có gì khác với những đoạn trích trước?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
   - Một nhóm trình bày.
   - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
* Nỗi nhớ cha mẹ:
+ Tựa cửa hôm mai
+ Sân Lai cách mấy nắng mưa-> điển cố
+ Gốc tử vừa người ôm-> điển cố
+ Quạt nồng ấp lạnh-> thành ngữ
-> Kiều xót thương cha mẹ lúc sáng,chiều tựa cửa ngóng trông con mà nhớ mong vô vọng. Kiều xót xa cho cha mẹ lúc tuổi già sức yếu mà nàng không được trông nom, chăm sóc để trả công sinh thành dưỡng dục.
+ Nghệ thuật: sử dụng thành ngữ, điển tích, điển cố, câu hỏi tu từ
=> Nỗi day dứt, nhớ thương gia đình.
+ Ngôn ngữ độc thoại-> Bộc lộ nội tâm nhân vật
=> Kiều thuỷ chung, hiếu thảo, có tấm lòng vị tha sâu sắc
c. Tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực tại:
 + Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, cảnh miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động : miêu tả nội tâm nhân vật
- Cảnh vật : buồn ,gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định
+ Cánh buồm thấp thoáng--> gợi sự cô đơn, lẻ loi=> Nhớ nhà, nhớ quê hương da diết
+ Hoa trôi man mác - gợi nỗi buồn về thân phận nổi trôi, vô định.
+ Nội cỏ rầu rầu - nội cỏ nhạt nhoà mênh mông, gợi sự úa tàn buồn bã, nỗi chán chường vô vọng vì cuộc sống vô vị, nhớp nhơ, tương lai mù mịt.
+ Gió cuốn mặt duềnh - cảnh tượng hãi hùng báo trước dông bão sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
+ Tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi- âm thanh dữ dội báo trước sóng gió, bão tố cuộc đời sắp ập xuống đời Kiều.
+ Điệp ngữ ; ẩn dụ, điệp cấu trúc:
“ Buồn trông” : nỗi buồn nhiều vẻ, kéo dài nặng nề tạo âm hưởng trầm buồn
=> sự trông đợi trong vô vọng, nỗi sầu buồn mênh mang, nỗi buồn dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều tưởng không bao giờ dứt(điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng)
4. Tổng kết:
 a.  Nội dung- Ý nghĩa :
* Nội dung :
+ Tâm trạng của Thuý Kiều
+ Tấm lòng  nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du
* Ý nghĩa : ĐT thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của TK.
b Nghệ thuật :
- NT miêu tả nội tâm nhân vật : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
c Ghi nhớ : SGK/
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.  Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
b) Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
GV đặt câu hỏi:  Đọc phần đọc thêm và đối chiếu đoạn trích, phân tích để thấy được thành công của Nguyễn Du?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
       - Đoạn văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân có tính chất tự sự, kể lại sự việc. Phần diễn tả nội tâm diễn xuôi; phần đoạn trích là sự sáng tạo của Nguyễn Du ( thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, đặc biệt là đoạn diễn tả tâm trạng,  biện pháp tả cảnh ngụ tình)
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập :
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.  Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV đặt câu hỏi:
1. Vẽ Bản đồ tư duy khái quát văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích 
2. Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập :
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài, nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích.
+ Soạn tiếp tiết 2: xem diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_31_van_ban_kieu_o_l.docx