Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 87, Đọc thêm: Những đứa trẻ
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 87, Đọc thêm: Những đứa trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Công văn 5512) - Tiết 87, Đọc thêm: Những đứa trẻ
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 18 - Tiết 87 ĐỌC THÊM: NHỮNG ĐỨA TRẺ ( Trích “ Thời thơ ấu” – M. Go-rơ-ki) (Kim Lân) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Hiểu những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga văn học TQ và văn học nhân loại. + Nắm được mối đồng cảm chõn thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh. + Hiểu cách sử dụng lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân: tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. Phẩm chất: + Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình bạn trong sáng thuỷ chung, căm ghét chế độ phong kiến hà khắc. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn Chuẩn bị của học sinh: + Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. + Tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật diễn biến tâm trạng của nhân vật. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình bạn thời thơ ấu? Hãy chia sẻ suy nghĩ đó với người bạn bên cạnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV đặt câu hỏi: Giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả M.Go-rơ-ki? A. Giới thiệu chung: Tác giả: + M. Go rơ ki (1868-1936) + Là nhà văn lớn của Nga và thế giới đầu thế kỉ XX. Tác phẩm: + Thời thơ ấu- Tiểu thuyết gồm 13 chương, là 1 trong 3 bộ tiểu thuyết tự thuật (1913- 914) + Những đứa trẻ trích từ chương I X của tác phẩm. B. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: ? Nêu những hiểu biết của em về văn bản " Những đứa trẻ" ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn & bổ sung: Go-rơ- ki (Tiếng Nga có nghĩa là: cay đắng) Tên thật là Alécxây Pêskốp Ông sinh trưởng trong gia đình lao động nghèo, tuổi thơ trải qua nhiều cay đắng: 3 tuổi mồ côi cha, 10 tuổi mẹ đi lấy chồng khác, phải ở với ông bà ngoại, người ông khó tính thường hay đánh đập vô cớ, phải tự lập từ rất sớm, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau... M.Go-rơ-ki là tấm gương tự học, tự rèn luyện với nghị lực phi thường, là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật để trở thành nghệ sĩ ưu tú của nghệ thuật vụ sản, là đại văn hào của nước Nga và thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Việt Nam. Tác phẩm Đọc - Hiểu chú thích: Thể loại, bố cục: + PTBĐ: Tự sự kết hợp với tả và biểu cảm. Bộ 3 tự truyện (Thời thơ ấu, Những trường đại học của tôi, Kiếm sống) là những trang văn thấm đầy nước mắt, có cả tiếng thở dài, có cả nụ cười, tiếng hát ngây thơĐó là chặng đường đầy thử thách trong cuộc đời của nhân vật Aliôsa (Tên tác giả còn nhỏ) từ năm 3-4 tuổi đến năm 17 tuổi. -Tác phẩm “Thời thơ ấu” gồm 13 chương là cuốn đầu tiên trong bộ ba tiểu thuyết nói trên.Nhà văn viết tác phẩm này (1913-1914) lúc ông đã ngoài 40 tuổi. Ông kể lại quãng đời của mình mấy chục năm về trước, từ lúc lên 3 tuổi đến năm 10 tuổi. Mở đầu tập tiểu thuyết là chuyện bố mất, lúc đó Aliôsa mới 3 tuổi. Chú về sống với gia đìnhông bà ngoại. Mẹ đi lấy chồng khác, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Aliôsa sống những năm tháng tuổi thơ héo hắt ở đây, sớm chứng kiến ngay trong gia đình những cảnh đời nhức nhối. Ông ngoại Vaxili Casirin là ngưòi khó tính, thiếu tình thương, 2 cậu của Aliôsa thì đánh nhau vì tranh chấp gia tài, lão đại tá Ôpxian nicốp bên nhà hàng xóm hách dịch, coi khinh những ngưòi thuộc tàng lớp dưới... - Đoạn trích nằm ở chương thứ 9 sau đoạn Aliôsa cứu thằng bé con ông đại tá. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu đọc: Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp. Chú ý từ phiên âm tiếng nước ngoài-> phát âm chính xác GV đặt câu hỏi : ? Hãy tóm tắt đoạn trích ? ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Tác giả đã sử dụng ngôi kể nào khi kể chuyện? ? Nhân vật chính trong văn bản là ai? ? Có thể coi tác giả chính là nhân vật “ Tôi” trong văn bản không? Vì sao? ? Văn bản được viết theo thể loại nào? ? Em hiểu gì về tiểu thuyết tự thuật? ? Em nhận xét gì về PTBĐ của truyện? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Tóm tắt + Sau gần 1 tuần, không thấy, sau đó 3 anh em con đại tá lại ra chơi với Aliôsa. Chúng trò truyện về bắt chim, dì ghẻ...Aliôsa đã kể cho lũ trẻ nghe chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với Aliôsa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục bí mật chơi với những đứa trẻ ấy và cả bọn cảm thấy vui thích. Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp miêu tả Ngôi kể : Ngôi thứ nhất - cậu bé Aliôsa - Văn bản chính là đoạn trích của tiểu thuyết tự thuật. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV bổ sung: + Vì văn bản này nằm trong bộ tự truyện của M.Go-rơ-ki, ở đó nhà văn dùng ngôi thứ nhất, tự kể về cuộc đời mình. + Tiểu thuyết tự thuật còn gọi là tự truyện. Loại tiểu thuyết trong đó nhà văn kể chuyện đời mình. Truyện kể ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng Tôi là tác giả... + PTBĐ : + Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. (Ngôn ngữ đối thoại, chi tiết thật kết hợp chi tiết hư ảo) -> Sự ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng của những đứa trẻ khi nghĩ về bà, về mẹ, Bố cục : + Phần 1: “ấn cổ em nó xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng. + Phần 2: “cấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán. + Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn Giáo viên tóm tắt đoạn trước: Aliôsa nhà nghèo, ít học sống với ông ngoại khó tính nhưng bà ngoại nhân hậu. Em thường trèo lên cây nhìn sang sân nhà đại tá -> 3 đứa trẻ lảng tránh không chơi với Aliôsa. Một lần Aliôsa tình cờ cứu 1 đứa trẻ rơi xuống giếng -> tình bạn nảy sinh giữa chúng Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ Mục tiêu: HS nắm nội dung, nghệ thuật văn bản Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia nhóm và học sinh thảo luận câu hỏi, ghi lại đáp án ( Kĩ thuật mảnh ghép) Nhóm 1: Câu hỏi 1? Hãy nêu lên những lí do khiến những đứa trẻ kết bạn với nhau? Nhóm 2: Câu hỏi 2? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ ? Nhóm 3: Câu hỏi 3 ? Trong đoạn hồi ức thể hiện những quan sát và cảm nhận rất tinh tế của Aliôsa. Hãy lấy 1 số Vví dụ? ? Tại sao ông đại tá lại không cho Aliôsa chơi với những đứa con của mình? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 1: + Tình bạn gắn bó trên nhu cầu đồng cảm và chia sẻ-> trở thành những người bạn thân thiết Nhóm 2: + Hoàn cảnh sống thiếu thốn tình cảm khiến những đứa trẻ luôn hướng về nhau, hiểu nhau, quan tâm, đoàn kết và chia sẻ với nhau dù bị người lớn cấm đoán. Nhóm 3: + Vì 2 gia đình thuộc 2 tầng lớp xã hội khác nhau: 1 bên là dân thường (lao động) và 1 bên là quan chức giàu sang (quý tộc). Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Tình bạn đã để lại trong lòng Aliôsa ấn tượng sâu sắc khiến mấy chục năm sau ông vẫn nhớ như in và kể lại thật xúc động. Những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, khác nhau cả về vị trí xã hôi. Mặc dù bị người lướn cấm đoán: ông ngoại của Aliôsa và lão đại tá, xong tình cảm của bọn trẻ không vì thế mà tan vỡ. Tình cảm đó phát triển như thế nào, chúng ta cùng theo dõi phần còn lại của văn bản Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm các câu hỏi Thêi gian: 4 phút Yêu cầu: Nhóm 1: Câu hỏi 1? Tình bạn của bọn trẻ xuất phát từ đâu ? Nhóm 2: Câu hỏi 2? Dù bị cấm đoán nhưng vì sao lũ trẻ vẫn tìm đến nhau ? Tình cảm của chúng với nhau được thể hiện như thế nào ? Vì sao Aliôsa lại kể chuyện cổ tích cho bạn nghe? ? Bọn trẻ có biểu hiện như thế nào khi nghe những câu chuyện đó ? Em suy nghĩ như thế nào về chúng? ? Sau rất nhiều câu chuyện cổ tích, liên quan đến bà, thằng lớn khái quát: “Tất cả những người bà đều tốtngày trước”em suy nghĩ gì về câu nói này ? Nhóm 3: ? Qua những câu chuyện của bọn trẻ, em có cảm nhận ntn về tình bạn của chúng ? ? Cách kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau có tác dụng gì ? ? Tác dụng của việc kết hợp kể với tả và biểu cảm ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung đoạn trích? ? Văn bản có ý nghĩa như thế nào? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: M.Go rơ ky đã thuật lại 1 cách sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp sự ngăn cản của người lớn. Hoạt động 5: Tổng kết Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi : ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung đoạn trích? ? Văn bản có ý nghĩa như thế nào? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_cong_van_5512_tiet_87_doc_them_van_ban.docx