Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 126, Bài 23: Văn bản: Viếng lăng Bác
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 126, Bài 23: Văn bản: Viếng lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 126, Bài 23: Văn bản: Viếng lăng Bác
Tuần 26-Tiết 126 - Bài 23: VIẾNG LĂNG BÁC Ngày dạy: .. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: -Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác. -Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ. Kĩ năng: -Đọc-hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại. -Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. -Tự nhận thức về vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minhà học tập. Thái độ: Giáo dục h/s ý thức kính trong yêu quý Bác Hồ và học tập tấm gương giản dị của Bác. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:*Vào bài: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *HĐ1: Đọc-hiểu chú thích: -HD đọc, tìm hiểu từ khó ?Từ phần chú thích, em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Viễn Phương? ?Từ phần chú thích, SGK, em hãy cho biết tác phẩm Viếng lăng Bác ra đời năm nào? Trong hoàn cảnh nào? ?Đọc bài thơ, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ? *HĐ2: Đọc-hiểu văn bản: Đọc- hiểu chú thích: Đọc-từ khó (SGK) 2.Tác giả: -Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở tỉnh Ang Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. -Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay cả trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. 3.Tác phẩm: Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này. *Nội dung: -GDKNS: ?Lần đầu tiên ra thăm lăng Bác, tác giả cảm thấy như thế nào? ?Em có cảm nhận gì qua câu thơ đầu tiên” Con ởBác”? ?Cách xưng hô (con, Bác) thề hiện tình cảm gì của tác giả đối với Bác? ?Tại sao tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”? (kìm nén đau thương, nói tránh- khẳng định Bác còn sống mãi) ? Ấn tượng đầu tiên mà tác giả cảm nhận được khi đứng trước lăng Bác là gì? ?Hình ảnh hàng tre vừa thực, vừa tượng trưng cho điều gì? ?Qua đoạn thơ này, chúng ta cảm nhận được tâm trạng gì của nhà thơ? ?Khi vào lăng viếng Bác, cảm xúc của tác giả như thế nào? -GDĐĐHCM: ?Trong câu thơ “ngày ngàyđỏ” và câu “Vẫn biết là mãi mãi” hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ? Hãy phân tích hình ảnh ẩn dụ đó? ?Qua các câu thơ: “Ngày ngàymùa xuân”, “Vẫn biếttrong tim”, em hãy cho biết cùng với dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả cảm nhận được điều gì? ?Cảm xúc của tác giả như thế nào trước khi trở về miền Nam? ?Cảm xúc của tác giả? (Hai cây phong, trong lòng mẹ) ?Trong cảm xúc dâng trào ấy, tác giả ước nguyện điều gì? -(Mùa xuân nho nhỏ: ta làm muốn làm) à Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung Đọc-hiểu văn bản: Nội dung: Cảm xúc trước khi vào lăng Viếng Bác (Khổ thơ đầu): -“Con ởlăng Bác”: câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật, gần gũi, giọng điệu cảm xúc như người con về thăm cha. -“Đã thấythẳng hàng”: hình ảnh hàng tre vừa thực vừa tượng trưng, gợi tả sự giản dị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng thiêng. è Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác. Cảm xúc khi vào trong lăng viếng Bác (2 khổ tiếp theo) -“Ngày. Mặt trờiđỏ”, “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”: hình ảnh ẩn dụ thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người. -“Ngày ngàymùa xuân”, “Vẫn biết Mà sao trong tim!”: Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa. Cảm xúc trước khi ra về (khổ thơ cuối) -“Mai về.mắt”: cảm xúc dâng trào -“Muốn làmchốn này.”à tâm trạng lưu luyến và mong muốn ở ở mãi bên Bác, dâng lên Bác một niềm tôn kính. * Nghệ thuật: ?Nhận xét về thể thơ? Giọng thơ? Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ? *Ý nghĩa văn bản: ?Nêu cảm nhận của em về nội dung ý nghĩa của bài thơ? Nghệ thuật: -Viết theo thể thơ tám ch có đôi chỗ biến thể. Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của nhà thơ. -Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các BPTT ẩn dụ, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật. -Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Nêu ý nghĩa văn bản? *HD: Học bài, thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_126_bai_23_van_ban_vieng_lang_bac.docx