Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111+112: Văn bản: Con cò - Trường THCS ĐT Việt Hưng

docx 5 trang phuong 09/10/2023 750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111+112: Văn bản: Con cò - Trường THCS ĐT Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111+112: Văn bản: Con cò - Trường THCS ĐT Việt Hưng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111+112: Văn bản: Con cò - Trường THCS ĐT Việt Hưng
Ngày soạn: Ngày dạy :
Tiết 111 - 112 :
Hướng dẫn đọc thêm
Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :

Con cò

Chế Lan Viên
Cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru
Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả
Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
Chuẩn bị
ảnh chân dung Chế Lan Viên
Tư liệu lời bình bài thơ GV và HS soạn bài
Tiến trình tổ chức các hoạt động
ổn định: 1p
Kiểm tra: 5p
Hãy so sánh hình tượng Cừu trong cách nhìn của Buy - Phông với La Phông ten.
Từ đó ta hiểu cách nhìn nhận của nhà văn có gì đặc biệt? (5P)
Giới thiệu bài:
GV cho HS xem ảnh Chế Lan Viên
Tình mẫu tử thiêng liêng - đề tài cho nhiều tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Nguyễn Khoa Điềm ‘Khúc hát ru ”- Chế Lan Viên “Con Cò”
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung ( 15p)
Trình bày hiểu biết về tg bài thơ?
HS dựa vào chú thích * trả lời
GV chốt lại: Thơ ông là sự kết hợp giữa thực và ảo thườngđược sáng tác bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất ngờ kì thú.
GV đọc mẫu - HS đọc tiếp
Cách đọc: Giọng thủ thỉ tâm tinh như lời ru, chú ýđiệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như đối thoại, những câu thơ dựa vào ý ca dao.
HS nhận xét về thể thơ, bố cục
GV nhận xét: Bố cục được dẫn dắt cho hình tượng trung tâm và xuyên suốt bài thơ hình tượng con Cò, trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ bé thơ đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Hoàn cảnh sáng tác: 1962- cách đây khá lâu nhưng bài thơ vẫn nhắc nhở một cách thấm thía về tình mẹ và vai trò của lời hát ru.
Hướng dẫn tìm hiểu chung
1. Tác giả: (1920 - 1989)
Nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam
Phong cách thơ suy tưởng triết lý,đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
2. Tác phẩm
Thể thơ tự do, âm hưởng hát ru
Thể thơ: tự do các câu dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu lặp lại tạo nhịp gần hát ru
Bố cục
Hình ảnh con cò qua nhửng lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ và theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
? Bài thơ có gì đặc biệt?
? Vì sao tác giả lại chọn hình ảnh con Cò xuyên suốt bài thơ? Mục đích tác giả nhằm nói tới điều gì? (HSKG)
Trong ca dao hình ảnh con cò rất phổ biến, có ý nghĩa ẩn dụ:
+ Hình ảnh người nông dân
+ Hình ảnh người phụ nữ rất vất vả nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
Mục đích: Diễn tả thấm thía tình cảm sâu nặng của mẹ con và vai trò của lời hát ru.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và đặc sắc nghệ thuật ( 25P)
HS đọc diễn cảm đoạn I
Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu ntn? Tại sao tác giả lại viết: trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay
Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên hợp lý qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi. Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần thấm vào tâm hồn con, tự nhiên âu yếm như là bắt đầu từ vô thức bản năng như dòng suối ngọt ngào như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ con không thể thiếu lời ru và những cánh cò ấy.
Trong phần 1 tác giả đã vận dụng những câu ca dao nào? Đọc hoàn chỉnh? Nhận xét cách vận dụng sáng tạo của tác giả? Cách vận dụng ấy đã gợi ra không gian và khung cảnh ntn?
Con cò bay la
Con cò mà đi ăn đêm
Tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy
“Con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc bay la” của cuộc sống xưa tù làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng thong thả bình yên của cuộc sống ít biến động thuở xưa
=>gợi âm hưởng
Bài “ con cò mà đi ăn đêm” có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: Con cò => tượng trưng cho những con người là người mẹ , người phụ nữ nhọc nhằn vất
Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ
Điều đặc biệt của bài thơ
Hình tượng bao trùm và đi suốt bài thơ là hình tượng con cò
Tìm hiểu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:
H/ ảnh con cò qua đoạn I
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống xưa
Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn lam lũ
=> Con được vỗ về, chở che trong lời ru ngọt ngào và tình yêu sâu lắng của mẹ => con đón nhận bằng trực giác và đón nhận vô
thức tình yêu ấy.
vả lặn lội kiếm sống =>Gợi nhiều câu ca có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tưởng tượng (Con cò lặn lồi bờ sông,Cái cò đi đón cơn mưa), hay hình ảnh bà Tú lặn lội thân cò
* GV: Vậy là qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức.
Củng cố: GV hệ thống lại nội dung kiến thức
Tiết 2.
* Kiểm tra: Đọc TL đoạn 1 bài thơ “Con Cò” Trình bày cảm nhận về đoạn 1 bài thơ ấy (5P)
Hđ 1: 20p
HS đọc lại đoạn II
H/a con cò trong đoạn thơ này đã được phát triển ntn trong mối quan hệ với em bé, với tình mẹ?
Trong đoạn 2 cánh cò từ trong lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũo, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đời.
H/a’ cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người.
Lúc ấu thơ trong nôi:
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Tuổi đến trường:
Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đuôi chân
Lúc trưởng thành:
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn
GV viết các câu thơ dẫn ra góc bảng.
Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ đó?
HS thảo luận nhóm 4 bạn: 3’
Nghệ thuật liên tưởng, tưởng tượng phong phú nhân hoá, điệp từ “Cánh cò trắng”
H/a’ thơ có sự hoà quện khó phân biệt cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và tình mẹ
Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ. Trong mơ con vẫn thấy hình ảnh cò. H/a’ đẹp lãng mạn, bay bổng liên tưởng sáng tạo cánh cò

Hình ảnh con cò qua đoạn II
Hình ảnh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ và trở thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.
Hình ảnh cò gợi biểu tượng về tình mẹ, về sự nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ
- hay người mẹ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ => cò gắn bó với giấc ngủ của con, mẹ cũng được ngủ cánh xủa cò hai đứa đắp => con và cò đều là con của mẹ, con đắp chăn hay con đắp cánh cò, cánh cò hay tình mẹ sưởi ấm giấc ngủ con => H/a’ thơ mới mẻ sáng tạo gợi bao suy nghĩ mai khôn lớn, con theo cò đi học => cò bay theo bước chân con tung tăng tới trường, lòng mẹ với bao hi vọng đặt vào con (So sánh em Cu Tai ) và đến lúc trưởng thành cò vẫn quạt hơi mát vào câu văn 
=> Hình ảnh cò được gợi ý biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ.
3. Hình ảnh cò qua đoạn III
HS đọc đoạn III
? Em hiểu ntn về 5 câu thơ đầu tiên.
H/a’ con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con “Cá chuối đắm đuối vì con” đến hết cuộc đời.
Sự thống nhất phát triển hình ảnh con cò với đoạn 1. 2.
. Đoạn 1 con cò - nghĩa đen trong lời ru - tình mẹ
. Đoạn 2 con cò - nghĩa đen - ẩn dụ - tình mẹ
. Đoạn 3 con cò - nghĩa tượng trưng - tình mẹ.
? Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, tg đã khái quát điều gì? HSKG
Qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: Con dù lớn 
=> đối với người mẹ, đứa con bao giờ cũng bé bang non nớt cần được chở che, dìu dắt
=> Một qui luật tính chất có ý nghĩa bền vững và sâu sắc muôn đời.
? 4 câu thơ cuối gợi cho em liên tưởng điều gì?
Gợi âm hưởng lời ru, đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy.
ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò
? Chỉ ra sự thống nhất và phát triển qua 3
- H/a’ cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ suốt đời yêu con.
đoạn thơ. (HSKG)
Ba đoạn thơ đều có hình ảnh con cò, đều biểu tượng cho tình nghĩavà ý nghĩa của lời ru.
Đoạn 1: Lời ru ấu thơ hình ảnh cò cảm nhận vô thức.
Đoạn 2: Hình ảnh cò đi vào tiềm thức gắn bó suốt cuộc đời, lời ru của mẹ theo suốt
Đoạn 3: Hình ảnh cò manh ý nghĩa biểu tượng triết lý
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết ( 5p)
Những nét đặc sắc về nghệ thuật?
-Vận dụng sáng tạo ca dao (so với Tú Xương)

Tổng kết
Nghệ thuật
Vận dụng sáng tạo ca dao
Giọng điệu suy ngẫm triết lý
-Âm hưởng lời ru
Thể thơ tự do
-Hình ảnh ẩn dụ, liên tưởng tưởng tượng
Nội dung
Ngợi ca tình mẹ
ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người
4. Củng cố - dặn dò: 5p
BT trong SGK. SBT
Chuẩn bị bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_111112_van_ban_con_co_truong_thcs.docx