Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118, Bài 22: Liên kết câu, liên kết đoạn văn

docx 2 trang phuong 09/10/2023 830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118, Bài 22: Liên kết câu, liên kết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118, Bài 22: Liên kết câu, liên kết đoạn văn

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118, Bài 22: Liên kết câu, liên kết đoạn văn
Tuần 24-Tiết 118 - Bài 22:	LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
-Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
-Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
Kĩ năng:
-Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
-Sử dụng một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
Thái độ:
Vận dụng tốt một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức liên kết nội dung và liên kết hình thức
h/s đọc đoạn văn sgk/38
? Xác định chủ đề của ĐV?
?CĐ ấy có quan hệ ntn với CĐ chung của VB?
?Chủ đề đó được triển khai bằng mấy câu văn? Câu văn nào thể hiện rõ CĐ của đoạn?
?Xác định nội dung của từng câu
?Nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn?
?Hãy chỉ ra các từ ngữ tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn?
?Từ việc tìm hiểu VD rút ra nhận xét gì?
HS trình bày, nhận xét bổ xung
GV tổng kết.
I – Khái niệm liên kết 1. Ví dụ (SGK)
*Nhận xét:
+Chủ đề của đoạn văn: Sức mạnh kì diệu của VN đối với đời sống con người... Có quan hệ chặt chẽ với chủ đề chung của VB.
+Đoạn văn gồm 3 câu:
-Câu 1: TPNT gắn với thực tại.
-Câu 2: Nghệ sĩ muốn đóng góp phần mới mẻ.
-Câu 3: Cách đóng góp của nghệ sĩ.
à Các câu trong đoạn đều hướng tới chủ đề chung của đoạn , trình tự sắp xếp các câu hợp lí.
+Về dấu hiệu hình thức:
-Các từ ngữ được lặp lại trong các câu: Tác phẩm( câu1) –tác phẩm( câu3)---Phép lặp
-Các từ ngữ cùng trường liên tưởng : TP nghệ thuật(câu1)- nghệ sĩ(câu2)	Phép
liên tưởng
-Các từ ngữ thay thế cho nhau : nghệ sĩ( câu2) –anh( câu3)	Phép thế
-H/s rút ra ghi nhớ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập .
Bài tập SGK trang 44 :	
?Tìm chủ đề chung của VB?
?Tìm chủ đề của từng câu và chỉ ra mối liên hệ với CĐ của VB?
?Phân tích trình tự sắp xếp các câu để chỉ ra tính hợp lí
?Tìm các biện pháp liên kết hình thức giữa các câu trong ĐV?
HS trình bày, nhận xét bổ xung
GV tổng kết.
-Quan hệ từ : nhưng( câu2)	Phép nối
-Các từ đồng nghĩa: cái đã có rồi( câu2)- những vật liệu mượn ở thực tại(câu1)----
Phép đồng nghĩa 2. Kết luận
*Ghi nhớ: (SGK)
II- Luyện tập 1-Bài tập 1:
CĐ: Cần nhanh chóng khắc phục những cái yếu và phát huy tốt những cái mạnh của người VN để đáp ứng nền KT mới.
-Chú đề của từng câu trong đoạn đều phục vụ chủ đề chung và được sắp xếp hợp lí, cụ thể:
+(1) Cái mạnh của con người VN.
+(2)Đánh giá cái mạnh
+(3) Câu chuyển tiếp
+(4) Cái yếu của con người VN
+(5) Kết luận: Cần nhanh chóng khắc phục
.....
-Một số biểu hiện của các biện pháp liên kết hình thức
+Câu 2-câu 1: Bản chất trời phú-thông minh, nhạy bén: phép đồng nghĩa
+Câu 3-câu 2: Nhưng-phép nối
+Câu 4-câu 3: Ấy là-phép nối
+Câu 5-câu 4: Lỗ hổng-phép lặp từ ngữ
+Câu 5-câu 1: thông minh-phép lặp từ ngữ.
2-Bài tập 2:
- Viết đoạn văn có sử dung các phương tiện liên kết chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN.
CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Kể tên các phép liên kết hình thức?
*HD: Học thuộc ghi nhớ. Nắm chắc ND bài học-Hoàn thiện bài tập 2 Chuẩn bị kĩ nội dung tiết Luyện tập.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_118_bai_22_lien_ket_cau_lien_ket.docx