Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 33, Bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

docx 7 trang phuong 09/10/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 33, Bài: Miêu tả trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 33, Bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 33, Bài: Miêu tả trong văn bản tự sự
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần - Tiết
Tập làm văn: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
+ Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự
Năng lực:
+ Kĩ năng ra quyết định, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, lắng nghe tích cực.v.v.
Phẩm chất:
+ Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo tư liệu, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, ví dụ minh hoạ
Chuẩn bị của học sinh:	Chuẩn bị theo sách giáo khoa
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Việc đưa ra các phương thức biểu đạt là để dễ phân biệt & rèn luyện những phương thức cơ bản về tập làm văn cho học sinh. Nhưng trong thực tế không có kiểu văn bản nào thuần nhất 1 phương thức biểu đạt, mà thường kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt trong đó có 1 phương thức biểu đạt chính. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Trong đó miêu tả là phụ & tự sự là chính.
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B.	HOẠT	ĐỘNG	HÌNH	THÀNH	KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn băn tự sự
a. Mục tiêu: hiểu được các yếu tố miêu tả trong VB tự sự.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Giáo viên yêu cầu HS đọc đoạn văn trên bảng phụ và trả lời câu hỏi:
? Nêu xuất xứ đoạn trích ?
? Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích này?
? Một bạn đó kể lại nội dung đoạn trích trên bằng các sự việc như sau:
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn băn tự sự:
Phân tích VD SGK/91
+ Đoạn trích kể về trận đánh Ngọc Hồi do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy vào mờ sáng mùng 5 tết
+ Văn bản tự sự cũng rất cần yếu tố miêu tả
-> Tác dụng: Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, trạng thái, đặc điểm, tính chất...của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm. Việc miêu tả làm cho lời kể trở lên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
Ghi nhớ: (SGK-92)
II. Luyện tập:
Bài tập số 1: ( SGK-92 )
+ Vua Quang Trung cho ghép ván lại cứ 10 người khiêng một bức rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi
+ Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa
+ Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân Thanh đại bại.
=> Nếu ghép các sự việc lại, ta sẽ có một đoạn văn tóm tắt.
? Em có nhận xét gì về đoạn văn tóm tắt với đoạn trích từ văn bản? Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao?
? Em hãy chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn trích và cho biết các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
? So sánh đoạn văn tóm tắt và doạn trích, em thấy tác dụng của yếu tố miêu tả như thế nào?
? Từ tất cả những phân tích trên, em hãy kết luận về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? Nó có cần thiết không? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tìm yếu tố miêu tả
Phân tích yếu tố miêu tả trong việc thực hiện nội dung đoạn trích:
+ Tả Thuý Vân: đoan trang, phúc hậu, hiền dịu.
+ Tả Thuý Kiều: tuyệt sắc, tuyệt tài, sắc sảo, có tình, thông minh
-> Vẻ đẹp: mỗi người một vẻ đẹp riêng qua biện pháp ước lệ tượng trưng.
Đoạn tả cảnh: Gợi cảnh sắc: Tươi tắn -> buổi sáng
Buồn vắng -> buổi chiều Bài tập số 2: (SGK-92 )
Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng bản thân ?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Giáo viên đưa đoạn văn trên bảng phụ
GV gọi học sinh đọc
+ Xuất xứ: Đây là đoạn trích từ văn bản“ Hoàng Lê nhất thống chí” hồi 14 của Ngô Gia Văn Phái
+ PTBĐ: Tự sự
+ Đoạn trích có yếu tố miêu tả.
+ Đối tượng được miêu tả:
Hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc => tả nhân vật
Không khí trận đánh: Khí thế của quân Tây Sơn, Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh => Tả cảnh vật
□ Nhờ có yếu tố miêu tả nhân vật, đoạn văn tả vua Quang Trung thêm nổi bật. Hình ảnh một vị vua oai phong lẫm liệt xụng trận, trận đánh thêm sinh động bừng bừng khí thế chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn và sự thất bại thảm hại quân Thanh.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung: Khi đưa các yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự người viết nên chú ý:
+ Tự sự: Chủ đạo
+ Miêu tả: Phụ trợ. Khi đưa vào chú ý vị trí của những yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Số lượng của những yếu tố, chi tiết miêu tả đó
□ Như vậy khi viết văn tự sự, ta có thể kết hợp các yếu tố: Miêu tả cảnh vật, sự vật, con người: hình dáng, đặc điểm, tính chất
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1,3: GV đọc bài tập 1, xác định yêu cầu bài tập số 1 SGK
Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”
Tìm yếu tố miêu tả trong “Cảnh ngày xuân”?
* Thảo luận - ghi ý kiến vào bảng nhóm, cử đại diện trình bày.
* Nhóm 2,4: bài tập 2
Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng bản thân ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
? Hãy nêu một số văn bản tự sự em học gần đây có yếu tố miêu tả?
? Chỉ ra đoạn văn bản có sử dụng yếu tố miêu tả, tác dụng của các yếu tố miêu tả đó trong đoạn trích?
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Chuyện người con gái..., Chuyện cũ	Hoàng Lê nhất thống chí .. đoạn trích của
Truyện Kiều.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập :
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài, hoàn chỉnh bài luyện tập.
+ Phân tích một doạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học.
+ Chuẩn bị: " Kiều ở lầu Ngưng Bích"
( Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều, nội dung và nghệ thuật chính đoạn trích.v.v. Soạn các nội dung trong SGK

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_33_bai_mieu_ta_tron.docx