Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 71, Bài: Trả bài kiểm tra văn truyện trung đại. Tự học có hướng dẫn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 71, Bài: Trả bài kiểm tra văn truyện trung đại. Tự học có hướng dẫn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 71, Bài: Trả bài kiểm tra văn truyện trung đại. Tự học có hướng dẫn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Tuần 15 - Tiết 71: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN TRUYỆN TRUNG ĐẠI TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Kiến thức: + Củng cố kiến thức về văn học trung đại với các kiến thức về tác giả, tác phẩm, thể loại, ý nghĩa, nội dung chính, nghệ thuật. + Hiểu vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. + Nắm những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự. + Hiểu đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. Năng lực: + Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực Phẩm chất: + Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, tích cực khi chữa lỗi và học hỏi bạn kĩ năng, phương pháp làm bài kiểm tra tổng hợp, qua đọc rút kinh nghiệm bài viết của những học sinh khá. + Ý thức vận dụng ngôi kể trong giao tiếp cũng như viết văn bản khi cần thiết. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể. chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ Chuẩn bị của học sinh: : Xem lại phương pháp làm bài văn phân tích nhân vật, lập dàn ý chuẩn bị cho giờ trả bài. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Phương pháp phân tích nhân vật là một phương pháp quan trọng trong việc học văn của chúng ta. Vì nó yêu cầu người đọc hiểu nội dung của văn bản mà còn phải nắm vững kĩ năng phân tích nhân vật: Các phẩm chất, tính cách, tình cảm của nhân vật.v.v. không những chỉ được sử dụng khi làm văn mà còn được sử dụng khi thuyết minh, giới thiệu, trình bày về một đối tượng nhân vật nào đó trong cuộc sống giúp người nghe hiểu được một cách chính xác về đối tượng qua những kiến thức khi trình bày. Thế nên khi phân tcish nhân vật chúng ta cần chú ý những kĩ năng nào, giờ trả bài hôm nay cô trò ta cùng nhau ôn lại phương pháp làm bài phân tích nhan vật văn học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Giáo viên chép lại đề bài và nêu qua đáp án biểu điểm cho học sinh theo dõi. Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ A. Trả bài kiểm tra Truyện trung đại: Đề bài & đáp án biểu điểm: ( Giáo án-Tiết 47) Nhận xét chung: Ưu điểm: + Đã nắm được phương pháp làm bài kiểm tra mang tính tổng hợp gồm 2 phần trắc nghiện và tự luận. + Nhìn chung một số em hiểu đề, tập trung vào làm rõ các đặc điểm của nhân vật Lục Vân Tiên. hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả) Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu, chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu) Giáo viên đọc mẫu một vài đoạn văn hay, viết có hình ảnh, cảm xúc, đúng phương pháp đẻ học sinh rút kinh nghiệm. Giáo viên thống kê điểm bài viết số 1 cho học sinh nghe. Một số em có kết quả bài viết khá tốt: + Một số em đã nắm được phương pháp phân tích nhân vật. Biết kết hợp các dẫn chứng và các lí lẽ khi phân tích. Nhờ đó tạo cho bài văn sinh động hấp dẫn. + Cách trình bày bài nhìn chung là khoa học, sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng có sức thuyết phục nhờ hình ảnh, cảm xúc chân thành. 9a1: Giang, Huệ Phương, Thúy Hằng, Nguyệt Hà, Diệu Linh, 9a2: Ngọc, Thu Huyền, Hà Phương Một số em có sự tiến bộ rõ rệt về ý thức học tập, cách trình bày, diễn đạt: A1: Thương, Trương Minh, Huệ, Công Minh A2: Thanh Huyền, Hạnh, Ngọc, Mai II. Nhựơc điểm: + Nhược lớn nhất của học sinh là đa số các em chưa có kĩ năng miêu tả chân dung nhân vật, phân tích tính cách nhân vật dựa vào các câu thơ: + Miêu tả không đầy đủ các chi tiết, không bám vào lời thơ, ý thơ của tác giả. + Bức chân dung sơ sài, đơn giản chỉ là phát biểu cảm nghĩ + Khi phân tích: chưa có dẫn chứng, các đặc điểm phân tích sơ sài, chỉ là những nhận xét về nhân vật + Sau khi phân tích, chưa có sự đánh giá khái quát về nhân vật. + Đa số học sinh chưa biết cách kết hợp dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc khi phân tích nhân vật, chưa bám sát các từ ngữ, hình ảnh để phân tích các đặc điểm, phẩm chất nổi bật của Lục Vân Tiên. + Một số em ý thức học tập không cao, nên không nắm được phương pháp, đặc điểm nhân vật, không thuộc dẫn chứng trong văn bản nên bài viết phân tích không đạt yêu cẩu, sơ sài, cẩu thả 9a1: Sơn, Tuấn, Công 9a2: Cường, Trung, Bá Huy, Gia Huy + Một số em chưa đọc kĩ đề, chưa xác định rõ yêu cầu của đề nên khi viết còn bị lạc hướng hoặc không tập trung: các em chưa xác định được nội dung cần phân tích là nhân vật Lục Vân Tiên nên còn phân tích cả nhân vật Kiều Nguyệt Nga 9a1: Không có học sinh nào mắc 9a2: Tiến Dũng, Nguyễn Dũng + Một số bài viết quá sơ sài về nội dung( kiến thức về nhân vật không có, chưa vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp, các yêu tố kết hợp khi phân tích nhân vật-> quá sơ sài, thiếu ý: 9 a1: Sơn, Tuấn, Công, Trung 9a 2: Cường, Trung, Bá Huy, Gia Huy + Một số bài viết cẩu thả về chữ, cách trình bày, dập xoá nhiều: 9 a1: Hoà, Hoàng 9a 2: Cường, Trung, Bá Huy, Gia Huy + Một số em không đảm bảo về bố cục bài văn: thiếu một trong 3 phần của bố cục bài văn, nội dung Mở bài (Kết bài) không đủ ý, không rõ ràng, 9 a1: Lâm Nhi, Trung, 9H: Hiền, Huy, Cường + Một số bài viết còn không sử dụng dấu câu đúng lúc, đúng chỗ, câu dài, chưa rõ nghĩa, thiếu sự hoàn chỉnh về nội dung.v.v.. + Một số bài còn đưa quá nhiều dẫn chứng vào, thiếu sự chọn lọc, tiêu biểu + Một số học sinh khi đưa dẫn chứng thơ vào thì viết liền mạch như văn xuôi không có sự phân biệt các câu thơ Trả bài học sinh: Chữa lỗi: Chính tả: + kinh tài, trớ ra, luôn rúp, hữu sông, gặp lạn, câu thơ chên, đoạn văn lày, cư sử, giám đối đầu, liềm tin.v.v. => khinh tài, chớ ra, hữu xông, gặp nạn, câu thơ trên, đoạn văn này, cư xử, dám đối đầu, niềm tin Dùng từ: +Văn võ toàn vẹn -> song toàn + Lục Vân Tiên xông xáo tung hoành-> tả đột hữu xông + Lục Vân Tiên là một người lí tưởng-> nhân vật + Ca ngợi nhân vật Lục Vân Tiên và khát vọng lãnh đạo cứu đời của Nguyễn Đình Chiểu-> hành đạo. Diễn đạt &Câu: + Chàng đã nói lên một câu mà ai nghe cũng có thể nhận thấy chàng là người trọng nghĩa khinh tài-> Qua cách trả lời của Lục Vân Tiên ta thấy chàng là một người trọng nghĩa khinh tài. + Khi đánh tan bọn cướp thì Lục Vân Tiên nếu có tài mà không giúp dân thì khác nào bọn vô nghĩa-> Quan điểm của Lục Vân Tiên là thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng + Tác phẩm có thể nói Lục Vân Tiên là con người dũng cảm, chính trực tài ba-> Qua đoạn trích, chúng ta thấy Lục Vân Tiên là con người dũng cảm, chính trực tài ba. + Giữ lễ nghĩa của một người đàn bà và đàn ông trong thời phong kiến-> Lục Vân Tiên đã giữ gìn lễ giáo phong kiến với quan điểm " nam nữ thụ thụ bất thân" Bố cục: Mở bài: + Tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm nói về hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên và hành động đánh cướp của chàng. + Hình ảnh Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã được tác giả Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ rõ nét với những hành động, cử chỉ, lời nói trong đoạn trích. Kết bài: + Qua bài thơ tác giả cho ta thấy Lục Vân Tiên có tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm và nhân hậu. Đó là lời thơ mộc mạc, bình dị gần gũi với tiếng nói thường ngày và mang đậm sắc thái địa phương Nam Bộ. + Là hình ảnh đẹp, lí tưởng hành đạo cứu đời, vì dân dẹp loạn. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm niềm tin qua nhân vật Lục Vân Tiên. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu: + 9ª1: Giang, Huệ Phương, Vương Oanh + 9a2: Ngọc, Lê Huyền, Hà Phương Thống kê điểm: Lớp Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm 3 – 4 Điểm 1 -2 Tự học có hướng dẫn: Người kể chuyện trong văn tự sự: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự a. Mục tiêu: hiểu được vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * NV1: Phân tích ví dụ GV: Gọi học sinh đọc đoạn trích trong SGK/ 192 B. Tự học có hướng dẫn: Người kể chuyện trong văn tự sự: I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự . 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK- 192 ) * Các hình thức kể chuyện trong văn tự sự: + Ngôi thứ nhất xưng “ Tôi”: Thường là nhân vật của truyện hay nhân vật chứng kiến câu chuyện. * Cho học sinh thảo luận nhóm 2 bàn các câu hỏi SGK: ? Đoạn trích này nói về ai và về sự việc gì ? ? Đoạn trích ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên ? ? Nếu người kể là một trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời kể sẽ như thế nào ? ( Thay đổi ) ? Những câu “Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” và “Những người con gái sắp xa ta biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy” ... là nhận xét của người nào ? Về ai ? NV2: Rút ra nhận xét ? Hãy nêu những căn cứ có thể nhận xét người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư của các nhân vật ? ? Căn cứ vào câu chủ thể đứng ra kể chuyện được miêu tả, ngôi kể điểm nhìn và lời văn em rút ra nhận xét gì? ? Nêu các hình thức kể chuyện trong văn tự sự ? ? Người kể chuyện có vai trò gì ? ? Người kể chuyện là ai ? ? Có nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả không ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Ngôi thứ 3: Người kể dấu mình nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt ở tất cả mọi nơi trong văn bản, đó biết hết mọi sự việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện. * Vai trò của người kể chuyện: Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể. 2. Ghi nhớ ( SGK- 193) II. Luyện tập: Bài tập 1,2 + Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “ Tôi” (ngôi thứ nhất) – Chú bé trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách. + Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên. Các nhân vật : + Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. + Cô kĩ sư mặt đỏ ửng. + Bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại -> Người kể về phút chia tay không xuất hiện, không phải là ông hoạ sĩ , cô kĩ sư, anh thanh niên. -> Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan => Người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện. ? Nếu người kể là một trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời kể sẽ thay đổi: Hoặc là xưng tôi, hoặc là xưng tên 1 trong 3 nhân vật đó để kể lại chuyện. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - GV chuẩn kiến thức: Những câu “Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” và “Những người con gái sắp xa ta biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy” ... là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh. + Câu nhận xét thứ 2, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật. “ Tôi”. + Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật. tình cảm của anh ta nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. □ Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là lời nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều. Không nên đánh đồng người kể chuyện và tác giả, ngay cả khi người kể chuyện xưng “ tôi” Giáo viên khái quát ý toàn bài rồi rút ra ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết vào làm bài tập Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên gợi ý ? Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng với đoạn văn của Nguyễn Thành Long vừa phân tích ở trên ? ? Người kể chuyện ở đây là ai ? ? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. +Vai trò của người kể chuyện: Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể.- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập 2 (b) . + Đọc và chuẩn bị: " Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng ( Tìm hiểu thêm về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng, tóm tắt truyện, tình huống truyện, PTBĐ, chia đoạn, phân phân tích các ý chính) * Phiếu học tập: Nỗi niềm người cha lần đầu gặp con Tình huống Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng của giá trị NT Trước khi về thăm nhà Khi nhìn thấy con Khi con không nhận Cảm nhận về tình cảm của ông Sáu dánh cho con
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_71_bai_tra_bai_kiem.docx