Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124, Bài 23: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ

docx 3 trang phuong 09/10/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124, Bài 23: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124, Bài 23: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124, Bài 23: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
Tuần 25-Tiết 124 - Bài 23:	MÙA XUÂN NHO NHỎ
Ngày dạy: .
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
-Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
-Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
Kĩ năng:
-Đọc-hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại.
-Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
-Trình bày, trao đổi và bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân để đóng góp vào cuộc sống.
Thái độ:
Có lẽ sống cao đẹp, luôn cống hiến tuổi trẻ cho đời.
CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Đọc-hiểu chú thích:
-HD đọc, tìm hiểu từ khó
?Từ phần chú thích, em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải?
?Từ phần chú thích, SGK, em hãy cho biết tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm nào? Trong hoàn cảnh nào?
?Đọc bài thơ, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ?
*HĐ2: Đọc-hiểu văn bản:
*Nội dung:
*Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên:
? Em hãy cho biết nội dung chính của khổ thơ thứ nhất?
Đọc- hiểu chú thích:
Đọc-từ khó (SGK) 2.Tác giả:
Thanh Hải (1930-1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
3.Tác phẩm:
Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh-không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
Đọc-hiểu văn bản:
Nội dung:
a. Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên (Khổ thơ đầu):
?Hình ảnh thiên nhiên đất trời được phác hoạ qua những chi tiết nào?
?Em có nhận xét gì về sắc xuân ấy?
?Trước cảnh đất trời vào xuân, nhà thơ có cảm xúc như thế nào?
?Em hiểu “giọt long lanh” và từ “hứng” như thế nào?
*Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
-HS đọc 2 khổ thơ tiếp theo.
?Cho biết nội dung của 2 khổ thơ tiếp theo?
?Tìm những chi tiết miêu tả con người, đất nước vào xuân?
?Từ “lộc” được hiểu như thế nào?
?Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ cuối đoạn?
-GDKNS: Em có đồng cảm với tác giả về mùa xuân đất nước không? Qua đó em suy nghĩ ước muốn gì về quê hương đất nước mình?
-HS đọc hai khổ thơ tiếp theo.
?Cho biết nội dung của 2 khổ thơ này?
?Trước cảnh tưng bừng náo nức vào xuân của thiên nhiên đất nước, nhà thơ ước nguyện điều gì?
?Khổ thơ tiếp theo diễn tả điều gì?
?Qua việc tìm hiểu 2 khổ thơ, chúng ta nhận ra khát vọng, mong muốn điều gì ở nhà thơ?
Trong “ Một khúc ca xuân” Tố Hữu cũng có những ý nghĩ tương tự:
Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
-GDKNS: Khá tvọng sống có ý nghĩa của nhà thơ cho em suy nghĩ gì về bản thân
-“Mọc giữa dòngvang trời” à vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân.
-“Từng giọt long lanhhứng” à cảm xúc say sưa, ngây ngất.
b.Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử (2 khở thơ tiếp theo)
-“Mùa xuânnương mạ” à mùa xuân là mùa ra quân, ra đồng gieo hạt (Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)
-“Đất nướcphía trước”à niềm tin về sức sống vươn lên không ngừng của đất nước vào xuân.
c.Khát vọng sống của nhà thơ (2 khổ thơ tiếp theo):
-“Ta làmxao xuyến”à Ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho mùa xuân đất nước, cho cuộc đời chung.
-“Một mùatóc bạc”à Sự dâng hiến thầm lặng, dù là khi trẻ trung sung sức, dù khi trở về già.
à khát vọng, mong muốn được sống có ý nghĩa.
mình?
?Em hiểu gì về nội dung khổ thơ cuối?
* Nghệ thuật:
?Nhận xét về thể thơ? Giọng thơ? Việc sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ?
*Ý nghĩa văn bản:
?Nêu cảm nhận của em về nội dung ý nghĩa của bài thơ?
*Khổ thơ cuối: tác giả hát câu hát quê hương, hoà chung vào sắc xuân của đất trời, đất nước. Vừa là một kết cấu thúc đầu cuối tương ứng.
Nghệ thuật:
-Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
-Kết hợp hài hoà giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu chất biểu trưng khái quát.
-Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô
-Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Khát vọng sống của nhà thơ?
*HD: Học bài, thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_124_bai_23_van_ban_mua_xuan_nho_n.docx