Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 136, Bài 25: Văn bản: Mây và sóng
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 136, Bài 25: Văn bản: Mây và sóng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 136, Bài 25: Văn bản: Mây và sóng
Tuần 28-Tiết 136 - Bài 25: MÂY VÀ SÓNG Ngày dạy: .. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: -Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em giữa những người trên “mây và sóng” -Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. Kĩ năng: -Đọc-hiểu văn bản thơ dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi. -Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. -GDMT: liên hệ mẹ và em bé. Thái độ: Giáo dục ý thức biết yêu quý cha mẹ mình. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *HĐ1: Đọc-hiểu chú thích: -HD đọc, tìm hiểu từ khó ?Từ phần chú thích, em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Ra-bin-đra-nat-Ta-go? Bài thơ được xuất bản năm nào? Âm điệu ra sao? Phương thức biểu đạt chính? *HĐ2: Đọc-hiểu văn bản: *Nội dung: ?Cho biết nội dung câu chuyện trong bài thơ? Mời gọi như thế nàoà a ?Những người sống trên mây, trên sóng đã nói gì với em bé? ?Thế giới của họ có gì hấp dẫn, được thể hiện qua những hình ảnh thơ nào? Đọc- hiểu chú thích: Đọc-từ khó (SGK) 2.Tác giả: Ra-bin-đra-nat-Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học (1913) 3.Tác phẩm: -Bài thơ được xuất bản 1909, là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng. -Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Đọc-hiểu văn bản: Nội dung: a.Lời mời gọi của những người trên mây, trên sóng: -“Bọn tớtrăng bạc”, “Bọn tớnơi nao” àLời mời gọi của thế giới diệu kì, hấp dẫn (rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, với tiếng ca du dương bất tận và được đi khắp nơi này nơi nọ), với tuổi thơ thật khó có thể từ chối. ?Khi mới nghe mây và sóng rủ rê, em bé có muốn đi chơi không? Vì sao có thể biết điều đó? ?Nhưng rồi, em bé đã quyết định điều gì? Câu nói nào chứng minh điều đó? ?Vậy điều gì đã níu giữ em bé? Vậy không đi chơi với những người trên mây và sóng, thì em bé đã tưởng tượng ra trờ chơi khác như thế nào? ?Em có cảm nhận gì về ý nghĩa hai câu thơ cuối? -GDMT: mẹ và thiên nhiên. ?Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm về điều gì nữa? *Nghệ thuật: ?Nhận xét về bố cục của bài thơ? ?Em có nhận xét gì sự sáng tạo hình ảnh thơ của tác giả? *Ý nghĩa văn bản: ?Qua bài thơ, tác giả ca ngợi tình cảm gì? b.Lời từ chối của em bé: -Khi mới được mời, em bé cũng rất muốn đi chơi. Em hỏi “Nhưng làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?” -Em bé đã từ chối cuộc chơi: “Mẹ đang chờ mình ở nhà; Làm saođược; Buổi chiềuđi được” vì một lí do đơn giản và thật dễ thương: tình yêu thương với mẹ. c.Trò chơi sáng tạo của em bé: -“Con là mâyxanh thẳm”; “Con là sóngkì lạ”: Sự hoà hợp tuyệt diệu giữa em bé và thiên nhiên (liên tưởng về những chú tiên đồng, ông tiên trên trời xanh và nàng tiên cá ngoài biển cả) trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẫu tử. -“Con lăn, .chốn nào”: tình cảm gắn bó của em bé với mẹ-cảm nhận của em bé về tình mẫu tử thiêng liêng đầy ý nghĩa. 2.Nghệ thuật: -Có bố cục hai phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. -Sáng tạo nên nhữnghình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực và gợi nhiều liên tưởng. 3.Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. 4.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Nêu ý nghĩa văn bản? *HD: Học bài, thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài Ôn tập về thơ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_136_bai_25_van_ban_may_va_song.docx