Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 120, Bài 22: Hướng dẫn đọc thêm: Con cò
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 120, Bài 22: Hướng dẫn đọc thêm: Con cò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 120, Bài 22: Hướng dẫn đọc thêm: Con cò
Tuần 24-Tiết 120 - Bài 22: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM Ngày dạy: CON CÒ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: -Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. -Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. Kĩ năng: -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. -Đọc-hiểu văn bản thơ trữ tình. -Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng. Thái độ: Cảm nhận tình mẹ thiêng liêng. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: KT 15 PHÚT 3.Bài mới:*Vào bài: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Đọc- hiểu chú thích: -HD đọc, đọc lại 3 lần bài thơ ?Nêu những nét cơ bản về tác giả và về bài thơ ? ?HCST? Hoạt động 2 Hướng dẫn đọc hiểu VB G/v: Tứ thơ phát triển, càng về sau càng mở rộng và vươn tới tầm khái quát. ?Bài thơ lấy cảm hứng từ đâu và phát triển hình tượng nào trong những câu hát ru? Vì sao hình tượng ấy lại gợi tứ thơ cho thi sĩ và qua hình tượng ấy T/g muốn nói điều gì? HS trình bày, nhận xét GV tổng kết GV liên hệ: Tìm các câu ca dao về hình ảnh con cò? Con cò trong ca dao xưa: (1)Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng (2)Con cò bay lả, bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng I .Đọc -hiểu chú thích: Tác giả: (SGK) Tác phẩm (SGK) Đọc- hiểu văn bản Giá trị nội dung: -Hình tượng bao trùm bài thơ là hình tượng con cò +Đoạn 1:HT con cò được gợi ra TT từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru.... - Con cò là hình ảnh quen thuộc trong ca dao-dân ca và những lời hát ru ngọt ngào, trữ tình. Người mẹ hát ru con bằng tất cả tấm lòng yêu thương, vỗ về, nâng niu đối với đứa con nhỏ +Đoạn 2: HT con cò được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ.... =>con cò gắn bò với con suốt những năm tháng ấu thơ bên chiếc nôi đưa, chăm sóc =>gợi lên vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống thời xưa từ làng quê đến phố xá (3)Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lũng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con =>gợi ta nghĩ đến những người phụ nữ, những người mẹ lam lũ, vất vả nhọc nhằn lao động kiếm sống. ?Em có nhận xét gì về nhịp điệu, giọng điệu và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? cho con từng miếng ăn, giấc ngủ Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh trắng cũ bay theo gút đôi chân => Con cò đồng hành cùng con thời niên thiếu cắp sách đến trường, dắt con những năm tháng đầu đời khi khôn lớn +HT con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con. *Qua HT con cò t/g ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. 2)Giá trị nghệ thuật -Bài thơ sử dụng thể thơ tự do gợi được âm hưởng lời ru . -Giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí -Vận dụng sáng tạo HT con cò trong CD hàm chứa ý nghĩa và giá trị biểu cảm cao. 3) Ý nghĩa văn bản Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: -Nêu ý nghĩa văn bản? *HD: Đọc bài, làm bài tập, chuẩn bị bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_120_bai_22_huong_dan_doc_them_con.docx