Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 59, Bài: Tổng kết từ vựng

docx 4 trang phuong 09/10/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 59, Bài: Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 59, Bài: Tổng kết từ vựng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 59, Bài: Tổng kết từ vựng
Ngày soạn : Ngày dạy :
Tuần 12 - Tiết 59

Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
( Luyện tập tổng hợp )
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
+ Tác dụng của việc sử dụng các pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
Năng lực:
+ Giao tiếp: trao đổi
+ Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng phù hợp với mục đích giao tiếp.
Phẩm chất:
+ Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Bảng phụ ghi ví dụ, từ vựng Tiếng Việt
Chuẩn bị của học sinh:	Nội dung ôn tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv trình chiếu ví dụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Giáo viên nêu lại những kiến thức đã tổng kết ở các tiết trước & nội dung tiết tổng kết –luyện tập tổng hợp.
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Luyện tập
a. Mục tiêu: biết cách tạo từ ngữ mới
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
* Giáo viên chiếu bài tập số 1,2,3,4,5,6 cho học sinh đọc và nêu yêu cấu của các bài tập
Làm nhóm(5 phút) Nhóm 1: bài 1,2
Nhóm 2: bài 3,4
Nhóm 3: 5,6
Bài tập số 1 ( SGK- 158)
- Dùng từ "gật đầu" thích hợp hơn
* Ý nghĩa biểu đạt: Tuy món ăn đơn sơ, đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo vẫn ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Bài tập số 2 (SGK- 158)
+ Người vợ không hiểu cách nói chuyển nghĩa (bằng phương thức hoán dụ).
" chỉ có 1 chân sút": Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có 1 người giỏi ghi bàn thôi.
Bài tập số 3 ( SGK- 158)
+ Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển:
+ Vai: phương thức hoán dụ (lấy bộ phận chỉ toàn thể)
+ Đầu: phương thức ẩn dụ (dùng trong từ đầu súng) so sánh ngầm với tinh thần chiến
đấu trong sự lãng mạn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung:
Bài tập số 4 (SGK-159 )
+ Nhóm 1: Đỏ, xanh, hồng
-> Trường từ vựng chỉ màu sắc
+ Nhóm 2: Lửa, cháy, tro
-> Trường từ vựng liên quan đến lửa
Cái hay trong cách dùng từ trên là: 2 trường từ vựng cộng hưởng với nhau về ý nghĩa để tạo nên 1 hiện tượng về chiếc áo đỏ bao trùm cả không gian.
Bài tập số 5 ( SGK-159)
+ Cách đặt tên: Dùng từ ngữ có sẵn để đặt tên với nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
Ví dụ: Rạch -> Rạch mái ngầm Ví dụ: Kênh -> Kênh 3 khía,...
* 5 ví dụ:
+ Cà tím (Quả cà tím, màu tím hoặc nửa tím nửa trắng)
+ Cá kìm (cá biển có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm)
+ Chè móc câu (chè búp nhọn, cánh săn, nhỏ và cong như hình cái móc câu)
+ Chim lợn (cú có tiếng kêu eng éc như lợn)
+ Ớt chỉ thiên (ớt quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời)
+ Ong ruồi (ong mật, nhỏ như ruồi)
Bài tập số 6 ( SGK- )
+ Ông sánh chữ đang trong tình thế nguy cấp vẫn bày trò phân biệt tiếng tây, tiếng ta
-> Phê phán thói sánh dùng chữ không đúng lúc đúng chỗ.
=> Cần hiểu rõ nghĩa của từ để sử dụng đúng. Khi đã có từ Thuần Việt biểu đạt đúng sắc thái, tình cảm, ý nghĩa thì không cần dùng từ mượn.
+ Xem lại toàn bộ các bài tổng kết từ vựng đã học
+ Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,
hoán dụ, nói quá, nói giảm, núi tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
+ Đọc & chuẩn bị bài: " Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận".
Phiếu hoc tập:
Câu
Yếu tố NL
Vai trò của yếu tố NL
Bài học
Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố NL

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_59_bai_tong_ket_tu.docx