Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 58, Văn bản: Ánh trăng

docx 10 trang phuong 09/10/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 58, Văn bản: Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 58, Văn bản: Ánh trăng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 58, Văn bản: Ánh trăng
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 12 - Tiết 58
Văn bản : ÁNH TRĂNG (Tiếp)
(Nguyễn Duy)
A.Mục tiêu bài dạy:
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Nắm và nhớ những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
+ Hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại và tác dụng của nó.
+ Hiểu những ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
Năng lực:
+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực
Phẩm chất:
+ Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Chân dung nhà thơ Nguyễn Duy và tập thơ “ Ánh trăng”, Tham khảo tư liệu soạn giáo án.
Chuẩn bị của học sinh:	Đọc và trả lời câu hỏi SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Thật vậy, cuộc sống luôn chảy trôi, con người bị cuốn vào vòng xoay cơm áo gạo tiền và đôi khi chúng ta quên mất những thứ đã từng là tình nghĩa, là động lực, là tri kỉ. Để rồi khi bắt gặp lại chính hình ảnh đó, con người không thể không giật mình nhìn lại và suy ngẫm về thái độ, cách cư xử của mình với người bạn tri kỉ ngày xưa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung còn lại của bài thơ, để hiểu rõ hơn điều mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn nói với mọi người về cách sống hôm nay.
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B.	HOẠT	ĐỘNG	HÌNH	THÀNH	KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1 : GV gọi học sinh đọc khổ 3
b Vầng trăng trong hiện tại:
+ Khi về thành phố: cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi, con người không cần đến trăng.
-> vầng trăng- như người dưng qua đường
+ Nhân hoá, so sánh diễn tả thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, xa lạ, không quen biết, không quan tâm của con người đối với trăng.
Sử dụng phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ở nhà:
? Trong hoàn cảnh nào thì tình cảm của tác giả với vầng trăng đã thay đổi?
? Nguyên nhân của sự thay đổi đó?
? Khi ấy con người có thái độ như thế nào với trăng
?
? Đọc em có nhận xét gì về giọng điệu và cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của khổ thơ thứ 3 có điều gì đặc biệt? Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu đó?
? Theo em trăng không quen biết người hay người xa lạ với trăng?
? Qua đây tác giả muốn phản ánh quy luật nào của cuộc sống con người?
Nhiệm vụ 2: HS theo dõi khổ 4
? Vầng trăng xuất hiện trong tình huống nào? Tình huống gặp lại vầng trăng có gì đặc biệt?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ miêu tả của tác giả?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Khi về thành phố thì tình cảm của tác giả với vầng trăng đã thay đổi :
=> Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ dàng quên những giá trị trong quá khứ.
+ Tình huống gặp lại trăng: Mất điện, phòng tối.
+ Nhiều động từ liên tiếp, từ láy, đảo trật tự từ, giọng thơ đột ngột cất cao-> cuộc gặp gỡ bất ngờ con người nhận ra sự vô tình của mình.
c Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả:
+ Tư thế "ngửa mặt nhìn mặt": người và trăng đối diện với nhau.
+ Cảm xúc dâng trào: Có cái gì rưng rưng...
-> Những từ không cụ thể gợi tả tâm trạng.
4. Tổng kết:
c Nội dung- ý nghĩa :
*ND : Lời nhắc nhở thầm kín về thái độ, tình cảm với quá khứ gian lao, nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
* Ý nghĩa của văn bản:
+ Khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính
Nguyên nhân của sự thay đổi:
+ Khi chiến tranh kết thúc, sự khó khăn gian khổ của chiến tranh đã lùi xa cuộc sống trở lại bình yên
-> người lính năm xưa đã thay đổi hoàn cảnh sống, chuyển từ trong rừng núi ra thành phố, chuyển từ lán trại nghèo khổ của cuộc chiến tranh về căn phòng hiện đại sáng choang với cửa gương ánh sáng điện -> Cuộc sống phồn hoa đầy đủ tiện nghi: con người không cần đến ánh trăng, không cần một người bạn như trăng.
+ Như người dưng qua đường"
+ Trăng vẫn là trăng cũ, nhưng người không còn là người xưa. Người xa lại với trăng-> Cả 2 tự thấy xa lạ với nhau
+ Bốn câu thơ với 2 từ “thình lình, đột ngột” được đảo trật tự tạo nên nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc bất thường:đèn điện tắt, phòng tối ->Không gian chật hẹp của phòng tối
+ Vầng trăng vẫn tròn, đẹp như xưa
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung:
Tác giả đã phản ánh quy luật , đó là khi người ta thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước
vinh hoa phú quý, người ta dễ có thể phản bội lại
sâu nặng, nghĩa tình, thủy chung sau trước.
b Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
+ Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.
c Ghi nhớ: ( SGK- 157)
chính mình, thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua
Cách so sánh trong khổ thơ thật thấm thía làm chột dạ bao người. Chính vì giọng thơ và hình ảnh so sánh, nhân hoá ấy đã làm cho chất trữ tình của lời thơ trở nên sâu lắng chân thành hơn.
Trăng và người - đến với nhau thật ngẫu nhiên vô tình. Sự xuất hiện của vầng trăng tròn đầy đặn, tình nghĩa trước sụ vô tình của con người lên đến điểm đỉnh. Mất điện phòng tối để con người nhận ra ánh trăng, kéo con người trở lại với trạng thái ban đầu, làm thức tỉnh con người không nên quên quá khứ
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi:
* Học sinh đọc lại 2 khổ thơ cuối
? Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng ?
? Vì sao tác giả viết “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không viết “ ngửa mặt lên nhìn trăng”?
? Cảm xúc “rưng rưng- như là đồng là bể, như là sông là rừng" phản ánh tâm trạng như thế nào ?
? Hình ảnh vầng trăng gợi nhớ gì cho nhà thơ ?
? Có ý kiến cho rằng: khổ cuối bài thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính chất triết lí của tác phẩm. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Vì sao?
? Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh "Trăng cứ tròn vành vạnh, vầng trăng im phăng phắc"
? Em cảm nhận như thế nào về cái giật mình của tác giả?
? Qua đây nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì tới tất cả chúng ta?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
+ Nếu tác giả viết “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” thì rất đỗi bình thường. Mặt thứ 2 hiểu là mặt trăng - người bạn tri kỉ, tình nghĩa mà bấy lâu nay con người vô tình. Nay đối diện với sự thuỷ chung tình nghĩa của vầng trăng đã làm lay động lòng người
vô tình. Con người bỗng nhận thấy 2 ta tuy 2 là 1 tuy 1 mà là 2.
Cảm xúc của tác giả : Tác giả nghẹn ngào muốn khóc mà không khóc được.
Hình ảnh vầng trăng khiến nhà thơ gợi nhớ: Sông, bể, núi rừng, đồng những nơi anh đã đi qua, nơi
anh đã sống, đã gắn bó, thậm chí đã để lại 1 phần máu thịt
Thông điệp: Con người có thể vô tình, lãng quên quá khứ, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình, quá khứ thì tròn đầy, bất diệt, bao dung, độ lượng
=> Hãy biết trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Con người lãng quên quá khứ là kẻ phản bội lại chính mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
+ Tác giả nghẹn ngào muốn khóc mà không khóc được. Sự rung động của người đã từng trải nghiệm. Trăng đây không còn là hình ảnh thiên nhiên, ánh sáng mà là hình ảnh quá khứ trọn vẹn của nhà thơ. Đó là cảm xúc trong niềm xót xa, ân hận.
+ Không phải con người vô tâm đến thế, kí ức đó chỉ tạm lắng xuống trong lúc con người bận rộn có thể quên đi nhưng chỉ cần một động tác nhỏ nó sẽ trỗi dậy nguyện vẹn có khi còn đằm thắm hơn.
+ Vầng trăng im phăng phắc-> nhân hóa trăng như con người độ lượng bao dung không trách móc về sự vô tình, lãng quên của con người, mà để con người tự nhìn lại mình
+ Giá như trăng cứ cất lời trách móc hay ẩn mình dưới đám mây thì có lẽ lòng người vô tình đỡ day dứt. Nhưng không trăng vẫn lặng lẽ toả sáng, cống hiến khiến cho ta “giật mình”
+ Cái giạt mình đó không phải giật mình theo phản xạ tự nhiên mà cái giật mình của lương tâm mà giật mình để nhớ lại, để nối hiện tại với quá khứ đã đi qua, để tự vấn lương tâm, để con người tự hoàn thiện mình.
+ Có người cho rằng nếu không mất điện thì liệu nhà thơ có giật mình, thức tỉnh không? đây là các theo mạch cảm xúc nhà thơ muốn nói với chúng t có lúc vô tình quên đi những gì tốt đẹp. Nhưng nế không có sự thức tỉnh, không có những lần giật mình nhìn lại lương tâm thì biết đâu chúng ta đang đánh mất chính mình, đánh mất những điều quí gi và sau cái giật mình mình để con người sẽ hướng sống tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi:
? Nêu chủ đề, ý nghĩa khái quát của bài thơ?
? Bài thơ Ánh trăng có ý nghĩa như thế nào?
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đăt câu hỏi:
Đọc những câu thơ gần gũi với chủ đề của Nguyễn Duy
? Tại sao chúng ta không nên lãng quên quá khứ?
? Trong cuộc sống có hiện tượng lãng quên, phủ nhận quá khứ không? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Thái độ của chúng ta đối với những hành vi đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV nêu yêu cầu:
? Bài thơ có sự sáng tạo như thế nào trong cách khai thác đề tài về trăng ?
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv đặt câu hỏi : ? Bài thơ có sự sáng tạo như thế nào trong cách khai thác đề tài về trăng ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
+ Là đề tài quen thuộc trong các bài thơ trữ tình, ca ngợi trăng đẹp, trăng thơ mộng, trăng lãng mạn, trăng như bạn tri âm, tri kỉ.v.v.
+ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy lại không miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng mà là cách nhìn nhận về những kỉ niệm, giá trị tinh thần trong quá khứ-> nhắc nhở con người phải biết trân trọng quá khứ, sống có nghĩa tình, thuỷ chung với quá khứ.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài, nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích.
+ Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
+ Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
+ Chuẩn bị: "Sự phát triển của từ vựng." ( Tiếp
theo)	( Tham khảo các tư liệu,
tra Từ điển, chuẩn bị các bài tập SGK...)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_58_van_ban_anh_tran.docx