Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 73, Văn bản: Chiếc lược ngà (Tiếp theo)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 73, Văn bản: Chiếc lược ngà (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 73, Văn bản: Chiếc lược ngà (Tiếp theo)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 15 - Tiết 73 Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Tiếp) (Nguyễn Quang Sáng) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Nhận biết về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện "Chiếc lược ngà" + Hiểu tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. + Nắm sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. Năng lực: + Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực Phẩm chất: + Giáo dục học sinh có thái độ biết ơn, trân trọng những hi sinh của thế hệ cha anh THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo soạn giáo án, chuẩn bị chân dung tác giả, tác phẩm, máy chiếu, máy tính, phiếu học tập Chuẩn bị của học sinh: : Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. Tình huống truyện, bố cục, tóm tắt, PTBĐ, phân tích các nội dung nghệ thuật chính của văn bản. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Đó là tình cảm thiêng liêng của hai cha con ông Sáu. Vì chiến tranh mà giây phút cha con ông gặp nhau thật đau lòng: con không nhận cha, khi nhận ra nhau thì là lúc phải chia tay. Nỗi niềm của người cha với con trong những thời khắc đó như thế nào? Ta tìm hiểu bài hôm nay. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng ông Sáu a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV : Để truyện được liền mạch một học sinh kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện theo tranh. * GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm : Nhóm 1,3 : b. Nỗi niềm người cha: Lần đầu gặp con: ( Tiết 72) Những ngày đoàn tụ : Ông Sáu khao khát mong con gọi 1 tiếng " ba": + Không đi đâu xa,vỗ về, ngồi im, giả vờ không nghe, khe khẽ lắc đầu -> ông Sáu kiên trì cảm hóa con, mong chờ con gọi một tiếng ba đến cùng. + Quan tâm, gắp trứng cá cho con, con hất ra- đánh con -> Hành động bột phát do nóng giận trước sự bướng bỉnh của con. Sử dụng phiếu học tập số 1 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong những ngày đoàn tụ. ? Trong suốt 3 ngày thăm nhà thăm nhà, ông Sáu khao khát điều gì?Những chi tiết nào thể hiện điều đó ? ? Thậm chí trong lúc nồi cơm có nguy cơ bị nhão, nồi to, con không bắc xuống được, ông Sáu vẫn ngồi im. Chi tiết đó có ý nghĩa gì? ? Trong bữa cơm, ông đã làm gì? gắp cho nó cái trứng cá nhưng nó hất ra, ông Sáu đã có phản ứng như thế nào? ? Theo em vì sao ông Sáu lại hành động như vậy ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tâm lí nhân vật? ? Từ những hành động trên ta có nhận xét gì về tình cảm của ông Sáu với bé Thu? Nhóm 2,4 : Sử dụng phiếu học tập số 2 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong buổi chia tay ? Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Ánh mắt đó nói lên điều gì ? Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động như thế nào? Em có cảm nhận như thế nào về nỗi lòng người cha trong cuộc chia tay? Nhóm 5,6 : Sử dụng phiếu học tập số 3 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong những ngày xa con => Xây dựng tâm lí phù hợp với tình huống và nhân vật: Yêu thương con mãnh liệt, nhưng chưa được con đền đáp, bất lực trước sự ương ngạnh của con. * Trong buổi chia tay: Buồn, độ lượng Cảm động, sung sướng, hạnh phúc đón nhận tình cảm chân thành nồng nhiệt từ con. =>Trong giây phút cuối cùng ngắn ngủi, quý giá, tình cảm của người cha mới được đền đáp. * Những ngày xa con: Ân hận, dằn vặt vì chót đánh con. -> yêu thương con vô bờ bến, hiền lành, nhân hậu. Vui mừng, hớn hở khi tìm được khúc ngà voi. + Làm lược - Để xoa bớt nỗi ân hận, gửi tình cảm nhớ thương đến con. - Thận trọng, tỉ mỉ, cố công , gò lưng, tẩn mẩn, như người thợ bạc, khắc chữ vào lược. * Theo dõi đoạn: “tôi hãy còn nhớmong gặp lại con” ? Khi tìm đựơc khúc ngà voi anh có thái độ như thế nào? ? Tại sao anh không mua lược mà lại tự làm lược cho con ? ? Tác giả đã miêu tả ông Sáu làm lược cho con như thế nào? ? Nét NT đặc sắc nào được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh ông Sáu làm lược cho con? ? Những hành động này tiếp tục khẳng định tình cảm của ông Sáu với con như thế nào ? ? Hạnh phúc chưa kịp mỉm cười với anh, viên đạn của kẻ thù đã ngăn cách tình cha con. Trước khi hi sinh anh sáu đã làm gì? ? Em có cảm nhận gì về hành động và tình cảm của ông Sáu với con? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: Khi con gọi vào ăn cơm nhưng nó nói trổng ( nói trông không) ngồi im, giả vờ không nghe, khe khẽ lắc đầu -> liệt kê, so sánh, kết hợp bình luận. => yêu mến, nhớ, mong muốn bù đắp cho con. + Trước khi hi sinh: nhờ đồng đội trao lược cho con ->Hành động đó của ông như chuyển giao một sự sống, khẳng định tình cha con bất diệt => Người cha yêu thương con tha thiết, mãnh liệt, sâu nặng, tận tụy vì con. Trong bữa cơm, ông đã gắp cho nó cái trứng cá nhưng nó hất ra 🡺 ông Sáu đánh con 🡺 hành động đó đã làm ông ân hận, dày vò bản thân mình mãi -> ông rất yêu con. Nhóm 2,4 : Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Hạnh phúc bất ngờ đến với ông. Khi bỏ sang ngoại, nó đã được ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ông, bé Thu đã nhận cha. Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động : 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. Nhóm 5,6 : Khi tìm đựơc khúc ngà voi anh có thái độ : Vui mừng, hớn hở như trẻ con được quà. Anh không mua lược mà lại tự làm lược cho con vì sự day dứt, ân hận, vì đã đánh con khi nóng giận -> Làm lược tặng con để hi vọng gặp lại con, làm dịu nỗi ân hận. + Cây lược tự làm: Ông gửi gắm biết bao tình cảm yêu mến, nhớ thương... - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức Những ngày ở nhà, bé Thu bướng bỉnh không nhận cha. Đánh con là hành động bột phát trong khi nóng giận trước những hành vi bướng bỉnh ngang ngạnh của con, rồi chính hành động đó đã làm ông ân hận, dày vò bản thân mình mãi, qua đó cho thấy ông rất yêu con. Có đặt mình vào hoàn cảnh của ông Sáu mới thấy nỗi buồn của người cha thật lớn: xa con trong mấy năm trời, từ lúc con còn tấm bé, sống nơi chiến trường, nơi bom rơi đạn nổ chẳng chừa một ai, trở về thăm nhà với mong muốn giản đơn: mong được gặp con, khao khát được nghe một tiếng ba vậy mà giây phút gặp thật trớ trêu: con không nhận. Một người cha vào sinh ra tử nơi chiến trường khốc nghiệt mà đành bất lực trước sự ương ngạnh của đứa con gái bé bỏng. Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Ánh mắt đó tuy buồn nhưng giàu tình yêu thương độ lượng. Hạnh phúc bất ngờ đến với ông. Khi bỏ sang ngoại, nó đã được ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ông, bé Thu đã nhận cha. Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động : 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. Đó là cuộc chia tay đầy nước mắt, nó làm cho bao người chứng kiến như nghẹt thở. Trong giây phút cuối cùng ngắn ngủi, quý giá, tình cảm của người cha mới được đền đáp. Niềm hạnh phúc vỡ òa. Ông Sáu cảm động, sung sướng, hạnh phúc đón nhận tình cảm chân thành, nồng nhiệt từ con. Ông làm cây lược ngà để tặng con, đó là biểu hiện tình cảm trong sáng, sâu nặng, yêu nhớ con. Dường như mỗi răng lược, mỗi dòng chữ-> Ông dồn hết tình yêu & nỗi nhớ thương con vào từng chi tiết khi làm lược.Đó là sự yêu mến, nhớ mong, muốn bù đắp cho con. * GV bình: Trước khi hi sinh ông Sáu vẫn nhớ tới con, nhớ tới chiếc lược ngà. Nhờ đồng đội chuyển nó cho con. Hành động đó của ông như chuyển giao một sự sống. Hành động đó khẳng định" tình cha con bất diệt. Kẻ thù có thể hủy diệt tất cả nhưng chúng không hủy diệt được tình cha con và hành động đó cũng giúp ta nhận ra tình cảm tha thiết, mãnh liệt với con của người cha.Chính tình yêu thương của ông Sáu đã truyền sức mạnh cho bé Thu khôn lớn và trưởng thành, bước tiếp con đường mà ông đã đi. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đăt câu hỏi: ? Ý nghĩa của chi tiết chiếc lược ngà ? Hãy trình bày suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ gây ra cho VN? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 1.Ý nghĩa chi tiết chiếc lược ngà là biểu tượng của tình cha con sâu nặng, thiêng liêng và bất tử. 2- Suy nghĩ về chiến tranh ở Vn: Cuộc chiến tranh tàn khốc, mang đến nhiều đau thương. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Gv bổ sung: Cuộc chiến mà đế quốc Mĩ gây ra ở Vn là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh đã để lại bao thảm họa khôn lường: con mất cha, gia đình li tán, vì chiến tranh để lại trên khuôn mặt người cha vết thẹo dài để rồi giây phút gặp lại cha của bé Thu thật đau lòng, éo le: con không nhận cha, đến khi hiểu ra thì cha lại phải đi xa( xem các hình ảnh về chiến tranh ở VN) Và giờ đây chiến tranh đã lùi xa nhưng hệ lụy của nó còn khôn lường( chúng để lại nỗi đau cho các bà mẹ mỏi mắt trông chờ những đứa con ra đi mãi không về, những đứa trẻ sinh ra mang trên mình di chứng chất độc màu da cam ( xem hình ảnh những nạn nhân chất độc màu da cam) -> chúng ta cần chung tay bảo vệ hòa bình để không còn những thảm họa đau lòng do chiến tranh gây ra. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: * GV yêu cầu: HS vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung 2 tiết học(tiết 72,73) Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Phân tích được tâm trạng, tình cảm của nhân vật ông Sáu trong các tình huống truyện: những ngày ở nhà đoàn tụ cùng vợ con, trong cuộc chia tay, khi xa con ở chiến khu. + Học bài, soạn tiếp: Niềm khao khát tình cha của người con : tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, hàng động của nhân vật bé Thu trong các tình huống: lần đầu sau 8 năm ông Sáu về nhà, trong những ngày ông Sáu ở nhà, khi ông Sáu chuẩn bị trở lại chiến trường.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_73_van_ban_chiec_lu.docx