Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 46, Văn bản: Ôn tập truyện trung đại

docx 10 trang phuong 09/10/2023 990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 46, Văn bản: Ôn tập truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 46, Văn bản: Ôn tập truyện trung đại

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 46, Văn bản: Ôn tập truyện trung đại
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 10 - Tiết 46:
Văn bản: ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Hệ thống hoá các kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các văn bản thuộc truyện trung đại đã học.
+ Nắm được một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, thời đại có trong các tác phẩm.
+ Hiểu những phẩm chất, cách xây dựng ở một số nhân vật chính trong một số đoạn trích.
2 Phẩm chất:
+ Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông.
3. Năng lực:
+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Tham khảo tư liệu soạn giáo án, sgk, sgv
Chuẩn bị của học sinh:	Đọc và trả lời câu hỏi SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng một đoạn ( ít nhất 3 khổ thơ) mà em thích trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” ? (2đ)
? Qua bài thơ em biết gì về người chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước?(8đ)
* Đáp án:
+ Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài thơ( ít nhất 3 khổ thơ)
+ Hình ảnh người chiến sĩ lái xe: hiên ngang, bình tĩnh, vững vàng, tự tin trong mưa bom bão đạn
+ Gặp rất nhiều khó khăn: gió, bụi, mưa
+ Thái độ bất chấp coi thường khó khăn, gian khổ nguy hiểm, vẫn lạc quan yêu đời, tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch, dí dỏm
+ Tình cảm ấm áp, thân thương sẵn sàng sẻ chia cùng đồng đội, như 1 gia đình.
+ Ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài mới:	Để chuẩn bị cho bài kiểm tra về truyện trung đại, giờ học hôm nay cô trò ta cùng ôn tập lại toàn bộ các đoạn trích thuộc truyện trung đại.
I. Lập bảng thống kê:
- Giáo viên cho học sinh trình bày nội dung dựa vào bảng đã chuẩn bị sẵn-> cho học sinh nhận xét và hoàn chỉnh
Hoạt động nhóm:(4 phút) phiếu học tập mỗi nhóm tìm hiểu 2 tác phẩm Nhóm 1: Chuyện người con gái Nam Xương và " Chuyện cũ trong..." Nhóm 2: Hoàng Lê nhất thống chí và Chị em Thúy Kiều
Nhóm 3: Cảnh ngày xuân,kiều ở lầu, Lục Vân Tiên GV cho H chiếu đáp án nhận xét
STT
Đoạn trích, tác
phẩm)
Tác giả
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
+ Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, ca ngợi những phẩm chất
cao đẹp của họ.
+ Khai thác vốn văn học dân gian.
+ Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ.
+ Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Đời sống xa hoa, lãng phí của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh.
+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
+ Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa p/á bản chất s/việc, con người.
+ Miêu tả sinh động, tỉ mỉ, chân thực, khách quan, cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo sâu sắc
+ Sử dụng ngôn ngữ khách quan thể hiện thái độ bất bình của tác
giả.
3
Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô Gia Văn Phái
+ Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ: văn võ song toàn với chiến công đại phá 20 vạn quân Thanh. Tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước,
cướp nước.
+ Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử
+ Khắc họa các nhân vật lịch sử.
+ Ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
+ Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả.
4
Chị em Thuý Kiều
Nguyễn Du
+ Ca ngợi vẻ đẹp hoàn hảo của 2 chị em Thuý Kiều & dự báo cuộc đời, số phận của 2 chị
em.
+ Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
+ Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
+ Thủ pháp đòn bẩy.
5
Cảnh ngày xuân
Nguyễn Du
+ Bức tranh thiên nhiên, lễ hội
mùa xuân đẹp, trong sáng.
+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
+ Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em
Thuý Kiều.
6
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du
+ Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích, thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thuỷ
chung của nàng.
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Lựa chọn từ ngữ,
7
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nguyễn Đình Chiểu
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên: anh hùng hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài.
+ Miêu tả nhân vật chủ yếu được qua cử chỉ, hành động, lời nói.
+ Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường mang nhiều màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn
biến tình tiết truyện
Hoạt động của giáo viên- học
sinh
Nội dung
* GV : Ở phần 2 cho học sinh thảo luận nhóm bàn( 5 phút) và trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình.
2. Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến:
a. Vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong
kiến:
=> Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh
? Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến được thể hiện như thế nào qua Chuyện người con gái Nam Xương và các trích đoạn của Truyện Kiều?
- Là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết
+ Xinh đẹp, nết na thuỳ mị, tư dung tốt đẹp: Vũ Nương
+ Một tuyệt sắc, tuyệt tài như Thuý Kiều (dẫn chứng)
+ Vũ Nương: yêu chồng, thương con, yêu kính mẹ chồng-> người vợ thuỷ chung, con dâu hiếu thảo, người mẹ hết lòng vì con
+ Người phụ nữ đức hạnh, trọng danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh: lấy cái chết để rửa sạch nỗi oan, vẫn khao khát trở về dương gian được minh oan.
+ Một người phụ nữ giàu lòng vị tha, bao dung: Vũ Nương chết đi, sống dưới thuỷ cung song vẫn thương nhớ chồng con, gia đình, quê hương.
+ Một người phụ nữ giàu lòng vị tha, đức hi sinh, người con hiếu thảo, người yêu chung thuỷ: khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều vẫn nhớ về cha mẹ, nhớ về người yêu với sự lo lắng, day dứt ân hận.v.v.
b. Số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến:
+ Chịu nhiều đắng cay, tủi cực, số phận lênh đênh chìm nổi: Thuý Kiều trở thành món hàng để trao đổi, mua bán, sống nơi đất khách quê người cô đơn, buồn tủi.
+ Vũ Nương bị nghi oan, nỗi oan khiên quá
lớn khiến nàng phải dùng cái chết để minh
oan-> nàng bị đẩy vào con đường cùng không lối thoát.
⬄ Họ là những nhân vật điển hình của người
phụ nữ chế độ phong kiến.
* GV : Ở phần 3 học sinh thực hiện bằng cách vấn đáp miệng-> giáo viên nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh
? Bộ mặt xấu xa thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến thể hiện như thế nào qua các văn bản" Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" và Hoàng Lê nhất thống chí?
3. Bộ mặt xấu xa thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:
+ Vua chúa ăn chơi xa xỉ, hoang tàn vô độ trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân-> bỏ bê việc triều chính, triều đình mục nát, suy yếu
+ Quan lại thừa gió bẻ măng: cướp đoạt trắng trợn tài sản của nhân dân về tô điểm nơi phủ chúa.-> khiến cuộc sống của nhân dân lầm than khốn khổ.
+ Vua chúa nhà Lê Chiêu Thống: cõng rắn cắn gà nhà, hèn nhát, bạc nhược, tham sống sợ chết, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích dân tộc, sẵn sàng từ bỏ dân tộc đi theo bè lũ cướp
nước.
* GV : Ở phần 4 cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận của mình
Nhóm 1 và 1/2 nhóm 2: hình tượng Quang Trung
1/2 nhóm 2 và 3: Lục Vân Tiến
-> Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh
? Phân tích hình tượng các nhân vật Nguyễn Huệ và Lục Vân
Tiên?
4. Phân tích hình tượng:
* Vua Nguyễn Huệ- Quang Trung:
+ Có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén khi lựa chọn thời cơ, hành động quyết đoán, mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết chiến quyết thắng.
+ Người anh hùng quả cảm, thông minh, có tài thao lược, cầm quân, dụng binh như thần.
+ Nhận định thời cơ chín muồi tiến đánh quân Thanh vào những ngày cuối năm khi chúng
mất cảnh giác, dành thắng lợi nhanh chóng, giòn giã.
+ Trực tiếp chỉ huy nghĩa quân; oai phong lẫm liệt, làm nức lòng quân sĩ, tăng sức mạnh cho quân sĩ, là người tổ chức & là linh hồn của cuộc khởi nghĩa với những chiến công vang
dội.
* Lục Vân Tiên:
+ Dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn, không sợ hiểm nguy, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài: Một mình không có vũ khí dám xông vào đánh cướp để cứu người bị nạn, khi Kiều Nguyệt Nga xin được lạy tạ trả ơn, đề nghị chàng đến Hà Khê đề cha nàng trả ơn, Lục Vân Tiên từ chối trình bày quan điểm: làm ơn không phải vì để mong được trả ơn, thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.
+ Nhân vật mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin ước mơ của mình: mẫu người anh hùng dám xả thân để cứu giúp người gặp nạn, đấu tranh để loại bỏ những thế lực hung tàn, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp:
chính trực, dũng cảm, hào hiệp
* Ở phần 5 học sinh thực hiện bằng cách vấn đáp miệng-> giáo viên nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh
5. Những nét chính về thời đại, gia đình, và cuộc đời Nguyễn Du, tóm tắt Truyện Kiều
* Thời đại:
+ Có nhiều biến động, Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc:
? Những nét chính về thời đại, gia đình, và cuộc đời Nguyễn Du, tóm tắt Truyện Kiều ?
Đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, xã hội loạn lạc đen tối, giai cấp phong kiến tham bạo tranh bá đồ vương, chém giết, tàn sát lẫn nhau. Trịnh Nguyễn phân tranh, vua Lê bù nhìn cõng rắn cắn gà nhà -> phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ triều Nguyễn được thiết lập, đây là vương triều phong kiến cuối cùng với những chính sách chuyên chế tàn bạo. Những thay đổi kinh thiên động địa đó đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực: “Trải qua mấy cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
* Gia đình Nguyễn Du:
+ Cha là Nguyễn Nghiễm là tiến sĩ, nhà sử học, tể tướng triều Lê Trịnh. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan Thượng thư bộ lại- triều Lê Trịnh, say mê nghệ thuật. " Bao giờ ngàn Hống ( Hồng Lĩnh) hết cây
Sông Rum (sông Lam) hết nước họ này hết quan!"
+ Nguyễn Du mồ côi cha khi 9 tuổi, mồ côi mẹ khi 12 tuổi
+ Bản thân học giỏi nhưng chỉ đỗ tam trường (1783)
+ Cuộc đời ông trải qua những năm tháng gian
truân, trôi giạt, vất vả long đong: 10 năm sống
ở đất Bắc (1786-1796)-quê vợ ở Thái Bình & ở ẩn tại quê hương(1796-1820)
+ Làm quan dưới thời nhà Nguyễn, 1820 nhận lệnh đi sứ Trung Quốc lần 2, chưa kịp đi thì ông đã mất ở Huế.
Cuộc đời Nguyễn Du:
+ Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quí tộc.
+ Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội.
+ Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
Tóm tắt Truyện Kiều:
Truyện kể về cuộc đời λ con gái tên Thúy Kiều. Nàng là con nhà lương thiện, tài sắc tuyệt vời, giàu lòng thương người, đa cảm có tình yêu vừa hé nở với Kim Trọng. Kim Trọng về quê hộ tang chú. Nhưng tai hoạ đã xảy ra với gia đình nàng do thằng bán tơ vu vạ. Kiều nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng và quyết định bán mình chuộc cha. Từ đó cuộc đời nàng trải qua 15 năm lưu lạc. Hai lần làm kỹ nữ, làm nô tỳ bị hành hạ, vùi dập cho đến khi Từ Hải chuộc nàng ra khỏi lầu xanh. Nhưng sự phản bội hèn hạ của bọn quan triều
đình đứng đầu là Hồ Tôn Hiến đã hại chết Từ
Hải. Thúy Kiều tự trẫm mình ở sông Tiền Đường và được cứu sống. Cuối cùng nàng được đoàn tụ cùng gia đình, song vẫn giữ tình bạn với Kim Trọng.
6. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:
+ Ca ngợi những vẻ đẹp của người phụ nữ: Thuý Vân đoan trang, phúc hậu, Thuý Kiều lại tuyệt sắc, tuyệt tài
+ Ca ngợi tấm lòng chung thuỷ, hiếu thảo, giàu đức hi sinh của nàng Kiều
+ Thái độ cảm thông, đồng cảm với những nỗi niềm, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều khi ở
lầu Ngưng Bích
7. Nghệ thuật của Truyện Kiều:
+ Sử dụng ngôn ngữ: chọn lọc, trau chuốt, giàu sắc thái biểu cảm, gợi hình.
+ Tả cảnh thiên nhiên: chấm phá mà tạo cảnh rất đặc sắc, ấn tượng,
+ Tả cảnh ngụ tình: tả cảnh thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, tình cảm của nhân vật
+ Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, cách sử dụng thành ngữ, điển tích, điển
cố,
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
Phương pháp: Vấn đáp
Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
Thời gian:
? Những nội dung chính nào đã được các truyện trung đại tập trung làm rõ?
+ Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người.
+ Thể hiện những ước mơ, khát vọng của nhân dân
Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn tập lại toàn bộ các truyện trung đại: tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật chính, phân tích các nhân vật chính, chú ý các dẫn chứng kèm theo.
+ Ôn lại thật kĩ toàn bộ các nội dung trong phần ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết truyện trung đại.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_46_van_ban_on_tap_t.docx