Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 52+53, Văn bản: Bếp lửa
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 52+53, Văn bản: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 52+53, Văn bản: Bếp lửa
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 11 - Văn bản BẾP LỬA (Bằng Việt) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Hs cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của tác giả.Thấy được hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh. -Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả tự sự, bình luận của tác giả. 2. Kĩ năng: - Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả,tự sự,bình luận và biểu cảm trong bài thơ. -Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước. 3. Thái độ: Khơi gợi, bồi dưỡng tình yêu bà, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước. B/ CHUẨN BỊ: 1. GV: nghiên cứu sgk, sgv soạn giáo án. 2. HS: Học bài cũ, đọc và soạn bài trước ở nhà. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ôn định 2. Kiểm tra bài cũ; Không kiểm tra 3. Giới thiệu bài: Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, các em đã được gặp anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ về bà, nhớ làng quê, nhớ quê hương da diết. Hôm nay, trong tiết học này chúng ta lại được gặp một thanh niên đang học tập ở Liên Xô (cũ) cũng nhớ về bà mình, với nỗi nhớ bếp lửa ấp iu, thắm đượm tình bà cháu. 4 . Dạy bài mới: Hđ của gv Hđ của hs Nội dung ? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt? -? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào? -GV: Bên cạnh đó t/g còn có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng khác như: Bừp lửa khoảng trời; Khoảng cách giữa lời; Phía nửa mặt trăng chìm... -GV: Văn bản có nội dung như thế nào, trước hết chúng ta cùng nhau đọc văn bản để rõ được điều đó. ? Xác định giọng đọc khi đọc bài thơ? -Gọi 1-2 hs đọc -Gọi hs giải nghĩa 2 từ khó trong sgk. -Thông qua phần đọc văn bản, em thấy bài thơ có thể chia thành mấy phần, nội dung từng phần là gì? -Dựa trên bố cục đó, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích văn bản. -Gọi hs đọc 3 câu thơ đầu - Trong kí ức của người cháu hiện lên hình ảnh nào? ? Những lời thơ nào giúp hiện lên hình ảnh ấy? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được dùng trong hai câu thơ? ? Việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? -GV: Bếp lửa chờn vờn sương sớm là một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình tự bao đời, đặc biệt rất gần gũi với những người dân sống ở miền núi như chúng ta. Hai tiếng “ấp iu” gợi cho ta thấy hình ảnh đôi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo của người nhóm lửa. ? Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ bếp lửa? -Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. ? “Mưa nắng” ở đây có nghĩa là gì? ? Vậy hình ảnh “bếp lửa” có ý nghĩa ntn? -GV: Người cháu còn có những suy nghĩ gì về bà và bếp lửa, chúng ta sang phần 2. -Gọi hs đọc khổ thơ tiếp theo. ? ấn tượng sâu đậm gắn với tuổi thơ tác giả là gì? -GV: Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của của nạn đói năm 1945. -Gọi hs đọc khổ thơ tiếp theo. ? Trong tám năm ròng, kỉ niệm sâu sắc nhất về bà gắn với hình ảnh gì? ? Nghe tiếng tu hú kêu tác giả nhớ về điều gì? -GV bình: Tiếng chim đã trở nên quen thuộc trên những cánh đồng xa vào độ hè về. Nghe tiếng chim giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những nhớ mong về bà, không chỉ vậy, với tác giả tiếng chim đã trở thành một mảnh tâm hồn, vì vậy thương bà tác giả chỉ có thể tâm tình với chim tu hú, với lời trách nhẹ nhàng mà thương nhiều : “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.” ? Em có suy nghĩ gì về tình bà cháu qua các câu thơ: “Mẹ cùng cha công tác bận ko về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ này? Tác dụng? -GV: Em bé trong bài thơ tuy phải sống xa cha mẹ gặp nhiều thiếu thốn khó khăn, nhưng thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà. ? Người cháu có tình cảm ntn đối với bà? -Gọi hs đọc khổ thơ tiếp theo: từ ” Năm giặc đốt .... ” đến ”vẫn được bình yên”. ? Bếp lửa của bà còn được nhóm trong những năm giặc đốt làng, qua đó tô đậm thêm phẩm chất cao quý nào của bà? ? Từ đó em còn biết thêm gì về bà? -GV: đọc 3 câu thơ tiếp theo: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...” ? Ba câu thơ với tính chất bình luận, nói lên điều gì? -Gọi hs đọctiếp khổthơ6 “Lận đận đời bà ..... Ôi kì lạ và thiếng liêng - bếp lửa” Ba câu thơ: ”Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm” ? Cho em biết gì về tấm lòng của bà đối với cháu? GV liên hệ với bài thơ " Tiéng gà trưa - Xuân Quỳnh" ? Bốn câu thơ tiếp theo cho biết thêm cho ta điều gì về bà? ? Vậy bếp lửa còn được nhóm lên bởi tình cảm nào của bà? ? Cảm nhận của em về câu “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” ? -GV bình: Thật kì lạ vì không có gì có thể dập tắt được, bếp cháy lên trong mọi hoàn cảnh. Và nó còn thiêng liêng vì nó ấp ủ tình bà cháu trong suốt cuộc đời. Câu thơ đem đến cho ta bao liên tưởng về bà, về mái ấm gia đình. -GV: Khi đã đi xa, sống xa nhà xa quê hương, người cháu có suy nghĩ gì về bà, chúng ta sang phần 3. -Gọi hs đọc khổ thơ cuối ? Người cháu thấy mình có những may mắn gì trong cuộc sống? ? Nó báo hiệu điều gì về cuộc sống của người cháu? ? Nhưng người cháu luôn nhớ tới điều gì? ? Trong cuộc sống hiện đại bây giờ những tình cảm ấy còn tồn tại không? -GV: Cuộc sống đầy đủ, nhiều niềm vui dễ làm người ta quên đi những điều thiêng liêng, bình dị, chính vì vậy, chúng ta là những người có học, chúng ta cần nhớ, biết ơn trân trọng đối với những người đi trước, đặc biệt là yêu thương, tôn trọng đối với những người thân trong gia đình, để những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta sẽ không bao giờ bị mất đi. ? Điểm lại những nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong thơ? ? Qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì? - Bằng Việt - Nguyễn Việt Bằng sinh 1941. Quê: Thạch Thất - Hà Tây - Làm thơ từ đầu 1960 - Từng là chủ tịch hội liên hiệp VHNT Hà Nội -Sáng tác năm 1963 - T/g đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô -Giọng chậm rãi, diễn cảm, thể hiện đúng tâm trạng nhân vật. -đọc – nhận xét Hs chia -đọc -Bếp lửa -Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. -Điệp ngữ, từ láy -Gợi hình, gợi cảm giác thân thuộc. -Vì những lo toan của người bà ở vùng quê nghèo gắn bó với bếp lửa. -Không phải muốn nói đến thời tiết mà muốn nói thời gian kéo dài cùng nỗi vất vả của người bà. -nghĩ về bếp lửa, người cháu nghĩ về bà với tình thương khôn xiết. đọc - ấn tượng sâu đậm gắn với tuổi thơ tác giả là mùi khói. -Tiếng chim tu hú trong những ngày hè, là âm thanh của đồng quê nghe thật tha thiết. -Tiếng tu hú kêu gợi nỗi nhớ bà, nhớ quê, thương bà vất vả lo toan vì cháu. -Cháu hạnh phúc khi được bà chăm sóc, dạy bảo ân cần, chu đáo. -chữ “bà” “cháu” được điệp lại 4 lần ->gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương. - Lòng kính yêu, biết ơn bà. đọc - Trước mọi tại họa của chiến tranh bà vẫn vững lòng kháng chiến. -Là một người yêu nước. -Ngọn lửa ấy được thắp lên bằng tình yêu thương con cháu, thắp bằng niềm tin vào cuộc kháng chiến thắng lợi. đọc -Cuộc đời bà nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa vất vả, bà vẫn cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm manh áo của con cháu trong nhà. -Vị bùi của khoai sắn hay vị ngọt ngào của nồi xôi gạo mới, đều do bàn tay tần tảo của bà nhóm lên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao niềm yêu thương, bao ước mơ hoài bão. - Bếp lửa của lòng nhân ái được bà nhóm lên bằng cả tấm lòng đôn hậu. - Tình bà cháu theo suốt cuộc đời mỗi con người và gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. - Được đi học ở nước ngoài, tiếp nhận những điều tốt đẹp. - Cuộc sống tràn đầy niềm vui. - Không gian xa cách, cuộc đời đổi thay nhưng tình thương bà của cháu vẫn thiết tha, mãnh liệt. Trả lời Trả lời Hs nói lên suy nghĩ của mình. I/ Đọc, tìm hiểu chung 1, Tác giả, tác phẩm a/ Tác giả b/ Tác phẩm: 2/ Đọc 3/ Bố cục : 3 phần II/ Đọc - hiểu văn bản 1/ Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà. * Khổ thơ 1 - SD điệp ngữ ,từ láy gợi hình ,gợi cảm giác ấm áp ,thân thuộc của bếp lửa. ->Nghĩ về bếp lửa, người cháu nghĩ về bà với tình thương khôn xiết. 2/ Cảm nghĩ về bà và bếp lửa. * Khổ thơ 2 - ấn tượng sâu đậm gắn với tuổi thơ tác giả là mùi khói. ->CS nghèo khó * Khổ thơ 3 -Tiếng chim tu hú trong những ngày hè, là âm thanh của đồng quê nghe thật tha thiết. -Tiếng tu hú kêu gợi nỗi nhớ bà, nhớ quê, thương bà vất vả lo toan vì cháu. -Cháu hạnh phúc khi được bà chăm sóc, dạy bảo ân cần, chu đáo. -> Lòng kính yêu, biết ơn bà. * Khổ thơ 4 - Trước mọi tại họa của chiến tranh bà vẫn vững lòng kháng chiến. -> một người bà hết lòng yêu nước tận tâm với kháng chiến. * Khổ thơ 5 Ba câu thơ với tính chất bình luận cho thấy Ngọn lửa được thắp lên bằng tình yêu thương con cháu, thắp bằng niềm tin vào cuộc kháng chiến thắng lợi. * Khổ thơ 6 - Bếp lửa của lòng nhân ái được bà nhóm lên bằng cả tấm lòng đôn hậu. - Tình bà cháu theo suốt cuộc đời mỗi con người và gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. 3/ Cảm nghĩ của người cháu. Khổ thơ cuối - Không gian xa cách, cuộc đời đổi thay nhưng tình thương bà của cháu vẫn thiết tha, mãnh liệt. III/ Tổng kết – ghi nhớ 1/ Nghệ thuật: - XD hình ảnh thơ vừa cụ thể ,gần gũi,vừa gợi nhiều liên tưởng ,mang ý nghĩa biểu tượng. -Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả,tự sự ,nghị luận và biểu cảm. 2/ Nội dung: 3/ Ghi nhớ (sgk) 4/ Y nghĩa: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu ,nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà ,những người mẹ ,về nhân dân nghĩa tình IV/ Luyện tập: Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa? CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Hs nhắc lại nội dung bài học Đọc diễn cảm bài thơ Nhắc hs về nhà học thuộc lòng bài thơ Soạn bài: Khúc hát ru những em bé....
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_5253_van_ban_bep_lu.doc