Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ - Trường THCS ĐT Việt Hưng
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ - Trường THCS ĐT Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ - Trường THCS ĐT Việt Hưng
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 116 : Mục tiêu cần đạt Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải - HS cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ của tác giả muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ýa nghĩa, giá trị của cuộc sống của một cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ Chuẩn bị GV soạn bài ảnh chân dung Thanh Hải Tiến trình hoạt động ổn định : 1p Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của HS Giới thiệu: Mùa xuân là một đề tài phổ biến của thơ ca: « Mùa xuân chín » của Hàn Mạc Tử, « Mùa xuân xanh » của Nguyễn Bính, « Mùa xuân mới » của Tố Hữu.. HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung ( 10p) ? Dựa vào SGK nêu một vài nét về nhà thơ Thanh Hải? Gắn bó với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? hoàn cảnh đó khiến em suy nghĩ gì? HSKG => Ta càng thấu hiểu càng trân trọng tình cảm tư tưởng của tác giả GV đọc bài thơ ? Nhận xét về âm hưởng chung và mạch cảm xúc của bài thơ, bố cục bài thơ? HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết ( 25p) HS đọc 3 khổ thơ đầu. Nêu nội dung? mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì? hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ ntn? I . Tìm hiểu chung 1. Tác giả Quê hương xứ Huế Thơ đôn hậu và bình dị 2. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: (11/1980) không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời (12/1980) Mạch cảm xúc: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước => mùa xuân của mỗi con người khát vọng dân hiến Bố cục Khổ 1. Mùa xuân của thiên nhiên Khổ 2. 3. Mùa xuân của đất nước Khổ 4. 5. Ước nguyện của tác giả Khổ 6. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. Tìm hiểu chi tiết : Cảm xúc trước mùa xuân HS thảo luận + Mùa xuân khổ đầu là mùa xuân của thiên nhiên đất trời + Vài nét phát hoạ: Dòng sông xanh nền, bông hoa tím biếc đặc trưng xứ Huế, tiếng chim chiền chiện => không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la, màu sắc tươi thắm, màu xanh, tím; âm thanh vui tươi vang vọng => bức tranh xuân vui tươi phơi phới đầy sức sống. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân ấy được thể hiện trong 2 câu: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng” Có ý kiến cho rằng “Giọt” ở đây là giọt mưa xuân song lại có ý kiến cho đó là giọt âm thanh tiếng chim. ý kiến của em ntn? - HSTL nhóm đôi Đúng là có 2 cách hiểu. C1: Giọt mưa xuân long lanh C2: Giọt âm thanh (nếu gắn vào 2 câu thơ trước) => có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim là âm thanh cảm nhận bằng thính giác chuyển thành “Giọt” có hình khối cảm nhận bằng thính giác, từng giọt ấy có thể “Hứng” được, cảm nhận bằng xúc giác. Hiểu theo cách này âm thanh tiếng chim không loãng ra tan vào không trung mà đọng lại thành dấu ấn mùa xuân sâu sắc trong tâm hồn tác giả => tác giả cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Dù hiểu theo cách nào 2 câu thơ vẫn biểu hiện được niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ và sự trân trọng nâng niu trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. Chuyển: Mùa xuân thật đẹp nhưng Thanh Hải không thể cảm nhận hết được vẻ đẹp đó nếu như ông không có những cảm nhận sâu sắc về con người và đất nước của mình. HS đọc khổ 2. 3. Tác giả đã vẽ ra bức tranh xuân của đất nước ntn? Ta cảm nhận được gì qua bức tranh xuân ấy? + Người cầm súng, người ra đồng => biểu trưng cho 2 lực lượng 2 nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Say sưa, ngây ngất hoà tâm hồn mình vào cảnh vật xung quanh. Niềm tin tưởng mãnh liệt vào con người và đất nước. + Lộc dắt quanh lưng, lộc trải dài => Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hònh ảnh lộc non đã theo mùa xuân về hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. + Nhịp điệu hối hả, hình ảnh so sánh “Đất nước như vì sao ” => Sức sống của mùa xuân, đất nước vào xuân đầy kiêu hãnh bong sáng, vừa mạnh mẽ đạp bằng bất chấp mọi gian lao => thể hiện niềm tin của Thanh Hải về con người và đất nước của mình. * Chuyển: Mùa xuân của thiên nhiên đất nước con người cứ hoà quện xốn xang trong nhà thơ. Quên đi nỗi đau đớn của căn bệnh hiểm nghèo, thơ của ông vẫn bừng lên tình yêu cuộc sống. HS đọc 2 khổ thơ tiếp Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đắc sắc của những hình ảnh ấy là gì? + Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống đất nước được cống hiến phần tốt đẹp dù là rất nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước. + Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. “Ta làm con chim hót - cành hoa - nốt trầm xao xuyến” + Cách cấu tứ lặp đi lặp lại tạo sự đối ứng chặt chẽ. + ý nghĩa: Niềm mong muốn được sống có ích, sống cống hiến cho đời - như là một lẽ tự nhiên (Tự nguyện) giống như con chim mang tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời. So với “Một khúc ca xuân ” của Tố Hữu “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” Tại sao trong muôn ngàn điều ước lớn lao, Thanh Hải lại chỉ nguyện làm một con chim, một nhành hoa, một nốt trầm? (HSKG) Thật tự nhiên Thanh Hải muốn làm một con 2.Ước nguyện trước mùa xuân - Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống đất nước được cống hiến phần tốt đẹp dù là rất nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước. chim, một cành hoa, một nốt trầm. Những điều tưởng như là nhỏ bé ấy lại có ý nghĩa lớn lao vô cùng. Nó làm nên một mùa xuân nho nhỏ, mùa xuân với khát khao được sống hết mình được cống hiến cho cuộc đời. Mùa xuân ấy có lẽ là sự chiêm nghiệm từ chính cuộc đời Thanh Hải. Chẳng nên nghĩ rằng phải nổi tiếng, phải “Lạ ở trên đời” mới là sống có cống hiến. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó dù là rất nhỏ thôi nhưng làm cho cuộc đời thêm đẹp. Dù rằng việc đó làm khi còn thanh xuân hay lúc đã về già “Dù là ”. Dù rằng việc đó phải “lặng lẽ dâng cho đời” âm thầm, chẳng một ai biết đến. Các từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, như một lời nhắn nhủ cho các thế hệ sau về một lối sống. Suy nghĩ của ông thật đẹp. Nó làm sống dậy một con người, làm yên lòng một tâm hồn sắp đi xa và làm Thanh Hải có thể cất thành lời ca tiếng hát trước mùa xuân. Cũng là thể hiện ước nguyện của mình, tại sao khổ này Thanh Hải không viết “Tôi làm...” mà lại “Ta làm...”? (HSKG) Nhân vật trữ tình: Tôi: cảm xúc cá nhân Ta: ước nguyện của nhiều người Mùa xuân nho nhỏ: khát vọng của một thời đại, một thế hệ Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người trong cuộc đời? HS tự bộc lộ Chuyển: Và bài thơ đã kết thúc bằng lời hát xứ Huế tha thiết. GV đọc khổ cuối Điệu hát dân ca “ Câu nam ai, nam bình” đã gợi cho em điều gì? HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết ( 3p) Cảm nhận về giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ? 1 người mới ở tuổi thanh xuân mà đã từ chối mùa xuân Ta có chờ đâu có đợi đâu Được cống hiến cho cuộc đời Tổng kết Nghệ thuật Thể thơ 5 chữ, âm hưởng nhẹ nhàng thiết tha Kết hợp hình ảnh tự nhiên với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng Cấu tứ chặt chẽ Giọng điệu biến đổi linh hoạt phù hợp từng đoạn. Nội dung - Nhân sinh quan: Lối sống đẹp Đem chi xuân đến để thêm sầu (Chế Lan Viên) Một người đã qua lâu lắm rồi tuổi thanh xuân mà vẫn khát khao mùa xuân Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Thiền Sư Mãn Giác) Thanh Hải trên giường bệnh khao khát cống hiến => Khái quát vấn đề: quan niệm về một lối sống đẹp. 4. Củng cố - dặn dò : 1p Học thuộc và pt bài thơ Làm bài tập SGK Chuẩn bị bài: Viếng lăng Bác *Rút kinh nghiệm: ..
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_116_van_ban_mua_xuan_nho_nho_truo.docx