Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 42, Bài: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 2
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 42, Bài: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 42, Bài: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 2
Soạn: 14/10/2019 Tuần 9- Tiết 42 TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: + Củng cố kiến thức, phương pháp làm văn tự sự, kết hợp các yếu tố khác Kỹ năng: + Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kĩ năng, phương pháp đã học để viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh Thái độ: + Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức học hỏi chữa lỗi trong bài kiểm tra Chuẩn bị: Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể. chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài tự sự, lập dàn ý chuẩn bị cho giờ trả bài. Phương pháp: + Thuyết trình, hỏi đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. Ngày giảng Lớp Sĩ số Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong quá trình trả bài kiểm tra Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; Thời gian: Bài viết Tập làm văn số 2 là bài văn yêu cầu phải kể chuyện tưởng tượng là cuộc gặp gỡ sau khoảng thời gian 20 nămkhi về thăm trường cũ nhưng ở bài viết này còn rất nhiều nhược điểm mà giờ trả bài hôm nay cô trò ta cùng rút kinh nghiệm cho các bài văn tự sự tưởng tượng sau. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi Thời gian: Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung Giáo viên chép lại đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài. ? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên? ? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài thuyết minh trên? Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà - > Học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh. (Kĩ thuật động não và KN giao tiếp, tự tin) Đề bài: I. Dàn bài:( Giáo án tiết 34+ 35 Viết bài Tập làm văn số 2-Văn tự sự ) Nhận xét chung: LỚP 9A1: Ưu điểm: Kiểu bài: Đa số đều đúng kiểu bài văn tự sự Nội dung: Hầu hết đảm bảo nội dung của một bài văn mang yếu tố tưởng tượng. Phương pháp: Đa số học sinh đã nắm được phương pháp làm bài, phương pháp làm bài văn tự sự. Biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả + Nhìn chung một số em hiểu đề, tập trung kể về cuộc gặp gỡ sau 20 năm với người bạn thân hồi học THCS. Không có học sinh nào nhầm lẫn đối tượng, yêu cầu của đề văn tự sự. * Một số em phương pháp, có kiến thức sâu rộng về thể loại văn tự sự có bài viết khá: + Nắm chắc, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm khá tốt nhờ đó tạo cho bài văn sinh động hấp dẫn. + Cách trình bày bài nhìn chung là khoa học, sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng có sức thuyết phục nhờ hình ảnh, cảm xúc chân thành: Hằng, Nguyệt Hà, Hương, Phương Anh II. Nhựơc điểm: + Một số học sinh chưa biết tách các sự việc khi kể thành các đoạn văn (thân bài) mà viết liền rất dài tất cả các nội dung: Quách Cường, Khánh. + Một số các em chưa đọc kĩ đề, chưa xác định rõ yêu cầu của đề nên khi viết còn bị lạc hướng hoặc không tập trung, còn lan man: Cường, Gia Huy, + Một số bài viết quá sơ sài về nội dung: Khánh, Cường, Minh. + Một số bài viết cẩu thả về chữ, cách trình bày, dập xoá nhiều: Thái Sơn + Một số em không đảm bảo về bố cục bài văn: thiếu một trong 3 phần của bố cục bài văn, nội dung Mở bài (Kết bài) không đủ ý, không rõ ràng: Thành + Một số bài văn tự sự xong không có lời thoại chỉ đơn thuần là câu kể hoặc trình bày lời thoại không phân biệt với câu kể: Hiếu + Một số bài viết còn không sử dụng dấu câu đúng lúc, đúng chỗ, câu cụt chưa rõ nghĩa, thiếu sự hoàn chỉnh về nội dung.v.v.: Tuấn, Sơn LỚP 9A2: Ưu điểm: Kiểu bài: Đa số đều đúng kiểu bài văn tự sự Nội dung: Hầu hết đảm bảo nội dung của một bài văn tự sự: kể về giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày. Phương pháp: Đa số học sinh đã nắm được phương pháp làm bài, phương pháp làm bài văn tự sự. Biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả: hình ảnh người thân, không kí cuộc gặp gỡ... * Một số em phương pháp, có kiến thức sâu rộng về thể loại văn tự sự có bài viết khá: + Nắm chắc, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm khá tốt nhờ đó tạo cho bài văn sinh động hấp dẫn. + Cách trình bày bài nhìn chung là khoa học, sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng có sức thuyết phục nhờ hình ảnh, cảm xúc chân thành: Hà Phương, Hiền Linh, Lê Huyên. II. Nhựơc điểm: + Một số học sinh chưa biết tách các sự việc khi kể thành các đoạn văn (thân bài) mà viết liền rất dài tất cả các nội dung: Quách Cường, Khánh. + Một số các em chưa đọc kĩ đề, chưa xác định rõ yêu cầu của đề nên khi viết còn bị lạc hướng hoặc không tập trung, còn lan man: Cường, Gia Huy, Bá Huy,Nam, Thành, Nguyễn Dũng, Tiến Dũng + Một số bài viết quá sơ sài về nội dung: Khánh, Cường, Minh. + Một số bài viết cẩu thả về chữ, cách trình bày, dập xoá nhiều: + Một số em không đảm bảo về bố cục bài văn: thiếu một trong 3 phần của bố cục bài văn, nội dung Mở bài (Kết bài) không đủ ý, không rõ ràng: Cường, Minh.. + Một số bài viết còn không sử dụng dấu câu đúng lúc, đúng chỗ, câu cụt chưa rõ nghĩa, thiếu sự hoàn chỉnh về nội dung.v.v.:Thanh Hiền, Thành, Nguyễn Dũng, Tiến Dũng. * Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả) Trả bài học sinh: Chữa lỗi: 1. Chính tả: Lớp 9a2: + xửa xe-> sửa xe + sung quanh -> xung quanh + trò truyện-> trò chuyện (Kĩ thuật động não và KN giao tiếp, tự tin) + tấp lập-> tấp nập + nàn da trắng-> làn da tắng + chuyển nên Hà Nội-> chuyển lên Hà Nội Lớp 9a2: + uống lo nước-> uống no nước + suy nghĩ một nát-> suy nghĩ một lát + xinh sắn-> xinh xắn + dãy bày-> Dãi bày + xuy nghĩ-> suy nghĩ + tôi gieo lên-> reo lên * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ) (Kĩ thuật động não và KN giao tiếp, tự tin) 2. Dùng từ: Lớp 9a1: + mọi người giật bắn tim-> mình + giờ đây bạn đã là một thanh niên sức dài vai rộng rồi -> khỏe mạnh, vạm vỡ + đi làm trên con xe máy-> đi làm bằng xe máy + va phải một anh chàng cũng chạc bằng tuổi tôi-> một người thanh niên chạc bằng tuổi tôi + Đúng là trời có mắt hôm nay chúng ta được gặp nhau -> Đúng là quả đất tròn hôm nay chúng ta được gặp nhau Lớp 9a2 + Nhớ lại kí ức ngày xưa ở với ông bà-> nhớ lại những kỉ niệm ngày xưa + nói với giọng khoan khoái ông xoa đầu tồi-> giọng mừng rỡ, + Chia tay ông tôi thở dài một hơi-> thở dài một tiếng * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi đặt câu) (Kĩ thuật động não và KN giao tiếp, tự tin) 3. Câu: Lớp 9a1: + Hiếu bảo là tôi còn nhớ năm lớp 8 không-> nhớ kỉ niệm vui ( buồn, đánh nhớ) nhất năm lớp 8 không + Về nhà bị đánh một trận lên bờ xuống ruộng-> ai bị ai đánh + Bây gời tôi ước có chiếc máy thời gian của Đô rê mon để quay ngược lại khi tôi và Hiếu gặp nhau + Đã khá lâu rồi mới có dịp gặp lại nhau so với hồi THCS-> Chủ ngữ đâu ( ai ) khoảng thời gian chính xác là khi nào. * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh (Kĩ thuật động não và KN giao tiếp, tự tin) 4. Phương pháp ( lập luận) * Mở bài : a, Thời gian thấm thoắt trôi thật nhanh và giờ tôi đã 25 tuổi. Đã trở thành một người lớn không còn trẻ con như trước kia nữa. Những những kỉ niệm thời THCS thì lại cảm thấy rất vui và nhớ đến người bạn thân năm xưa đa cùng tôi trải qua bao nhiêu kỉ niệm. ( Mở bài thiếu ý: Chưa giới thiệu khái quát cuộc gặp gỡ) b, Tôi đã gặp Phương người bạn thân của tôi thưở còn học trung học sau mười năm lưu lạc. 10 năm quãng thời gian dài đủ để một ai đó nuối tiếc một cái gì đó đã qua, đã mất. Tôi gặp lại Phương trong cái lạnh của mùa Đông, chúng tôi gặp nhau cũng rất tình cờ. Công việc đã khiến tôi không còn thời gian dành cho bản thân mình nữa. Cho tới ngày tôi được nghỉ 2 buổi để chuẩn bị cho chuyến đi công tác tận Miền Nam, buổi chiều hôm đó để bớt đi cái lạnh mùa Đông đem đến. Tôi đi bộ trong công viên để tâm hồn được thư giãn. => Mở bài dài dòng, lủng củng, câu chưa rõ ràng dấu câu còn dùng sai khi câu chưa đủ ý Lớp 9a2: * Kết bài : Sau cuộc gặp gỡ bất ngờ đó, tôi hi vọng sẽ được gặp lại bà và ngồi tâm sự lâu hơn. Tôi như mất đi thứ gì đó mà tạm thời chưa thể lấy lại được. Và chắc chắn lần sau khi gặp lại bà tôi sẽ lấy lại nó. ( Diễn đạt lủng củng, chưa nêu được rõ tâm trạng, tình cảm sau cuộc gặp gỡ, những ước mong, hi vọng.v.v.) * Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm( mỗi phiếu học tập chỉ gồm 2 đoạn văn chưa hoàn chỉnh cần sửa chữa) chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục-> Đưa ra một đoạn văn Mở bài và Kết bài đầy đủ nội dung và trình bày rõ ràng mạch lạc-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Đoạn văn: a. Lúc này bạn đã nhận ra tôi. Cảnh vật xung quanh chúng tôi bỗng tươi tắn hẳn lên. Thời gian, xe cộ như đang dừng lại và chúng tôi cũng đờ người ra. Khung cảnh lúc ấy đã dần tan biến sau một hồi còi xe ô tô ngoài đường. => Diễn đạt lủng củng, chú ý sửa các câu văn miêu tả cảnh, tâm trạng lưu loát hợp lí, logic hơn nữa. ( Khi chúng tôi nhận ra nhau chúng tôi đều mừng chảy nước mắt. Khung cảnh xung quanh chúng tôi cũng chợt im lặng nhường chỗ cho cuộc gặp gỡ bất ngờ và xúc động này. Một hồi còi xe ô tô đã kéo chúng tôi ra khỏi trạng thái vui như trong mơ để quay về hiện tại b, Do công việc của tôi lúc đông lúc ít khách nên tôi phải nhường cuộc nói chuyện sang một dịp khác. Chúng tôi cố kìm nén cảm xúc, bắt tay lần cuối cùng, cái bắt tay nhẹ nhàng yếu ớt hơn trước rồi lặng lẽ làm việc của mình. Ai cũng có vẻ mặt buồn chán, nặng nề khó tả. => Diễn đạt nhều chỗ lủng củng, dùng nhiều từ sai, không đúng lúc ( nhường cuộc nói chuyện sang một dịp khác, không phải bắt tay lần cuối cùng mà là cái bắt tay đầy lưu luyến khi chia tay nhau. Vẻ mặt buồn buồn không mừng rỡ, vui vẻ như khi gặp lại nhau V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu: 9a1: Nguyệt Hà, Thúy Hằng 9a2: Hà Phương, Hiền Linh VI. Thống kê điểm: Lớp Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm 3 – 4 Điểm 1 -2 9A1 9A2 Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Ôn tập phương pháp làm bài văn tự sự: Bố cục, các yếu tố cần kết hợp. + Đọc và soạn: " Đồng chí"- Chính Hữu (Sưu tầm tư liệu về tác giả Chính Hữu, những nhận định, đánh giá về bài thơ Đồng chí, các giá trị về nội dung và nghệ thuật, tìm dẫn chứng minh hoạ các giá trị nghệ thuật và nội dung đó, phân tích các nội dung chính của văn bản)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_42_bai_tap_lam_van.docx