Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 40, Bài: Tổng kết từ vựng

docx 11 trang phuong 09/10/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 40, Bài: Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 40, Bài: Tổng kết từ vựng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 40, Bài: Tổng kết từ vựng
Tuần 8 -Tiết 39
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 9- Tiết 40:

Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
( Từ đơn, từ phức ... từ nhiều nghĩa)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Hiểu và nhớ một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
Năng lực:
+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực
Phẩm chất:
+ Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Bảng hệ thống kiến thức.Tài liệu liên quan đến kiến thức từ vựng lớp 6,7,8,9, Bảng phụ, bài tập
Chuẩn bị của học sinh:	Ôn tập kiến thức về từ vựng
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Giới thiệu khái quát các nội dung ôn tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên hỏi học sinh: Sau khi nghe bài hát này, em mong muốn điều gì nhất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: :
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết
a. Mục tiêu: hiểu được các kiến thức lí thuyết đã học.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
A.Lí thuyết:
I. Từ đơn và từ phức: ( xét về đặc điểm cấu tạo)
1. Từ đơn là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ: hoa, quả, nhà, cửa ...
2.Từ phức: Do 2 hay nhiều tiếng tạo thành
Ví dụ: Hoa hồng
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi:
Nhóm 1:
? Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ ?
? Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Cho ví dụ?
? Có mấy loại từ láy ? Cho ví dụ ?
Nhóm 2 :
? Thế nào là thành ngữ?
? Phân biệt thành ngữ, tục ngữ?
Nhóm 3 :
? Em hiểu thế nào là nghĩa của từ?
? Cho ví dụ minh họa?
Nhóm 4:
? Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
? Nghĩa gốc là nghĩa nào?
? Nghĩa chuyển là nghĩa nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
7. Từ phức gồm: Từ ghép và từ láy
Từ ghép: ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Trong từ ghép có ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
+ Ghép đẳng lập: Là từ ghép trong đó các từ tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, không có từ tố chính, không có từ tố phụ.
+ Ghép chính phụ: Là từ ghép trong đó các từ tố không bình đẳng với nhau về ngữ pháp, có từ tố chính và từ tố phụ.
+Về mặt trật tự từ: Từ tố chính đứng trước, Từ tố phụ đứng sau.
Từ láy: có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
- Căn cứ vào phụ âm đầu và phần vần, người ta chia từ láy ra làm 2 loại:
+ Láy bộ phận .
+ Láy toàn bộ.
II. Thành ngữ:
+ Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
+ Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng. Nhiều thành ngữ tiêu biểu trong Tiếng Việt thường có cấu tạo đối xứng:
* Ví dụ: Trèo cao ngã đau; Giấu đầu hở đuôi; Ăn trên ngồi trốc
Thành ngữ	Tục ngữ
Kết quả mong đợi:
Những tiếng được dùng độc lập đều là từ đơn.
Từ láy
+ Láy hoàn toàn: Đo đỏ, tim tím, xinh xinh...
+ Láy vần: Loanh quanh, luẩn quẩn...
+ Láy phụ âm đầu: Hổn hển, thập thò, mênh mông...
* Tác dụng phương thức láy:
+ Giảm nghĩa.
+ Tăng nghĩa.
Có 3 cách chính để giải nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Miêu tả sự việc, hoạt động, đặc điểm mà từ biểu thị
|+ Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
Từ nhiều nghĩa
+ Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
+ Hình thức: Là câu nói dân gian có tính chất ổn định, có vần và nhịp điệu.
+ Chỉ có tính chất định danh để gọi tên sự vật, nêu ra một đặc điểm nào đó -> tương đương với từ và cụm từ.
Thành ngữ như hoa
+ Sử dụng: Phải luôn kết hợp với tiền tố và hậu tố khác.
VD : Anh ta đen như cột nhà cháy.
+ Thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm.
+ Hình thức: Cũng: Là câu nói dân gian, có vần và nhịp điệu.
+ Tục ngữ là một phán đoán, một câu mang nghĩa trọn vẹn, nó không phải là cụm từ cho dù số chữ của nó bằng thành ngữ.
Tục ngữ như
quả đầy đủ, hoàn thiện hơn.
+ Sử dụng: Tục ngữ chỉ cần nói độc lập.
Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
+ Biểu thị một phán đoán về kinh nghiệm trong đời
sống.
III. Nghĩa của từ:
+ Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
GV bổ sung:
Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: hiểu được các kiến thức lí thuyết đã học và vận dụng bài tập.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung:
+ Trong sử dụng từ ngữ, nghĩa đúng vai trò rất quan trọng. Do hiện tượng nhiều nghĩa mà nghĩa của từ rất đa dạng, phức tạp. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ phải đặt trong câu cụ thể. Khi ở trong câu, do sự kết hợp giữa các từ mà mỗi từ được hiểu theo 1 nghĩa duy nhất.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên.
VD: mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre,
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là quá trình mở rộng của từ, hiện tượng đổi nghĩa từ
( Nghĩa đen- nghĩa bóng -> nghĩa gốc, nghĩa chuyển)
B. Luyện tập:
Bài tập về: Từ đơn và từ phức Bài tập 2:
+ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
+ Từ ghép: những từ còn lại
Lưu ý: những từ ghép có cấu tạo giống nhau về phần vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có
quan hệ ngữ nghĩa với nhau (sự giống
nhau về ngữ âm có tính chất ngẫu nhiên.)
Từ láy có tiếng gốc và tiếng láy phần âm thanh của tiếng gốc.
Ví dụ: “bằng lăng, bằng bằng, bằng bặn”
Chỉ có từ “bằng bặn” là từ láy;
“Bằng lăng” là từ đơn đa âm ( nhiều âm mới ghép thành 1 từ có nghĩa)
“ Bằng bằng” không phải là dạng láy đích thực mà là láy lặp, láy hoàn toàn. Bài tập 3:
+ Giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
+ Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, Sát sàn sạt, nhấp nhô.
Bài tập về: Thành ngữ Bài tập 2:
Thành ngữ:
+ Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
+ Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn có cái khác.
+ Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm, thương xót... giả dối nhằm đánh lừa người khác.
Tục ngữ:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến đạo đức, tính cách của con người.
+ Chó treo, mèo đậy: Muốn gìn giữ thức ăn với chó thì phải treo, với mèo thì phải đậy
-> Tuỳ thuộc vào đối tượng có hành động ứng phó phù hợp.
Bài tập 3:
+ Như chó với mèo.	+ Mèo mả gà đồng.	+ Lên voi xuống chó.
+ Đầu voi đuôi chuột.	+ Rồng đến nhà tôm.	+ Như vịt nghe sấm.
* Đặt câu: An ngồi nghe giảng bài mà như vịt nghe sấm.
+ Bèo dạt mây trôi.	+ Cắn rơm cắn cỏ.	+ Cây cao bóng cả.
+ Cây nhà lá vườn.	+ Bẻ hành bẻ tỏi.	+ Dây cà ra dây muống.
Bài tập 4: Sử dụng thành ngữ trong văn chương
+ Cá chậu chim lồng: Cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do.
* Ví dụ:	Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà
chơi.
Nguyễn Du )

( Truyện Kiều-
+ Cửa các buồng khuê: Nơi ở của con gái nhà giàu sang thời xưa, chỉ người con gái khuê các.	* Ví
dụ:	Xót mình cửa các buồng khuê Vỡ lòng học lấy những nghề
nghiệp hay
( Truyện Kiều-
Nguyễn Du )
+ Bảy nổi ba chìm: Sống lênh đênh, gian truân, lận đận.
* Ví dụ:	Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Hương)
Bảy nổi ba chìm với nước non. ( Bánh trôi nước- Hồ xuân
+ Màn trời chiếu đất: Cảnh sống không nhà cửa, dãi dầu, khổ cực.
* Ví dụ:	Xiết bao ăn tuyết nằm sương
Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao.
( Truyện Lục Vân Tiên- N.Đ.Chiểu )
Bài tập về nghĩa của từ:
Bài tập 2:
+ Chọn cách hiểu a: giải thích đầy đủ nội dung mà từ biểu thị
+ Không chọn b: nghĩa của từ “mẹ” chỉ khác “bố” ở từ “người phụ nữ”
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
+ Không chọn c: nghĩa của từ “mẹ”có sự thay đổi: mẹ em rất hiền -> gốc là mẹ thành công-> nghĩa chuyển.
+ Không chọn d: nghĩa của từ “mẹ-bà”: có nghĩa chung là chỉ người phụ nữ.
Bài tập về: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
Bài tập: Từ “hoa” trong “thềm hoa, lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.
Tuy nhiên nó chưa được coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đăt câu hỏi:	Phân tích cách lựa chọn từ ghép, từ láy trong một văn bản cụ thể.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Hoàn chỉnh các bài tập
+ Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng tiết 2
( Đọc và tìm hiểu kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cấp độ khái quát của từ ngữ ( lớp 7,8)Xem lại các đơn vị kiến thức, các bài tập
trong mỗi phần)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_40_bai_tong_ket_tu.docx