Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 8, Bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 8, Bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 8, Bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 2- Tiết 8 Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Tiếp theo) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: - Biết, hiểu và vận dụng được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hội thoại Năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,) Chuẩn bị của học sinh: - Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi " Đuổi hình bắt thành ngữ”, HS nhìn hình đoán các thành ngữ GV yêu cầu giải nghĩa các thành ngữ trên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Trong giao tiếp, người ta không chỉ cần chú ý tới lượt lời mà cần chú ý tới việc tuân thủ các phương châm hội thoại. Ngoài việc phải tuân thủ phương châm về chất , phương châm về lượng chúng ta cần phải đảm bảo những điều gì? Trong giờ học hôm nay cô cùng các em tiếp tục tìm hiểu vấn đề này. Các thành ngữ ấy sẽ liên quan đến nội dung các phương châm mà các em học hôm nay HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm quan hệ a. Mục tiêu: hiểu được phương châm quan hệ Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: NV1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu ( SGK- Tr 21) GV phân công Tổ 1: Em hiểu gì về nghĩa của thành ngữ: "Ông nói gà, bà nói vịt" Tổ 2: Thành ngữ chỉ tình huống này như thế nào? Tổ 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? I. Phương châm quan hệ: (7’) 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/21) - Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”: Hai người đối thoại mỗi người nói 1 đằng, không hiểu nhau -> cuộc thoại không thực hiện được. => Nói đúng đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề. 2. Ghi nhớ : (SGK/21) * Lưu ý: Trong quá trình hội thoại những người tham gia có thể thay đổi đề tài: có những hình thức ngôn ngữ để báo hiệu sự thay đổi đó. V2: GV giao việc cả lớp - GV đặt tiếp câu hỏi: ? Qua đó, em rút ra bài học gì khi giao tiếp? ? Hãy lấy ví dụ trong thực tế người nói vi phạm phương châm quan hệ khi giao tiếp? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Đáp án Tổ 1: - Trường hợp 2 người đối thoại mỗi người nói 1 phách không ăn nhập với nhau, do không hiểu nhau (vi phạm phương châm về lượng) Tổ 2: - Đây là tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đề tài khác nhau không ăn khớp với nhau Tổ 3: - Con người sẽ không hiểu nhau, không giao tiếp được với nhau, các hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Gv bổ sung II Phương châm cách thức (6’) 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/21) + Thành ngữ: “Dây cà ra dây muống": Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà "Lúng búng như ngậm hột thị": chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch, không thành lời. -> Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rành mạch + Câu: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có 2 cách hiểu khác nhau -> Diễn đạt không rõ ràng. ->Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. 2.Ghi nhớ:(SGK/22) III. Phương châm lịch sự: (5p) 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/22) - Người ăn xin và cậu bé đều cảm nhận đc sự chân thành và tôn trọng của nhau GV: Trong quá trình hội thoại những người tham gia có thể thay đổi đề tài: có những hình thức ngôn ngữ để báo hiệu sự thay đổi đó. Ví dụ: à này, còn chuyện hôm qua thì sao? Thôi, nói chuyện khác cho vui đi. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm cách thức Mục tiêu: HS nắm được phương châm cách thức Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Nhiệm vụ 1: Giáo viên chia nhóm thảo luận: - Nhóm 1,3: ? Thành ngữ "Dây cà ra dây muống", "Lúng búng như ngậm hột thị" dùng để chỉ những cách nói ntn? ? Những cách nói như vậy có ảnh hưởng đến giao tiếp ? ? Từ đó, em rút ra bài học gì trong giao tiếp? Nhóm 2,4: ? Hãy nêu cách hiểu của em về câu: "Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy". ? Để người nghe không hiểu lầm, phải nói ntn? -> Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác 2. Ghi nhớ. (SGK/23) III. Luyện tập Bài 1: (SGK/23) a.Những câu ca dao, tục ngữ khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự nhã nhặn. b.Những câu có nội dung tương Bài 2 (SGK/23) VD: Bài văn của bạn chưa hay lắm => bài văn viết dở (Nói giảm, nói tránh). Bài 3 (SGK/23) a-nói mát b-nói hớt c-nói móc d-nói leo e-nói ra đầu ra đũa Bài 4 (SGK/23 Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương ? Qua đó em rút ra kết luận gì? * Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu cả lớp ? Phân tích truyện cười "Cháy" ? Đây chính là phương châm cách thức. Để đảm bảo phương châm cách thức, khi giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: "Dây cà ra dây muống"-> Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà "Lúng búng như ngậm hột thị" -> chỉ cách nói ấp úng không rành mạch, không thành lời. Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt -> Làm cho giao tiếp không đạt được hiệu quả mong muốn. Nhóm 2,4: + Có thể hiểu theo hai cách tuỳ thuộc vào việc xác định cụm từ "của ông" bổ nghĩa cho từ "nhận định" hay "truyện ngắn" Để người nghe không hiểu lầm, có thể nói: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác. Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về tr/ngắn của ông ấy - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Khi giao tiếp, nếu không vì một lý do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách, bởi những câu nói như vậy khiến người nói và người nghe không hiểu nhau gây trở ngại cho qúa trình giao tiếp. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự Mục tiêu: HS nắm được PC lịch sự Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc truyện: "Người ăn xin" ? Nêu nội dung câu chuyện? ? Vì sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một điều gì đó? ? Em nhận ra tình cảm nào của cậu bé dành cho ông lão ăn xin qua cái nắm tay ấy? ? Điều đó được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Vậy cậu bé đã thể hiện điều gì qua giao tiếp? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Mặc dù cả hai người đều không có của cải, tiền bạc để cho nhau nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình (qua cái nắm chặt tay). Tình cảm của cậu bé với ông lão: Đặc biệt là tình cảm chân thành tôn trọng và quan tâm của cậu bé dành cho ông lão ăn xin. Thể hiện qua chi tiết: + Bàn tay run run nắm chặt (hành động) + Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả (lời nói) Cậu bé chú ý đến vai xã hội: người dưới - người trên - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: - Trong giao tiếp dù địa vị xã hội hay hoàn cảnh của người đối thoại có ntn thì người nói cũng vẫn phải có những hành động và lời lẽ lịch sự thể hiện sự tôn trọng. Không nên thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà có lời lẽ và hành động thiếu lịch sự. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập theo nhóm Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2 Nhóm 3: bài 3 Nhóm 4: bài 4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: GV tổ chức trò chơi tiếp sức Thời gian: 2 phút Yêu cầu: Tìm nhanh các thành ngữ theo yêu cầu Phân công: Tổ 1: Tìm những thành ngữ ,ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c cách thức Tổ 2: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c quan hệ Tổ 3: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c lịch sự Sản phẩm: Câu trả lời của HS Đáp án mong muốn Tổ 1:- Nửa úp nửa mở - Người khôn ăn nói nửa chừng Để cho người dại nửa mừng nửa lo -Ăn không nên miếng nói không nên lời Tổ 2 - Đánh trống lảng - Ông nói gà bà nói vịt Tổ 3 - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -Nói như đấm vào tai Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học bài, hoàn chỉnh các bài tập. + Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ p/c về lượng, p/c về chất trong một hội thoại. + Chuẩn bị: " Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh" (Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời câu hỏi, chuẩn bị các bài tập) + Hãy chỉ rõ những câu văn đã sử dụng yếu tố miêu tả khi tả sự biến đổi của hình ảnh đảo đá. + Viết đoạn văn thuyết minh về cây lúa trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. + Tìm các hình ảnh về lăng Bác,Khuê Văn Các, các trò chơi dân gian: cờ người, múa lân, đập niêu đất, ...( gửi trên trường học kết nối) và viết các đoạn văn miêu tả về các sự vật đó)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_8_bai_cac_phuong_ch.docx