Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 72, Văn bản: Chiếc lược ngà

docx 12 trang phuong 09/10/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 72, Văn bản: Chiếc lược ngà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 72, Văn bản: Chiếc lược ngà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 72, Văn bản: Chiếc lược ngà
Ngày soạn : Ngày dạy :
Tuần 15 - Tiết 72

CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:
+ Nhận biết về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện "Chiếc lược ngà"
+ Hiểu tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
+ Nắm sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
Năng lực:
+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực
Phẩm chất:
+ Giáo dục học sinh có thái độ biết ơn, trân trọng những hi sinh của thế hệ cha anh
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Đọc tư liệu tham khảo soạn giáo án, chuẩn bị chân dung tác giả, tác phẩm, máy chiếu, máy tính, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: : Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. Tình huống truyện, bố cục, tóm tắt, PTBĐ, phân tích các nội dung nghệ thuật chính của văn bản.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: :
Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Để có được độc lập của dân tộc ngày hôm nay, những người lính đã phải hi sinh đi rất nhiều thứ. Có người đã ngã xuống vì hai chữ "Tự do", có người không còn lành lặn để trở về, có người phải quên đi hạnh phúc cá nhân Cảm kích
trước những sự hi sinh này, có không ít nhà văn, nhà thơ đã đưa vào tác phẩm của mình những hình ảnh thật ý nghĩa. Một trong những tác phẩm đó là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm là một câu chuyện rất cảm động viết về tình cha con trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
GV đặt câu hỏi: Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng ?
A. Giới thiệu chung:
Tác giả:
+ Sinh năm 1932- Quê ở Quảng Ngãi
+ Là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc chiến đấu chống Pháp và Mĩ và sau hòa bình.
Tác phẩm:
+ Sáng tác năm 1966 được in trong tập truyện cùng tên
“Chiếc lược ngà”
? Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV chuẩn kiến thức:
Giáo viên giới thiệu dung nhà văn N.Q.S các tác phẩm của ông và bổ sung: Nguyễn Quang Sáng tham gia kháng chiến chống Pháp, năm 1945 tập kết ra Bắc, viết văn. Kháng chiến chống Mĩ ông về Nam tiếp tục khỏng chiến, viết văn. Nguyễn Quang Sáng rất am hiểu, gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến và khi hoà bình. Truyện của ông thường có cốt truyện khá hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Ngôn ngữ truyện của ông gần với khẩu ngữ và đậm màu sắc Nam Bộ. Nhà văn đã có những tiểu thuyết chuyển thể thành phim: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng.v.v...
Sáng tác vào thời điểm khi cuộc kháng chiến
đang diễn ra quyết liệt. Đáng chú ý là truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập
+ Đoạn trích nằm ở phần giữa truyện.
B. Đọc- hiểu văn bản:
Đọc - Hiểu chú thích:
Bố cục: 2 phần
+ Thể loại: Truyện ngắn
+ PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm và nghị luận.
+ Ngôi kể: Thứ nhất, lời kể của anh Ba - người chứng kiến câu chuyện -> Tạo cảm giác chân thực...
+ Bố cục: 2 phần
Phân tích:
a Tình huống truyện:
+ Tạo tình huống truyện éo le.
+ Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ
b Nỗi niềm của người cha
* Lần đầu tiên gặp con:
+ Tình người cha cứ nôn nao trong người anh.
+ Xuồng chưa cập bến, anh nhún chân nhảy lên bờ để gặp con, vừa gọi, vừa chìa tay đón con.
+ Nỗi nhớ thương, xúc động,
khao khát, vui mừng khi gặp con.
trung nói về tình người – tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng thật cảm động=> Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” tiêu biểu cho những đặc điểm trong nhệ thuật viết truyện ngắn của N.Q.Sáng.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục
Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
NV1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
NV1 : * Giáo viên hướng dẫn đọc: To rõ ràng, chú ý nhấn mạng những từ ngữ miêu tả tâm trạng, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật: Bé Thu bướng bỉnh, ngang ngạnh-> xúc động, yêu thương ba. Ông Sáu yêu con, buồn vì con không nhận mình, khi con nhận lại xúc động.
NV2 : Giáo viên tóm tắt phần lược bỏ ở đầu truyện: Bác Ba & 1 số đồng chí khác trong 1 chuyến công tác đã gặp cô giao liên thông minh, nhanh trí, dũng cảm đã đưa đoàn cán bộ cách mạng qua quãng sông an toàn trước sự dữ dội của bom
đạn. Bác Ba đã hỏi ra mới biết tên cô giao liên &
+ Khi con không nhận là cha:
Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy -> Miêu tả nội tâm :
hụt hẫng, thất vọng, buồn khổ vô cùng.
-> Tình yêu thương con tha thiết nhưng chưa được đền đ
hình ảnh của cô giúp bác nhớ lại câu chuyện cha con ông Sáu- 1 người bạn của ông đã hi sinh.
Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt văn bản
NV3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số chú thích sgk qua 1 số câu hỏi :
? Trong văn bản có sử dụng 1 số từ ngữ địa phương em hãy tìm & giải nghĩa chúng ?
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản ?
? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản
?
? Xác định ngôi kể ? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó ?
? Em hãy xác định bố cục đoạn trích ?
- HS tiếp nhận văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi: HS tóm tắt
+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Trước khi chuẩn bị đi tập kết, ông Sáu cùng bạn là ông Ba về thăm nhà. Lúc này con gái của ông Sáu( bé Thu ) đã lên 8 tuổi. Bé Thu không nhận ra Ba vì sẹo trên mặt ba làm ba em không giống với bức hình chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ làm cho ông Sáu rất khổ tâm. Đến lúc bé Thu nhận ra ba mình, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc
ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược cho người bạn ( ông Ba ) để trao lại cho đứa con gái yêu quý của mình.
+ Ngôi kể : ngôi thứ nhất ( Lựa chọn anh Ba- người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện ) -> tác dụng: tăng độ tin cậy, tính trữ tình của chuyện.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
Nhân vật :
+ Nhân vật chính là ông Hai Thu. Qua câu chuyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - người nông dân phải dời làng đi tản cư trong thời kháng chiến chống Pháp.
+ Ngôi thứ 3 -> Tác dụng đảm bảo tính khách quan của những cái được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.
Bố cục 2 phần
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu tình huống truyện
Mục tiêu: HS nắm tình huống truyện và ý nghĩa
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
NV1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên đặt câu hỏi :
? Trong đoạn trích tình huống nào bộc lộ sâu sắc, cảm động tình cảm cha con của ông Sáu ?
? Em nhận xét gì về cách đưa tình huống truyện của tác giả ? Cốt truyện có gì đặc biệt ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
+ Tình huống 1: Sau 8 năm xa cách, 2 cha con ông Sáu gặp nhau nhưng bé Thu không nhận cha, đến khi hiểu ra thì ông Sáu phải ra đi -> bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành với cha.
+ Tình huống 2: Ông Sáu ở chiến khu làm cây lược ngà tặng con nhưng ông đã hi sinh. Lúc sắp hi sinh chỉ kịp trao cho đồng đội nhờ chuyển chiếc lược cho con -> bộc lộ tình cảm người cha với con
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức: Truyện có 2 tình huống sâu sắc, qua đó tạo tình huống truyện éo le, các nhân vật bộc lộ được tâm trạng, cảm xúc của mình.
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng người cha
Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV yêu cầu HS theo dõi 2 khổ thơ đầu
? Khi được về thăm nhà ông Sáu có cảm giác, tâm trạng nhưthế nào? Hành động nào thể hiện rõ nhất điều đó?
? Vì sao anh lại có những hành động đó ?
? Khi được gặp con, anh Sáu có những cử chỉ, hành động như thế nào? Điều đó thể hiện tình cảm gì của ông Sáu ?
? Khi con không nhận là cha, ông Sáu có biểu hiện và tâm trạng ra sao?
? Tại sao ông Sáu lại có tâm trạng đó ?
? Hình ảnh Ông Sáu lúc này được miêu tả như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Một nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Khi được về thăm nhà ông Sáu có cảm giác, tâm trạng :
+ Tình người cha cứ nôn nao trong người anh.
+ Khi xuồng vào bến, không chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy lên bờ để gặp con khiến xuồng tạt ra.
Vì xa nhà gần 8 năm, chưa được gặp con, anh rất mong được gặp con...
Khi được gặp con, anh Sáu có những cử chỉ, hành động :
+ Kêu to: Thu ! Con
+ Đưa tay đón, giọng run run..
Khi con không nhận là cha, ông Sáu có biểu hiện và tâm trạng: Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
+ Anh Sáu khao khát gặp con để được nghe một tiếng gọi ba của con bé. Và ông cũng nghĩ đứa con sẽ chạy sà vào loàng ông để ông ôm ấp, vỗ về-> nhưng anh đó bị từ chối.
Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy -> Miêu tả nội tâm :
hụt hẫng,
* Cả cha và con đều khao khát gặp nhau nhưng đến khi gặp rồi con lại không nhận ra cha chỉ vì cha có vết sẹo làm khuôn mặt biến dạng -> Tác giả không miêu tả chiến tranh khốc liệt nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự tàn nhẫn của chiến tranh: huỷ hoại con người, chia rẽ tình cảm gia đình: tình cảm vợ chồng, tình cha con,
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi: Tâm trạng nhân vật ông Sáu được thể hiện như thế nào qua đoạn truyện vừa phân tích? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về cuộc chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vì xa nhà gần 8 năm, anh rất mong được gặp con -> Nỗi nhớ thương, xúc động, khao khát, vui mừng khi gặp con.
+ Tình người cha cứ nôn nao trong người anh.
+ Khi xuồng vào bến, không chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy lên bờ để gặp con khiến xuồng tạt ra.
+ Kêu to: Thu ! Con
+ Đưa tay đón, giọng run run..
- Khao khát gặp con để được nghe một tiếng gọi ba của con bé . Và ông cũng nghĩ đứa con sẽ chạy sà vào loàng ông để ông ôm ấp, vỗ về -> nhưng anh đó bị từ
chối.
+ Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy
+ Khi con không nhận là cha -> hụt hẫng, thất vọng, buồn khổ vô cùng.
 Tình yêu thương con tha thiết nhưng chưa được đền đáp.
+ Chiến tranh tàn khốc, vô nhân đạo, hủy diệt cuộc sống mọi mặt của con người để lại những vết thương đau lòng cho những người dân Việt Nam.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Đọc và tóm tắt văn bản
+ Phân tích tình cảm, tâm trạng của ông Sau khi gặp con sau 8 năm xa cách
+ Soạn tiếp: Tình cảm của ông Sau đối với bé Thu những ngày ở nhà, khi ở chiến khu
Phiếu học tập số 1: Nỗi niềm người cha những ngày đoàn tụ
Tình huống
Phản ứng của
con
Nghệ thuật
Tác dụng của giá trị
NT
Khi con gọi vào ăn
cơm
Khi gắp trứng cá cho
con
Cảm nhận chung về
tình cảm của ông Sáu với con
Phiếu học tập số 2: Nỗi niềm người cha trong buổi chia tay
Tình huống khi con
nhận là ba
Chi tiết
Nghệ thuật
Tác dụng của giá trị NT
Thái độ lúc ban đầu
Hành động
Cảm nhận chung về tình cảm của ông Sáu với con
*Phiếu học tập số 3: Nỗi niềm người cha những ngày xa con:
Tình huống
Tâm trạng,
hành động
Nghệ thuật
Tác dụng của giá trị NT
Khi nhớ lại việc trót
đánh con

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_72_van_ban_chiec_lu.docx