Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 75, Bài: Văn học Ôn thơ và truyện hiện đại

docx 9 trang phuong 09/10/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 75, Bài: Văn học Ôn thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 75, Bài: Văn học Ôn thơ và truyện hiện đại

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 75, Bài: Văn học Ôn thơ và truyện hiện đại
Ngày soạn :
Ngày dạy :                         
Tuần 15 - Tiết 75:
 Văn học: ÔN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.  
1.Kiến thức:
+ Hệ thống hoá các kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ và truyện hiện đại đã học.
+ Hiểu được một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, thời đại có trong các tác phẩm.
+ Hiểu và nhớ những  phẩm chất, cách xây dựng ở một số nhân vật chính trong một số đoạn trích thơ và truyện
2. Năng lực:
+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực
3. Phẩm chất:
+ Giáo dục học sinh có thái độ biết ơn, trân trọng những tác phẩm văn học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị máy chiếu, máy tính
2. Chuẩn bị của học sinh: : Kẻ bảng ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên: các văn bản thơ và truyện hiện đại: Tác giả, tác phẩm, năm sáng tác, thể loại, nội dung, nghệ thuật
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.  Mục tiêu: :
   - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
   - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Để chuẩn bị cho bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại, giờ học hôm nay cô trò ta cùng ôn tập lại toàn bộ các đoạn trích thơ và truyện hiện đại đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giáo viên : Ở phần 1 lập bảng thống kê: giáo viên cho học sinh trình bày nội dung dựa vào bảng đã chuẩn bị sẵn -> nhận xét và hoàn chỉnh Chiếu slied 1( phiếu học tập số 1)
1. Lập bảng thống kê:
Đoạn trích, tác phẩm)
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Thơ
tự do
+ Ca ngợi tình đồng chí keo sơn, gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
+ Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
+ Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
 Thơ
tự do
+ Ca ngợi những chiến sĩ lái xe hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm hi sinh tất cả vì M. Nam kháng chiến
+ Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
+ Ngôn ngữ đời sống-> Tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
 Thơ
tự do
+ Vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên hoài hoà với vẻ đẹp con người lao động:  khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống và đất nước.
+ Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Thơ
tám chữ
+Tình yêu & lòng biết ơn của tác giả đối với bà=> Tình yêu con người, yêu đất nước.
+ Hình ảnh vừa thực vừa mang tính chất biểu tượng (bếp lửa).
+ Miêu tả, tự sự, bình luận. biểu cảm.
+ Giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
Khúc hát ru những em bé trên lựng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Thơ
tự do
+ Qua các khúc hát ru, tình yêu con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu nước, yêu cách mạng, niềm tin tưởng và lạc quan cách mạng
+ Sáng tạo trong hết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
+ Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
 Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Thơnăm chữ
+ Lời nhắc nhở thầm kín về thái độ, tình cảm với quá khứ gian lao, nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
+ Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
+ Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.
 Làng
Kim Lân
In lần đầu 1948
Tr. ngắn
+ Tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
+ Tình huống truyện gay cấn.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói ( đối thoại và độc thoại).
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Tr. ngắn
+  Ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
+ Tạo tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
+ Xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
+ Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
+ Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Tr. ngắn
+ Tình cha con sâu nặng mà cảm động, cao đẹp, thắm thiết, bất diệt  trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh-> Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt.
+ Tạo tình huống truyện éo le.
+ Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
+ Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
* Ở phần 2 cho học sinh thảo luận nhóm 
+ Hình thức: thảo luận nhóm
+ Thời gian: 5 phút
+ Yêu cầu: hình ảnh người lính trong hai bài thơ" Đồng chí" và " Bài thơ..."
-> HS trình bày kết quả thảo luận của mình
Giáo viên nhận xét và khái quát những đặc điểm chung
* Ở phần 3  học sinh thực hiện bằng cách vấn đáp miệng-> giáo viên nhận xét và khái quát những đặc điểm chung
* Ở phần 4 cho học sinh thảo luận nhóm
+ Hình thức: thảo luận nhóm
+ Thời gian: 5 phút
+ Yêu cầu: Tình yêu gia đình, quê hương đất nước: Bếp lửa, Làng,Chiếc lược ngà, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
HS trình bày kết quả thảo luận của mình
-> Giáo viên nhận xét và khái quát những đặc điểm chung
* Ở phần 5  học sinh thực hiện bằng cách vấn đáp miệng-> giáo viên nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh
* Ở phần 6,7 cho học sinh thực hành->đọc đoạn văn, dàn ý -> học sinh nhận xét-> Giáo viên hoàn chỉnh.
2. Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí và Tiểu đội xe không kính:
+ Những người lính có chung nguồn gốc xuất thân, chung mục đích, lí tưởng sống-> hiểu và chia sẻ những gian nan, thử thách, thiếu thốn, sự hiểm nguy trong cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc.
+ Họ là những con người lạc quan cách mạng, sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch và cũng thật dí dỏm, hài ước, bất khuất, hiên ngang trước những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.v.v.
3. Hình ảnh những con người lao động mới trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và Đoàn thuyền đánh cá:
  + Những con người lao động mới với tình yêu cuộc sống, lạc quan, yêu thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, hăng say lao động, tìm thấy niềm vui, ý nghĩa trong lao động.
+ Họ âm thầm, lặng lẽ cống hiến, hi sinh quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc -> lí tưởng sống cao đẹp, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
4. Tình yêu gia đình, quê hương đất nước: Bếp lửa, Làng,Chiếc lược ngà, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
+ Tình yêu quê hương đất nước thường gắn với tình yêu gia đình, trở thành nỗi nhớ, niềm tin, hi vọng, sức sống
+ Đôi khi tình yêu nước bao trùm lên tình yêu gia đình, yêu quê hương song những tình cảm đó vẫn thống nhất hòa quyện với nhau trong mỗi con người tạo thành sức mạnh, niềm tin chiến thắng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
5. Bài học triết lí rút ra từ Ánh trăng:
+ Con người có thể lãng quên quá khứ. Song quá khứ vẫn nguyện vẹn, sáng trong, thủy chung và bất diệt. Con người phải sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ.
6.  Viết đoạn văn Phân tích:
a. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ " Bếp lửa",
b. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá"
7. Lập dàn ý cho bài văn phân tích:
b.  Nhân vật anh thanh niên trong " Lặng lẽ Sa Pa" và bé Thu trong " Chiếc lược ngà"
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.  Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
b) Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV đăt câu hỏi: 
Vẽ sơ đồ tư duy về những nội dung chính đã được các tác phẩm thơ và truyện hiện đại tập trung làm rõ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người.
     + Thể hiện những ước mơ, khát vọng của nhân dân.
     + Những bài học về lí tưởng sống, quan niệm sống.v.v.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.  Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV nêu yêu cầu:
  * GV yêu cầu: HS vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung 2 tiết học(tiết 72,73)
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
    + Ôn tập lại toàn bộ các tác phẩm thơ và truyện trung đại: tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật chính, phân tích các nhân vật chính, chú ý các dẫn chứng kèm theo.
    + Ôn lại thật kĩ toàn bộ các nội dung trong phần ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết  thơ và truyện hiện đại.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_75_bai_van_hoc_on_t.docx