Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 50, Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Tiếp theo)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 50, Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 50, Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Tiếp theo)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 10 - Tiết 50: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Tiếp) (Huy Cận) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Nắm về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. + Nhận biết những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của người dân trên biển + Hiểu nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. Năng lực: + Giáo dục học sinh thêm yêu con người và cuộc sống lao động đầy thi vị, lãng mạn, nên thơ của người dân vùng biển Quảng Ninh, * Tích hợp bảo vệ môi trường + Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường biển. Phẩm chất: + Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Chân dung nhà thơ Huy Cận; Tranh ảnh minh hoạ cho bài thơ, bảng phụ. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt vào bài: Đây là những người đã góp phần xây dựng đất nước từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay. Đặc biệt là những ngư dân, họ không chỉ phát triển kinh tế mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Để xem hoạt động đánh bắt cá của những người dân chài diễn ra như thế nào, cô trò ta sẽ cùng nhau theo dõi tiết 2 của bài học ngày hôm nay HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên: Các khổ thơ tiếp theo tập trung miêu tả vào hoạt động của những người dân chài lưới b Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng: + Hình ảnh" Thuyền ta lái gió...lướt"-> Bút pháp lãng mạn, hào hùng, ĐT lái, lướt :con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ với kích thước rộng lớn để hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ. + So sánh, liên tưởng, động từ mạnh liên tiếp-> công việc lao trên biển. Đó là cảnh biển đêm và bức tranh lao động trong khung cảnh biển đêm đó. Giáo viên chiếu 4 khổ thơ tiếp theo GV đặt câu hỏi : Nhóm 1, 3 : Cảnh đánh bắt cá ? Hai câu đầu của khổ thơ thứ 3 miêu tả điều gì? ? Từ " lướt" gợi tả điều gì? ? Cách viết “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng”gợi cho em suy nghĩ gì? ? Hình ảnh con thuyền trước biển cả lúc này như thế nào? ? Công việc đánh bắt cá của các thuỷ thủ được m.tả như thế nào? ? Khổ thơ trên còn gợi cho em những liên tưởng nào khác nữa? ? Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ... buổi nào” gợi ra cho em sự liên tưởng nào? ? Sự giàu có của biển được tác giả miêu tả qua hình ảnh nào? Nhóm 2,4 : Cảnh kéo lưới ? Sự giàu có của biển được tác giả miêu tả qua hình ảnh nào? ? Hình ảnh cá song được nhà thơ đặc tả như thế nào? ? Cho biết trong câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả cảnh đêm Hạ Long? ? Cách đánh bắt cá của người dân có gì đặc biệt? động nguy hiểm, gian nan, vất vả như một trận chiến đấu thực sự. - Cách đánh bắt cá: + Hát: gọi cá. + Gõ thuyền: nhịp trăng cao -> Cảnh vừa thực vừa lãng mạn, nghệ thuật nhân hoá => Khả năng chinh phục thiên nhiên và sức mạnh to lớn của con người. + Biển-như lòng mẹ: hình ảnh so sánh, ẩn dụ-> Biển không chỉ đẹp rực rỡ, giàu có, mà còn rất huyền bí ân tình như người mẹ: ca ngợi và biết ơn biển. + Liên tưởng, liệt kê, so sánh, nhân hoá-> Vẻ ®ẹp lung linh, huyền ảo của biển: sự phong phú đa dạng của các loài cá => bức tranh rực rỡ sắc màu và kì ảo về biển. * Cảnh kéo lưới: + Kéo xoăn tay chùm cá nặng □ Khoẻ khoắn, mạnh mẽ, say sưa, hào hứng => Kết quả lao động tốt đẹp, rực rỡ. + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người ? Em hiểu 2 câu thơ “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng... rạng đông” như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cảnh kéo lưới của những người đánh cá? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: + Hai câu đầu khổ 3 : Cảnh đoàn thuyền lướt đi êm trên biển đêm trăng và chuẩn bị đánh cá được tả như bức tranh lãng mạn, hào hùng. + Hình ảnh con thuyền trước biển cả lúc này : + Lái gió với buồm trăng + Lướt, ra đậu, dò, dàn, đan, giăng... + Công việc đánh bắt cá của các thuỷ thủ được m.tả + Dò bụng biển... + Dàn đan thế trận... + Thuyền có gió làm bánh lái, trăng làm buồm + Khổ thơ gợi ra h/a con thuyền ra khơi có gió làm lái, có trăng làm buồm. Trăng gió, mây trên cao hoà với biển bằng và con thuyền ở dưới -> bức tranh hài hoà... Mỗi thuỷ thủ trên tàu là một người chiến sỹ, mỗi dụng cụ đánh bắt cá là một 3.2 Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về: + Thời điểm: lúc rạng đông. + Câu hát căng buồm... + Đoàn thuyền chạy đua mặt trời. -> Biện pháp nhân hoá. => Đoàn thuyền trở về trong cảnh bình minh rực rỡ huy hoàng cùng niềm vui thắng lợi. Tổng kết Nội dung- ý nghĩa * Nội dung + Vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên hoài hoà với vẻ đẹp con người lao động: khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống và đất nước. * ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp cảụ đất nước của những con người lao động mới. 4.2 Nghệ thuật: thứ vũ khí, con người bước vào trận chiến thực sự chinh phục thiên nhiên. Nhóm 2,4 : + Sự giàu có của biển dc thể hiện qua rất nhiều loài cá từ biển: + Cá thu như đoàn thoi + Cá nhụ, chim, đé, song ..-> lấp lánh Hình ảnh cá song: + Dùng đại từ xưng “em” để gọi cá + Động từ: lóe + Tính từ: vàng choé □ Sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Tạo được những hình ảnh đặc biệt sinh động và mới lạ về cá, biển -> dựng lên bức tranh đầy màu sắc kì ảo về biển. + Hình thức đánh bắt cá cổ truyền được nhà thơ vận dụng đưa vào trong thơ ca, ở đây gõ vào mạn thuyền không phải ai khác mà là trăng, nước vỗ mạn thuyền mang theo ánh trăng. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: -> Động từ mạnh chỉ hoạt động để miêu tả tư thế lướt sóng ra khơi nhanh, con thuyền thật dũng mãnh và hoạt động đánh bắt của con thuyền như một trận chiến đấu thực sự trên biển->hiện lên như một bức tranh đẹp, lãng mạn, hào hùng. + Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại + Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. + Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 4.3 Ghi nhớ: ( SGK -142 ) -> Tầm vóc con người đã thay đổi: họ có sức mạnh to lớn để chinh phục thiên nhiên, khai thác tài nguyên của biển cả. Giáo viên binh: Lời cảm tạ đất trời, cảm ơn biển cả đem lại cuộc sống ấm no. Lời cảm ơn ấy nhà thơ Tế Hanh viết: “ Nhờ ơn trời biển lặng cỏ đầy ghe”. Đây chính là khúc ca say đắm về sự giao hoà biết bao thân thiết, ưu ái giữa con người & biển cả. Hình ảnh so sánh thật đẹp, gần gũi. Biển như bà mẹ hiền từ mãi mãi chở che, nuôi dưỡng, bao bọc con người không chỉ hôm nay mà cả mãi mãi về sau=> Tình yêu & niềm tự hào, biết ơn của con người dành cho biển cả. + Câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá: Biển đêm thở phập phồng, ánh sao đêm tan in trong lòng biển-> Cảnh vật lung linh huyền ảo như thế giới thần tiên cổ tích. + Cảnh kéo lưới diễn ra vào thời điểm đêm tàn, trời sắp sáng nhưng động tác kéo lưới khỏe khoắn, khéo léo 🡺 Câu thơ gợi tả hình ảnh người dân chài khỏe mạnh trong tư thế nghiêng mình dồn hết sức lực vào đôi tay cuồn cuộn để kéo mẻ lưới đầy ắp cá. + Bài thơ miêu tả cảnh đánh bắt cá đêm trên biển nhưng hầu như tác giả không m.tả trực tiếp, hay khắc hoạ những động tác, hình ảnh lao động. Nhưng người đọc vẫn hình dung ra được không khí lao động say mê, hào hứng qua âm thanh, tiếng hát, hành động khoẻ “Kéo xoăn tay” thành công đó nhờ những âm hưởng sôi nổi, phơi phới, bay bổng với lời thơ dõng dạc, trầm hùng, cách gieo vần biến hoá linh hoạt, bút pháp lãng mạn => Sự hoà hợp giữa con người & thiên nhiên tạo sức mạnh chinh phục biển cả. Hoạt động 2: Tìm hiểu hình ảnh bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Khổ thơ cuối m.tả cảnh gì? ? Cảnh đoàn thuyền trở về được miêu tả trong khung cảnh ra sao? ? Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh & câu thơ nào? ? Dụng ý của tác giả khi sử dụng các hình ảnh đó? ? Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu? ? Hai câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi & Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện điều gì về những người lao động trên biển? ? Cả bài thơ được coi là khúc ca, đây là khúc ca gì? Tác giả làm thay lời của ai? ? Qua bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thiên nhiên của con người lao động? ? Nếu cho rằng: Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng của tác giả thì theo em đó là hai cảm hứng nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh: + Mặt trời + Câu hát Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ cuối so với khổ thơ đầu: + Mặt trời xuống biển: 1 ngày đã kết thúc, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, ngày lao động trên biển bắt đầu. + Mặt trời đội biển: Ngày lao động trên biển đã kết thúc, mở ra 1 ngày mới với những hoạt động của con người trên đất liền. Hai câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi & Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện: + Câu hát đẩy thuyền ra khơi, câu hát gọi cá vào dệt lưới, câu hát ca ngợi những thành quả lao động của người dân đánh cá. + Sau 1 đêm lao động vất vả, mệt nhọc họ vẫn giữ được khí thế náo nức, hăng say, vui vẻ, yêu đời của mình Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Sự liên tưởng mới mẻ: Đây không chỉ là màu sắc hiện thực của những khoang cá lộng lẫy, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đó còn là thành quả huy hoàng của 1 ngày lao động trên biển. Thiên nhiên tự nguyện dâng tặng, phục vụ con người những tài nguyên của biển, con người lao động miệt mài, khẩn trương, hăng say. + Là bài ca ca ngợi thiên nhiên, con người lao động=> của chính những người dân chài lưới. Bài thơ là tiếng hát say mê, hào hứng, phần khởi nhưng mang nhiều ý nghĩa mới: tiếng hát của người chiến thắng. Hình ảnh câu hát được nhắc lại 4 lần như một điệp khúc với âm điệu khoẻ khoắn, sôi nổi. Đó là khúc ca khải hoàn của người chiến thắng, của người lao động. + Bài thơ là sự kết hợp hai cảm hứng của tác giả: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì Miền Bắc xây dựng CNXH và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ-> Tạo ra hình ảnh rộng lớn tráng lệ, lung linh như một bức tranh sơn mài. Hoạt động 3: Tổng kết Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Bài thơ " Đoạn thuyền đánh cá" có ý nghĩa như thế nào? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đăt câu hỏi: Sau khi học bài thơ, trong em đã được bồi đắp thêm tình cảm nào? Em học được cách miêu tả như thế nào của tác giả khi viết văn m.tả, biểu cảm? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, gợi cảm xúc. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Tình cảm của em đối với vùng biển quê hương, con người quê hương? ? Em có suy nghĩ gì về việc nhiều ngư dân sử dụng những công cụ bắt cá theo kiểu tận diệt: lưới mắt nhỏ, đánh mìn, kích điện (xung điện/xuyệt điện/ cào điện) Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả. + Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo, độc đáo, giọng điệu thơ khỏe khoắn hồn nhiên. + Viết đoạn văn: Bài thơ được gọi là“Khúc tráng ca về những người lao động trên biển cả Việt Nam thế kỉ XX". Hãy làm rõ ý kiến trên bằng một đoạn văn 10-12 câu? + Chuẩn bị: " Nghị luận trong văn tự sự" (Đọc trước các nội dung trong bài học, tìm hiểu các ví dụ thông qua hệ thống câu hỏi SGK, tìm các đoạn văn tự sự có yếu tố nghi luận, tập tìm hiểu tác dụng của các yếu tố nghị luận có trong đoạn văn tự sự đó
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_50_van_ban_doan_thu.docx