Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 64, Bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 64, Bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 64, Bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 13 - Tiết 64 Tập làm văn: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Kiến thức: + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự . + Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự . Năng lực: + KĨ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe tích cực, đọc hợp tác, học theo nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị máy tính, máy chiếu Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn SGK CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu : Cho học sinh đóng lại cảnh ông Hai gặp người đàn bà tản cư và đoạn ông về nhà nghĩ thương lũ con vì chúng là trẻ con làng Việt gian Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt:. Trong các văn bản tự sự, các yếu tố độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm giúp cho các tác giả thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, làm rõ hơn các phẩm chất, tính cách của nhân vật. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự a. Mục tiêu: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv hướng dấn HS phân tích 3 ví dụ: Ví dụ a: * Giáo viên : ?Hoạt cảnh trên thuộc tác phẩm nào? của ai? ? Nội dung của đoạn trích I Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK- 176, 177) a. Những người đàn bà tản cư nói chuyện với nhau, tham gia câu chuyện có hai người. - Dấu hiệu : * Hình thức : + Hai lượt lời: trao và đáp + Hai gạch đầu dòng ở hai lượt lời. *Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện : chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> đối thoại. ? Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? ? Vậy thế nào là đối thoại ? ? Làm thế nào để nhận ra đối thoại trong văn bả Ví dụ b : * câu: “Hà, nắng gớm, về nào!...” ? Ông Hai nói với ai ? ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ?Hãy dẫn ra các câu đó ? ? Câu này ông nói với ai ? ? Hai câu trên có phải là đối thoại không ?Vì sao ? ? Vậy em hiểu thế nào là độc thoại ? ? Dấu hiệu nào nhận ra độc thoại trong văn bản tự sự ? Ví dụ c : ? Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn...đầu” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở ? Vậy độc thoại nội tâm là gì ? ? Trong văn bản tự sự ta nhận ra độc thoại nội tâm nhờ dấu hiệu nào ? ? Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào ?) * Trong văn bản đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. b. Câu : - “Hà, nắng gớm, về nào...” -> Ông Hai nói thành lời với chính mình, - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này . -> nói với ai đó trong tưởng tượng -> độc thoại. * Trong văn bản khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của độc thoại có gạch đầu dòng. c. Câu “Chúng nó đầu” Ông Hai hỏi chính mình Không phát ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng -> Độc thoại nội tâm. * Trong văn bản khi độc thoại không thành lời,không có gạch đầu dòng thì đó là độc thoại nội tâm. d. Tác dụng : GV khái quát: ? Tóm lại hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Ví dụ a : Nội dung của đoạn trích: Đoạn trích “Làng” của Kim Lân Nội dung: Tâm trạng ông Hai khi nghe được những người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo giặc. Trong 3 câu đầu đoạn trích : Có 2 người phụ nữ nói chuyện với nhau Dấu hiệu cho thấy đây là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại : * Dấu hiệu: HT : + Có 2 lượt lời qua lại. + Đầu mỗi lượt lời có gạch đầu dòng. + Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện :chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> Đây gọi là cuộc đối thoại. Ví dụ b => Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là ngôn ngữ của nhân vật, là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. 2. Ghi nhớ (Sgk-178) + Câu: “Hà, nắng gớm, về nào” là ông Hai nói với chính mình, nói bâng quơ để tìm cách thoái lui khi nghe tin dữ : làng Chợ Dầu theo giặc. + Không hướng tới ai + Chỉ có 1 lượt lời, trước có gạch đầu dòng. - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này ? 🡪 đây là câu nói với ai đó trong tưởng tượng (ông rít lên), chỉ có 1 lượt lời, phía trước có gạch đầu dòng. Ví dụ c : Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn...đầu” là những câu ông Hai hỏi chính mình. + Những câu này không phát ra thành lời mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai -> Những câu này là độc thoại nội tâm. + Hình thức đối thoại: Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. + Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm: Giúp tác giả khắc hoạ được rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV chuẩn kiến thức: Hình thức : + Hai lượt lời: trao và đáp + Hai gạch đầu dòng ở hai lượt lời. *Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện . -> đối thoại. Hai câu không phải là đối thoại vì về hình thức : hai câu chỉ có 1 lượt lời. Còn nội dung hai câu nói không hướng đến đối tượng nào cụ thể, cũng không liên quan đến nội dung câu chuyện mà 2 người phụ nữ kia trao đổi, -> ông nói với chính mình, nói trong tưởng tượng -> Đó là hai lời độc thoại. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là phương tiện để nhà văn khắc hoạ phẩm chất và tình cảm của nhân vật trong văn bản tự sự. Những hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm sẽ vận dụng để viết văn tự sự, bài viết văn số 3 sắp tới giúp bài văn sinh động, nhân vật thể hiện tâm trạng C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập : Nhóm 1,3: bài 1/t178 * GV gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 GV gợi ý ? Tác dụng của các câu văn nghị luận đó trong đoạn văn tự sự ? ? Ở câu cuối đoạn trích, tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn như thế nào? Nhóm 2,4 : bài 2/t178 GV gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn + Theo chủ đề nhất định:nói chuyện giữa bạn bè với nhau, thầy cô với học sinh, bố mẹ với con, anh chị em với nhau ; về thăm trường ( chọn 1 trong các chủ đề này) + Các câu trong đoạn văn hướng vào chủ đề( có sự liên kết giữa các câu) + Sử dụng dấu câu: dấu gạch đầu dòng, chấm hỏi thích hợp + Có các yếu tố đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm sử dụng thích hợp VD : kể về buổi thăm trường, gặp lại thầy cô Đối thoại : trò truyện với thầy cô Độc thoại : bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp, sự thay đổi của trường, thầy cô Độc thoại nội tâm : suy nghĩ về mái trường * Giáo viên yêu cầu viết đoạn văn 7 phút - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Học sinh thực hiện làm bài tập vào vở, các nhóm thảo luận và thống nhất đáp án Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Th PHIẾU BÀI TẬP Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Học sinh thảo luận, viết kết quả thảo luận ra nháp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Phản hồi phiếu học tập Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm + Người tiếp chuyện + Nói với chính mình + Nói với chính mình + Gạch đầu dòng + Gạch đầu dòng + Không gạch đầu dòng, không cất thành tiếng + Tạo không khí cuộc sống như thật. + Khắc hoạ tâm trạng, diễn biến tâm lí. + Đi sâu vào nội tâm, suy nghĩ, tâm trạng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học ghi nhớ. Lấy một ví dụ và phân tích tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự + Chuẩn bị bài " Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm" ( Theo yêu cầu SGK) ( Không viết thành bài văn, chỉ nêu các ý chính mà mình sẽ nói -> trên lớp dựa vào ý chính để nói thành bài hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát. Luyện nói trước ở nhà: + Giới thiệu. + Nội dung chính. + Kết thúc câu chuyện.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_64_bai_doi_thoai_do.docx