Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 65, Bài: Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 65, Bài: Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 65, Bài: Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 13 - Tiết 65 Tập làm văn: LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. + Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. Năng lực: + KĨ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe tích cực, đọc hợp tác, học theo nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. Phẩm chất: Giáo dục học sinh THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, một số văn bản mẫu. Chuẩn bị của học sinh: : Ôn thể loại văn tự sự. Lập đề cương cho 3 bài tập SGK. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Như vậy việc kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm & nghị luận trong văn bản tự sự là rất cần thiết. Vậy chúng ta sẽ kết hợp các yếu tố này như thế nào, các em đã có sự chuẩn bị bài ở, chúng ta sẽ trình bày các nội dung đó để rút kinh nghiệm về việc kết hợp các yếu tố này. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV đặt câu hỏi Hãy nêu những yêu cầu của một bài luyện nói trên lớp ? ? Miêu tả nội tâm là gì ? Có thể miêu tả nội tâm theo những cách nào ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lí thuyết: Bài tập số 1 ( SGK - ) Tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn ? Nhóm 1 Diễn biến của sự việc: + Nguyên nhân nào dẫn tới việc làm sai lầm của em ? + Sự việc đó là sự việc gì ? Mức độ “có lỗi” với bạn ? + Có ai chứng kiến hay chỉ 1 mình em biết ? Tâm trạng: + Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt ? Em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc? + Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào? Tự hứa đối với bản thân ra sao? Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Những yêu cầu của một bài luyện nói trên lớp : + Yêu cầu trình tự : Mở đầu, nội dung câu chuyện. Kết thúc + Kĩ năng nói: tự nhiên, rõ ràng, rành mạch, có giọng điệu. + Tư thế: Nghiêm túc, ngay ngắn, hướng vào người nghe, thu hút họ vào nội dung cần nói. Miêu tả nội tâm : + Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựg nhân vật, làm cho nhân vật thêm sinh động. + Người ta có thể miêu tả nội tâm theo hai cách: Cách 1.Trực tiếp: Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật Cách 2 Gián tiếp: Miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên củng cố kiến thức: + Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể ...trong tác phẩm tự sự. Bài tập sô 2 ( SGK- ) Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt ? Nhóm 2 trình bày Không khí của buổi sinh hoạt lớp + Là 1 buổi sinh hoạt định kì hay đột xuất? + Có nhiều nội dung hay chỉ có 1 nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam? + Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao? Nội dung ý kiến của em + Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam: khách quan, chủ quan... + Những lí lẽ, dẫn chứng dùng để khẳng định bạn Nam là 1 người bạn tốt. + Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam trong quan hệ bạn bè. Bài tập số 3 ( SGK- ) Nhãm 3 + Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho việc tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá. + Các yếu tố miêu tả được sử dụng để làm hiện lên hình ảnh nhân vật với các đặc điểm diện mạo, hành động và nội tâm nhân vật. + Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận, miêu tả không được lấn át tự sự Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và vận dụng vào bài tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. - Mỗi nhóm làm 1 bài tập trong thời gian 7’ (thảo luận về 1 bài tập – đưa ra 1 đề cương thống nhất). * Gợi ý : Bài tập số 1: + Em gây ra chuyện có lỗi với bạn nào ? Khi nào ? ở đâu ? đó là người bạn nào của em (cùng xóm, cùng lớp...) + Em gây ra lỗi gì cho bạn -> Làm tổn thương đến bạn như thế nào? Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” từ đầu -> trót qua rồi!”. Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ nỗi ân hận ? Xác định ngôi kể + Đóng vai T.Sinh kể lại truyện (phần đầu) + Ngôi kể thứ nhất (người kể xưng tôi) Cách kể + Đảm bảo các sự việc chính trong truyện + Tập trung kể những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật T.Sinh khi hiểu ra nỗi oan của vợ. 2. Phần trình bày của học sinh: + Sau khi xảy ra câu chuyện đó em có tâm trạng ra sao ? ( dằn vặt, hối hận...) + Em đó làm gì để sửa lỗi lầm ấy ? + Qua đó em rút ra bài học gì về lẽ sống, đạo đức, tình bạn... Bài tập số 2: + Giới thiệu chung về buổi sinh hoạt lớp: Hôm đó ( Tiết 5 ngày thứ 7) có gì đặc biệt so với các buổi sinh hoạt khác. + Tình huống gì xảy ra ( Nam - 1 học sinh trong lớp bị các bạn hiểu lầm là người xấu- vì sao có tình huống đó ? + Bị hiểu lầm, bạn Nam không thể tự thanh minh cho mình. + Em là người bạn hiểu rõ tính cách và hoàn cảnh của Nam -> Em hãy chứng minh, thuyết phục mọi người bằng cách đưa ra lí lẽ, dẫn chứng, nhận xét, quan điểm của mình để các bạn hiểu và đồng tình với mình: Nam không phải là người xấu mà ngược lại là người bạn rất tốt -> Lớp hãy yêu quý và giúp đỡ Nam. + Qua câu chuyện trên, em đã rút ra bài học gì cho mình ( Phải biết bao dung, hiểu người khác một cách sâu sắc -> quan hệ giữa người với người sẽ trở lên tốt đẹp hơn ) Bài tập số 3: - Giới thiệu câu chuyện: cu Tự giới thiệu: Tôi là Trương Sinh- chồng Vũ Nương. + Lí do tôi kể lại câu chuyện đau lòng của đời mình -> Là bài học đắt giá cho những ai hay ghen mù quáng như tôi. - Nội dung: + Lí do tôi kết hôn với Vũ Nương: Vì mến dung nhan, đức hạnh.... + Chúng tôi sống hoà thuận, hạnh phúc nhưng chẳng được bao lâu tôi phải đi lính khi Vũ Nương bụng mang dạ chửa. + Vũ Nương ở nhà thay tôi chăm sóc mẹ già, nuôi con thơ, mọi việc đều một tay nàng vun vén... + Khi trở về, tôi đau lòng vì mẹ đã mất, nghe lời con trẻ, tôi hiểu lầm nghi oan cho vợ, bỏ ngoài tai những lời thanh minh của nàng và hàng xóm, tôi nghĩ trẻ con có bao giờ nói sai... + Vũ Nương đã tự vẫn- việc mà tôi không hề ngờ tới. + Vô tình câu nói của con trong đêm vắng khiến tôi thấu hiểu sự thật. Tôi vô cùng ân hận xong không thể cứu vãn được tình thế vì tất cả mọi chuyện đã trót rồi. - Kết thúc: Đó là câu chuyện đau lòng nhất mà suốt đời, tôi không bao giờ chuộc lại được lỗi lầm của mình -> Tôi muốn gửi tới các bạn một lời khuyên: Hãy bình tĩnh, sáng suốt trước mọi tình huống, hãy tôn trọng, yêu thương những người phụ nữ quanh bạn vì họ là những người đáng trân trọng và cần được che chở, bảo vệ, thiếu họ chúng ta sẽ không có hạnh phúc mặc dù cuộc sống vật chất có đủ đầy. GV nhắc lại yêu cầu: * Đọc kĩ lại phần đầu văn bản. * Kể phải bám sát nội dung câu chuyện, có sáng tạo xong phải đảm bảo tính hợp lí, không làm thay đổi nội dung. HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đề 1: 3 học sinh nhóm 1 trình bày -> Các nhóm khác nhận xét => Giáo viên nhận xét, chốt lại yêu cầu. Đề 2: 3 học sinh nhóm 2 trình bày -> Các nhóm khác nhận xét => Giáo viên nhận xét, chốt lại yêu cầu. Đề 3 : 3 học sinh nhóm 3 trình bày -> Các nhóm khác nhận xét => Giáo viên nhận xét, chốt lại yâu cầu. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Gv chuẩn kiến thức C. HOẠT ĐỘNG VẬN DUNG a. Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Mục đích của việc đưa các yếu tố tự sự nghị luận và miêu tả nộị tâm là gì? Tác dụng ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Làm tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe, giúp hiểu sâu hơn về vấn đề trình bày, cũng như khắc hoạ rõ nét hơn tâm trạng nhân vật Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Về tập luyện nói hoàn chỉnh các bài tập một cách rõ ràng, rành mạch + Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố, nghị luận và miêu tả trong truyện Lặng lẽ Sa Pa + Chuẩn bị bài: " Lặng lẽ Sa Pa" ( Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả N.T.Long & các tác phẩm của ông, Tìm hiểu tư liệu về Sa Pa, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, tìm hiểu thể loại, bố cục, PTBĐ, tình huống truyện, các nội dung và nghệ thuật chính cả văn bản, phân tích vẻ đẹp của nhân vật- Tìm hiểu lí tưởng sống của thanh niên, thiếu niên hiện nay..v.v. )
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_65_bai_luyen_noi_tu.docx